Hệ thống giao dịch nổi tiếng Impulse của tiến sỹ Alexander Elder

Thảo luận trong 'Phân tích theo indicator và các phương pháp khác' bắt đầu bởi tinychau, 3/7/19.

Lượt xem : 9,584

  1. tinychau

    tinychau Cọp săn bò

    Tham gia ngày:
    22/10/18
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    71
    Giới tính:
    Nam
    he-thong-giao-dich-noi-tieng-impulse-cua-tien-sy-alexander-elder-kakata.png

    Như các bạn đã biết, tiến sỹ Alexander Elder là tác giả của hai quyển sách gối đầu giường của các trader "Trading for a Living" (có sách tiếng Việt) và "Come into my Trading Room". tiến sỹ Alexander Elder cũng nổi tiếng nhờ hai hệ thống giao dịch huyền thoại trên thị trường "Triple Screen Trading" và "the Impulse System". Hai hệ thống này đều được trình bày chi tiết trong cuốn "Trading for a Living".

    Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu sơ qua về hệ thống giao dịch nổi tiếng Impulse của tiến sỹ Alexander Elder. Đây là một hệ thống tốt, tôi nghĩ nó phù hợ với anh em nào chưa có hệ thống giao dịch cho riêng mình hoặc trader mới vào nghề chưa hiểu nhiều về bản chất thị trường thì có thể dựa theo hệ thống được thiết kế sẵn này mà tuân thủ theo các quy tắc trong đó.

    Điểm mạnh của hệ thống Impulse là được sáng tạo bởi người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm, được chứng minh là hiệu quả và không cần phải lăn tăn đắn đo cho những lần thử - sai để tìm ra quy tắc vào lệnh đúng nữa.

    Để chia sẻ cho anh em được biết về hệ thống này, tôi sẽ dựa vào bài viết trên trang này tradingsetupsreview để dịch lại cho mọi người. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống này cũng như các hệ thống khác của tiến sỹ Elder anh em có thể tìm đọc hai quyển mà tôi đã đề cập ở trên nhé.

    NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG HỆ THỐNG IMPLUSE

    Impluse có nghĩa là đẩy, tức là hệ thống đẩy, ý tưởng là tìm kiếm lực đẩy từ thị trường để nương theo đó mà vào lệnh. Lực đẩy sẽ được thể hiện qua các mẫu hình của MACD.

    Cụ thể hơn, hệ thống này là sự kết hợp giữa EMA (đóng vai trò chỉ xu hướng) và MACD (đóng vai trò xác định động lượng của xu hướng đó). Khi hai indicator này cùng củng cố cho một xu hướng thì lúc đó nó cho một tín hiểu "đẩy" để vào lệnh.

    Tiến sỹ Elder khuyên chúng ta sử dụng hệ thống này cho khung thời gian cao, càng cao càng tốt.

    HỆ THỐNG IMPULSE

    Cái hay của hệ thống này là tác giả đã gộp các quy tắc Buy / Sell lại thành một màu cụ thể để trader nhìn vào không bị rối mắt và có thể quyết định ngay.

    Quy tắc BUY

    + Đường EMA 13 kỳ dốc lên chỉ xu hướng tăng

    + Histogram MACD tăng

    Lúc này nếu hai điều kiện này thỏa, nến sẽ có màu xanh lá cây.

    Quy tắc SELL

    + Đường EMA 13 kỳ dốc xuống chỉ xu hướng giảm.

    + Histogram MACD giảm.

    Lúc này nếu hai điều kiện này thỏa, nến sẽ có màu đỏ.

    Nếu giá hiện tại đều không thỏa hai quy tắc này, nến sẽ có màu xanh lá cây, tức là chúng ta không Buy / Sell gì cả.

    VÍ DỤ HỆ THỐNG IMPULSE

    Nghe xanh đỏ có vẻ mông lung nhỉ, sau đây tôi sẽ cho các bạn một ví dụ nhìn vào là có thể hiểu ngay.

    he-thong-giao-dich-noi-tieng-impulse-cua-tien-sy-alexander-elder-kakata-1.png

    Ở đây, những cây nến này đã được tô 3 màu xanh nước biển, xanh lá cây và màu đỏ. Mỗi màu sẽ có một nhiệm vụ riêng của nó.

