Lạm phát tác động như thế nào đến thị trường chứng khoán?

Thảo luận trong 'Tin tức kinh tế - xã hội' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 10/11/18.

Lượt xem : 1,735

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Moderator

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    lam-phat-tac-dong-den-thi-truong-chung-khoan-nhu-the-nao-1.png
    Thị trường chứng khoán là một thị trường đầy nhạy cảm. Trên thực tế mỗi một biến động của tình hình kinh tế, chính trị trong nước lẫn ngoài nước đều có ảnh hưởng đến thị trường này. Trong đó lạm phát có thể được xem là mối đe dọa đối với thị trường chứng khoán.


    lam-phat-tac-dong-den-thi-truong-chung-khoan-nhu-the-nao-4.png

    Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, đồng thời giá cả của hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ tăng lên đồng loạt.

    Lạm phát có những đặc trưng sau:

    - Hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thông dẫn đến đồng tiền bị mất giá.

    - Mức giá cả chung tăng lên.

    Ví dụ: Bạn đến cửa hàng mua gói kẹo có giá 1đ. Sau một năm bạn quay lại cửa hàng này mua đúng loại kẹo này. Lần này gói kẹo có giá 1,02đ. Lạm phát đã làm gói kẹo tăng 2% -> Lạm phát làm tăng giá hàng hóa và cũng làm cho giá trị hay sức mua của tiền giảm đi: 1đ của bạn bây giờ có giá trị ít hơn so với 1 năm trước.


    Lạm phát tác động đến thị trường chứng khoán thông qua các cơ chế sau:


    1. Tác động đến tình hình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp

    lam-phat-tac-dong-den-thi-truong-chung-khoan-nhu-the-nao-2.png

    Như đã nói lạm phát làm mức giá cả chung của thị trường đồng loạt tăng lên. Vì vậy dẫn đến chi phí đầu vào để doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đó cũng tăng lên.

    Trong đó lãi suất vay vốn là một chi phí đầu vào quan trọng của doanh nghiệp. Vì thực chất lãi suất là chi phí mà một người phải trả cho việc sử dụng "tiền" của người khác.

    "Tiền" ở đây có hai nguồn:

    - Tiền huy động của các ngân hàng -> Ta có lãi suất huy động, là chi phí mà ngân hàng phải trả cho việc sử dụng tiền của người gửi tiết kiệm.

    - Tiền cho vay của các ngân hàng -> Ta có lãi suất cho vay, là chi phí mà người vay phải trả cho việc sử dụng tiền từ ngân hàng.

    - Còn nếu bạn vay từ một nguồn khác không phải ngân hàng thì lãi suất là chi phí sử dụng "tiền" mà người vay nợ phải trả cho người cho vay.

    Như vậy "tiền" ở đây được coi là hàng hóa và lãi suất là giá cả. Lạm phát xảy ra thì giá để sử dụng tiền (hay còn gọi là vốn) của người khác cũng phải tăng lên để phù hợp với mặt bằng tăng giá chung của các loại hàng hóa, dịch vụ khác trên thị trường. Cho nên khi đó các ngân hàng sẽ tăng lãi suất cho vay và chính vì thế kéo theo lãi suất huy động cũng phải tăng.

    Mà ta đã biết bất cứ một doanh nghiệp nào dù ít hay nhiều thì cũng phải vay vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nên khi đó doanh nghiệp phải chịu chi phí lãi vay tăng lên. Song song đó, các yếu tố đầu vào khác như nguyên vật liệu, vận chuyển... cũng tăng giá. Hai yếu tố trên dẫn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng cao, doanh nghiệp buộc phải tăng giá thành của các sản phẩm, dịch vụ để đảm bảo hoạt động kinh doanh có lợi nhuận.

    Nhưng khi giá bán tăng cao thì sức mua của người tiêu dùng cho sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp bị yếu đi. Do đó lợi nhuận hiện tại của doanh nghiệp sụt giảm và kéo theo lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp trong tương lai bị đánh giá thấp.

    Kết quả là giá cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ bị sụt giảm ở các cấp độ khác nhau như sau:

    - Giai đoạn lạm phát tăng dần lên thì xu hướng giảm giá của cổ phiếu diễn ra càng nhanh.

