4 vụ làm giá kinh điển trên thị trường chứng khoán Việt - Tất cả lãnh đạo đều phải ngồi tù

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Orion, 11/10/19.

Lượt xem : 2,628

  1. Orion

    Orion Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    90
    Giới tính:
    Nam
    4-vu-lam-gia-kinh-dien-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-tat-ca-lanh-dao-deu-phai-ngoi-tu.jpg

    Thao túng giá, làm giá cổ phiếu chưa bao giờ là hành động được nhà đầu tư ủng hộ. Rất nhiều người đã mất tiền và bị lừa chỉ vì tin vào chiêu trò của các "tay to" trên thị trường chứng khoán. Hãy cùng Kakata điểm qua một số thương vụ làm giá nổi tiếng để xem cách đội lái giăng bẫy bắt mồi nhé.


    1. CỔ PHIẾU FTM

    FTM niêm yết trên HOSE vào ngày 6/2/2017 với giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên 16.000 đồng/CP. Trong giai đoạn từ tháng 2-6/2019, FTM đạt mức đỉnh 25.200 đồng/CP, tuy nhiên sau thời điểm này cổ phiếu của Công ty Đức Quân bắt đầu đổ đèo.

    FTM đã trải qua 25 phiên giảm sàn liên tiếp, giảm từ hơn 24.000 đồng/CP vào ngày 14/8 xuống còn khoảng 4.500 đồng/CP hiện nay. Động thái này đã cuốn phăng phần lớn tài sản của các nhà đầu tư khiến không ít nghi vấn về việc cổ phiếu FTM đang bị làm giá.

    4-vu-lam-gia-kinh-dien-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-tat-ca-lanh-dao-deu-phai-ngoi-tu.png
    Những dấu hiệu cho thấy việc làm giá từ chart của FTM.

    Giả thiết này không phải thiếu cơ sở bởi ngày 4/9, đại diện 11 công ty chứng khoán và 1 ngân hàng bị thiệt hại liên quan đến cổ phiếu FTM đã nhóm họp và đưa ra nhận định cổ phiếu này có nhiều dấu hiệu bị thao túng giá bởi cổ đông lớn Lê Mạnh Thường (cựu Chủ tịch HĐQT FTM đã từ nhiệm từ tháng 4/2019).

    Các công ty chứng khoán cho biết các cá nhân mở tài khoản và vay margin đều có địa chỉ cư trú tại Thái Bình và liên quan trực tiếp đến ông Lê Mạnh Thường, cụ thể là người thân, bạn bè, nhân viên, người lao động tại FTM.

    Những người này thừa nhận đều đứng tên hộ tài khoản chứng khoán cho ông Lê Mạnh Thường, khẳng định họ hoàn toàn không biết về các giao dịch đã được thực hiện trên tài khoản mang tên họ được mở tại các công ty chứng khoán.

    Do vậy nhóm công ty chứng khoán bị thiệt hại, các đơn vị này đã yêu cầu ông Lê Mạnh Thường lẫn ông Nguyễn Hoàng Giang (cựu Chủ tịch HĐQT FTM đã từ nhiệm từ ngày 16/9) sắp xếp làm việc và có phương án trả nợ chậm nhất trước ngày 6/9/2019.
    2. CỔ PHIẾU CDO

    Ngày 9/3/2015, cổ phiếu CDO chính thức giao dịch phiên đầu tiên trên sàn HOSE và gây được sự chú ý của nhà đầu tư khi có 4 phiên tăng trần liên tiếp từ khi chào sàn và giao dịch quanh mốc 20.000 đồng/CP. Năm 2016, CDO được giao dịch quanh mức 30.000 đồng/CP.

    Tuy nhiên từ ngày 6/12/2016, CDO ghi nhận chuỗi giảm sàn 34 phiên liên tiếp, thị giá cổ phiếu giảm từ 35.000 đồng/CP xuống 3.090 đồng/CP, tương đương mức giảm 31.910 đồng/CP (khoảng 91%).

    4-vu-lam-gia-kinh-dien-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-tat-ca-lanh-dao-deu-phai-ngoi-tu-2.png Từ 35.000 đồng/cổ phiếu, hiện tại giá CDO là...900 đồng/cổ phiếu !!!

    Song, ngay sau chuỗi ngày rơi tự do, CDO bỗng chốc phục hồi với chuỗi 12 phiên tăng trần liên tiếp, đạt mức giá 6.890 đồng/CP. Động thái tăng sốc, giảm sâu này đã khiến CDO bị nghi ngờ có sự thao túng giá.

    Cuối tháng 11/2017, UBCKNN đã gửi thông báo đến Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM về việc UBCKNN nhận được thông báo của Công an Thành phố Hà Nội. Nội dung về việc khởi tố vụ án hình sự thao túng giá chứng khoán đối với cổ phiếu CDO của CTCP tư vấn Thiết kế và Phát triển đô thị.

