$PHR $RTB $GVR $DPR $DRI $BRR Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2022 ước đạt 3,31 tỷ USD, sản lượng 2,14 triệu tấn, tăng 2,16% so với năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất cao su không những không tăng trưởng mà còn đi lùi. Những nguyên nhân khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp cao su sụt giảm trong năm 2022 tới từ: Giá cao su tự nhiên đã liên tục giảm mạnh theo đà giảm của giá dầu. Chính sách Zero-Covid của Trung Quốc đã thắt chặt nhu cầu nhập khẩu cao su từ Việt Nam trong bối cảnh đây là thị trường chính, luôn chiếm tới 75-80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Sự biến động về tỷ giá, trong bối cảnh đồng USD biến động trong khi giá mủ cao su lại xuống thấp trong mấy tháng cuối năm, khiến cho mối tương quan giá thành sản xuất cao su và giá bán mất cân đối, chi phí tài chính của phần lớn các doanh nghiệp cao su đều tăng lên đáng kể do lỗ chênh lệch tỷ giá, bào mòn KQKD. Tuy nhiên vẫn có những điểm sáng tới từ ngành cao su như: Cao su Tân Biên (RTB) ghi nhận sản lượng tiêu thụ vượt 46,8% kế hoạch, doanh thu 2022 tăng 5,2% svck. Cao su Phước Hòa (PHR) ghi nhận LN ròng tăng mạnh 85,6% svck nhờ ghi nhận khoản thu nhập bất thường 698 tỷ đồng từ tiền đền bù dự án VSIP III. PHR cũng đã quyết định tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 40%, tương ứng 4.000đ/cp Mở TK tại NHSV ngay bây giờ để trải nghiệm những tiện ích, hưởng ưu đãi tối ưu nhất trên TTCK và chiếm lĩnh kịp thời cơ hội đầu tư cổ phiếu Đăng ký mở tài khoản chứng khoán tại NHSV để nhận ưu đãi: forms.gle/NnWDitrb4r6aaLEE8 ___________ Liên hệ hoặc inbox để được hỗ trợ tốt nhất Mr. Đạt: 0982 199 863 Zalo: https://zalo.me/g/ywndfs440