    - Giai đoạn lạm phát tăng quá cao, khó kiểm soát và nhà nước thực hiện chính sách tài khóa - tiền tệ thắt chặt (tức tăng lãi suất, giảm cung tiền, tăng thuế, giảm chi tiêu để kềm hãm lạm phát) thì diễn tiến giảm của cổ phiếu càng nghiêm trọng hơn vì lúc này nguồn vốn lưu thông trên thị trường đang bị hạn chế nên sẽ làm cho thanh khoản co hẹp rất nhiều.

    Ở chiều hướng ngược lại, khi doanh nghiệp nhận thấy lãi suất vay trở nên đắt hơn, thu nhập phải bỏ ra để phục vụ cho khoản nợ vay quá nhiều khiến họ không muốn đi vay. Và như vậy để duy trì hoạt động, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh của mình lại. Hậu quả là doanh thu, lợi nhuận theo đó cũng giảm sút. Khi đó giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng giảm theo.

    Đến lúc đó trên thị trường chứng khoán có một lượng lớn các doanh nghiệp niêm yết bị suy giảm thì chắc chắn thị trường cũng sẽ giảm điểm theo. Ta nói lạm phát ảnh hưởng đến chứng khoán của doanh nghiệp nói riêng và cả thị trường chứng khoán trong nước nói chung. Đây chính là tác động gián tiếp của lạm phát lên thị trường chứng khoán thông qua việc tác động đến tình hình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp.

    2. Tác động đến tâm lý và hành vi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

    lam-phat-tac-dong-den-thi-truong-chung-khoan-nhu-the-nao-3.png

    Nhà đầu tư (cả trong nước lẫn nước ngoài) khi có quyết định đầu tư thì chủ yếu họ dựa vào kỳ vọng và dự báo về tương lai. Hiển nhiên họ nhận thấy lạm phát là không tốt bởi vì nó phản ánh sự suy giảm của nền kinh tế. Lạm phát càng kéo dài và tăng lên càng làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường, họ trở nên bi quan hơn và cố gắng giảm tỷ trọng danh mục đầu tư của mình.

    Càng nguy hiểm hơn nữa khi mà Nhà nước không có một chính sách hiệu quả để kiềm chế tình hình lạm phát phi mã. Lúc này nhà đầu tư đánh mất hẳn niềm tin vào khả năng tăng trưởng kinh tế cũng như sự hồi phục của thị trường chứng khoán. Đây không phải là nơi tin cậy để họ đổ vốn của mình vào đó. Họ đồng loạt bán tháo cổ phiếu để thu hồi vốn. Kết quả là lượng cung cổ phiếu vượt quá cao so với cầu cổ phiếu và thanh khoản của thị trường ở tình trạng kém nghiêm trọng. Trong khi đó ở các kênh đầu tư khác thì lại hấp dẫn hơn như: lãi suất gửi tiết kiệm đang tăng lên, hoặc đầu tư vào vàng được xem là an toàn khi kinh tế bất ổn -> dòng tiền đầu tư đổ vào các kênh này. Thêm vào đó là chắc chắn từ trước nhà đầu tư ngoại đã nhanh rút vốn chuyển sang thị trường có tiềm năng hơn, tốt hơn. Và ta chứng kiến thị trường chứng khoán lao dốc nhanh chóng.

    Tổng kết:

    Bài viết chỉ đưa ra một kịch bản hoàn chỉnh để các bạn hình dung được diễn biến của thị trường chứng khoán khi lạm phát xảy ra. Bất kỳ nền kinh tế nào ngay cả cường quốc kinh tế lớn cũng phải có lạm phát xảy ra và nó đều được khống chế bằng các chính sách tài khóa, tiền tệ riêng tùy vào tình hình kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Một cách mà các nhà đầu tư có thể dự đoán lạm phát là phân tích thị trường và giá cả hàng hóa để có thể quản trị rủi ro khoản đầu tư của mình.

    Xem thêm:

    >> Việc thay đổi tỷ giá tác động như thế nào đến thị trường chứng khoán
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Năm 2019, mục tiêu lạm phát kiểm soát ở mức 4% liệu có khả thi? Tin tức kinh tế - xã hội 13/12/18
    Những nguyên nhân làm chỉ số giá năm 2018 tăng cao hơn năm 2017 Tin tức kinh tế - xã hội 1/1/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này