    Như tôi đã đề cập phần trên, phần này nói lại thôi:

    + Nến xanh lá cây là nến có lực đẩy lên (vì EMA tăng, MACD cũng tăng) cho tín hiệu BUY.

    + Nến đỏ là nến cho lực đẩy xuống (vì EMA giảm, MACD cũng giảm) cho tín hiệu SELL.

    + Còn nến xanh nước biển mang hàm ý là EMA và MACD đang trái chiều, lực đi của giá lúc này không rõ ràng, do đó không vào lệnh.

    Một câu đặt ra là không lẽ cứ xanh lá cây là BUY, đỏ là SELL sao?

    Không phải máy móc như vậy, bạn phải nhìn xu hướng tổng thể. Như trong ví dụ trên, xu hướng đang tăng, thì chúng ta sẽ ưu tiên lệnh BUY, tức là BUY ở những cây nến xanh lá cây.

    Để lệnh BUY được tối ưu chúng ta phải biết chọn thời điểm BUY tốt nhất cái mà hệ thống không nói. Cụ thể ở đây là chúng ta sẽ chờ cho hết cây nến đỏ và xuất hiện một cây nến xanh lá cây tăng lại, đây chính là tín hiệu đẹp nhất cho lệnh BUY.

    Thế mới nói, không có hệ thống chén thánh là như vậy, tức là nó chỉ cung cấp thông tin cho chúng ta, việc còn lại là chúng ta phải biết chọn lọc và linh động.

    TRƯỜNG HỢP HỆ THỐNG IMPULSE KHÔNG HIỆU QUẢ

    Tôi vừa mới nói rồi đấy, hệ thống Impulse không phải là chén thánh, có lúc nó sẽ cho tín hiệu sai, đây là trường hợp cần đến sự linh hoạt của trader.

    he-thong-giao-dich-noi-tieng-impulse-cua-tien-sy-alexander-elder-kakata-2.png

    Ở đây hoàn toàn chúng không BUY được, cũng chẳng Sell được.

    Thứ nhất là có mô hình 3 đỉnh cho tín hiệu Sell rất mạnh. Nhưng khi giá di chuyển đến đường viền cổ, nến lại chuyển sang màu xanh nước biển cho thấy EMA và MACD không đồng thuận với nhau, lực giảm đã yếu đi, có thể mô hình này không hoạt động nữa.

    Nếu ta vào lệnh ngay cây nến đỏ, thì sẽ bị hit stoploss.

    Lưu ý, để thuận tiện cho việc phân tích, tôi đã đính kèm indicator Alexander Elder Impulse cho nền tảng Amibroker bên dưới bài viết. Anh em tải về dùng nhé. Happy trading!

    Nguồn: TSR

    Xem thêm:

    >> Hệ thống giao dịch chứng khoán ba khung thời gian của tiến sỹ Alexander Elder
     

    Các file đính kèm:

  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Lịch sử giao dịch: Goichi Hosoda và hệ thống giao dịch Ichimoku Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 30/11/19
    Hệ thống giao dịch theo Pinbar mà mọi nhà đầu tư cần phải biết Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 3/6/19
    Hệ thống chơi chứng khoán với System con rùa huyền thoại của Richard Donchian Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 26/4/19
    Hệ thống giao dịch bắt đỉnh đáy với bộ đôi nổi tiếng RSI - ADX có sức mạnh kinh khủng như thế nào ? Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 26/4/19
    Hệ thống giao dịch chứng khoán ba khung thời gian của tiến sỹ Alexander Elder Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 12/4/19

  3. Bạn cho mình hỏi là file code chỉ xem chứ ko Scan được đúng không bạn.
     
  4. tinychau

    tinychau Cọp săn bò

    Tham gia ngày:
    22/10/18
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    71
    Giới tính:
    Nam
    Đúng rồi bác, không có scan vì đây là indicator để theo dõi diễn biến chứ không phải phát tín hiệu
     
  5. cảm ơn bạn.
     
  6. do hien

    do hien Guest

    cho mình hỏi làm sao để dụng cho intraday, vì code của bạn chỉ dùng khung daily trở lên.
     
  7. Bạn cho hỏi trong code này cái chỗ thể hiện EMA 13 ở đâu nhỉ? THank bạn
     

Lượt bình luận : 5

Chia sẻ trang này