    Theo đó, Cơ quan an ninh điều tra – Công an Thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyên Vân Giang- Giám đốc Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội về tội thao túng giá chứng khoán tại CDO.
    3. CỔ PHIẾU KSA

    Tháng 9/2015, Công ty KSA phát hành hơn 67 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ gần 374 tỷ đồng lên hơn 1.000 tỷ đồng. Công ty được UBCKNN cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng trong vòng 90 ngày. Tuy nhiên, không có nhà đầu tư nào mua cổ phiếu KSA.

    Để được công nhận kết quả chào bán thành công và chấp thuận lưu ký, bà Phạm Thị Hinh (Chủ tịch Công ty chứng khoán VSM) đã lập danh sách phân phối hơn 56 triệu cổ phiếu cho 11 cá nhân, công ty – đều là chỗ thân quen, 11 triệu cổ phiếu còn lại, công ty hủy bỏ.

    Bà Hinh ký sổ cổ đông xác nhận số cổ phiếu đã phân phối cho 11 công ty và cá nhân. Ngày 26/11/2015, trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam chấp thuận cho lưu ký số cổ phiếu này.

    4-vu-lam-gia-kinh-dien-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-tat-ca-lanh-dao-deu-phai-ngoi-tu-3.jpg
    Bà Nguyễn Thị Hinh (váy xanh) và lãnh đạo công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận - KSA trước khi bị bắt.
    Tuy nhiên, cổ phiếu KSA tính thanh khoản thấp, không có người mua. Bà Hinh sau đó đã nhờ Nguyễn Anh Tuấn (Trưởng phòng môi giới Công ty chứng khoán Maritime – MSI) thực hiện giao dịch chéo giữa các tài khoản để tăng giá, giữ thị trường cho mã cổ phiếu này.

    Để “thổi giá”, thao túng thị trường, đầu tháng 12/2015, bà Hinh nhờ nhân viên công ty VSM và các cá nhân đứng tên mở 69 tài khoản giao dịch ở nhiều công ty chứng khoán khác nhau. Trong đó, 34 tài khoản (gần 24 triệu cổ phiếu KSA) được giao cho Trần Hồng Ngọc, Nguyễn Trọng Hùng để tự thực hiện việc giao dịch, số tài khoản giao dịch chứng khoán còn lại do bà Hinh và Trần Hồng Ngọc quản lý.

    Sau khi tạo ra các giao dịch ảo, giá cổ phiếu KSA có lúc lên đến 60.000 đồng/cổ phiếu, gần 1.500 nhà đầu tư đã tham gia mua bán. Đến tháng 7/2016, cổ phiếu KSA đồng loạt giảm sàn nên việc giao dịch chéo giữa các tài khoản bị dừng.

    Tháng 3/2019, Công an TP.Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ hình sự đối với bị can Phạm Thị Hinh về tội thao túng thị trường chứng khoán.
    4. CỔ PHIẾU MTM

    Ngày 15/4/2016, 31 triệu cổ phiếu MTM chính thức giao dịch trên UPCOM với giá tham chiếu là 10.500 đồng/cổ phiếu. Ngay trong phiên chào sàn, cổ phiếu MTM tăng kịch trần 40% lên 14.700 đồng/cổ phiếu.

    Tuy nhiên chỉ sau 2 tháng giao dịch, cổ phiếu MTM đã giảm giá tới 80%, chỉ còn 2.600 đồng/cổ phiếu và bị tạm ngưng giao dịch vào ngày 20/6/2016. Nguyên nhân cổ phiếu MTM bị tạm ngưng giao dịch là do HNX nhận thấy MTM có dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh.

    4-vu-lam-gia-kinh-dien-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-tat-ca-lanh-dao-deu-phai-ngoi-tu-4.jpg
    Chủ tịch HĐQT Công ty MTM Trần Hữu Tiệp (áo đen) bị tuyên án chung thân vì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thao túng giá chứng khoán và hàng loạt tội danh khác.

    Tính đến thời điểm vụ án bị phát hiện vào tháng 6/2016, đang có 1.156 người đứng tên sở hữu cổ phiếu “ảo” của doanh nghiệp này. Trong đó, 822 nhà đầu tư đã có đơn đề nghị làm rõ thiệt hại.

    Cơ quan điều tra xác định, Trần Hữu Tiệp (Chủ tịch HĐQT Công ty MTM) và đồng phạm đã gây thiệt hại hơn 56 tỷ đồng cho các nhà đầu tư cổ phiếu MTM, trong đó chiếm đoạt hơn 53 tỷ đồng của các nhà đầu tư.

    Nguồn: nhadautu
    Xem thêm:

    ->> Chỉ cần làm được điều này mỗi ngày anh em sẽ không phải lo lắng về vấn đề tiền bạc nữa
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này