So Sánh Việc Hạ Lãi Suất Của 2007 Và 2024

Thảo luận trong 'Phân tích kinh tế vĩ mô cho Forex và chứng khoán' bắt đầu bởi Nguyễn Phạm Gia Huy, 29/8/24.

Lượt xem : 407

  1. Nguyễn Phạm Gia Huy

    Nguyễn Phạm Gia Huy Member

    Tham gia ngày:
    29/8/24
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    3
    Giới tính:
    Nam

    So Sánh Việc Hạ Lãi Suất Của 2007 Và 2024


    Xin chào mọi người mình là Huy, em làm một bài nghiên cứu vĩ mô ngắn về so sánh hạ lãi suất của 2007 và 2024 có gì khác biệt.

    1. Cuộc khủng hoảng 2007

    Cuộc khủng hoảng 2007 đã gây thu nhập người dân Mỹ giảm đáng kể và hàng triệu người mất việc. Điều này làm cho người dân không thể chi trả ở mức lãi suất cao, bị thu hồi tài sản, hoặc thậm chí mất nhà do bị tịch thu tài sản thế chấp. Chúng ta hiểu rằng đầu tư là thành phần quan trọng trong việc tăng trưởng GDP, nhưng việc đầu tư trong quãng thời gian 2006-2010 đã sụp đổ nặng nề.

    Điều này là do bong bóng giá nhà đất và chỉ số chứng khoán tăng dữ dội và đến mức nhu cầu suy về bất động sản suy kiệt thì lúc đó lãi suất đã lên tới 5.25% vào năm 2006 song song việc tỷ lệ tiết kiệm cá nhân ở mức thấp.

    Cuối cùng, tốc độ tăng giá nhà chậm lại và bắt đầu lao dốc. Khi mà giá trị tài sản của họ giảm đi thì mọi người bất ngờ nhận ra mình đang gặp khó khăn do phải chi trả lãi suất cao và bắt đầu cắt giảm mạnh chi tiêu tiêu dùng. Các nhà đầu tư đã mua bất động sản với giá cao để bán thì họ mắc kẹt khi những giá trị thật sự của căn hộ thấp hơn khoản nợ mà họ đã vay.

    upload_2024-8-29_16-40-32.png
    Hình 1: Tỷ lệ thất nghiệp từ 1970- 2010

    Tỷ lệ thất nghiệp của năm 2007 là 4.7% và 2024 là 4,3% vào cùng tháng 7, và nó chênh lệch không đáng kể. Hơn nữa vào năm 2007, đã có tận 3 ngân hàng phá sản, và con số tăng hơn 465 ngân hàng vào năm 2009, và thị trường lao động yếu đột ngột.


    upload_2024-8-29_16-40-53.png
    Hình 2: Tỷ lệ thất nghiệp 2005-2024

    Tuy nhiên, khi mà kinh tế Mỹ suy giảm thì ngành bất động sản đã suy giảm theo. Nhưng theo dự báo thống kê quy mô thị trường của ngành xây dựng Hoa Kỳ được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới. Nhìn chung, ngành xây dựng sẽ có xu hướng tăng tiếp tục trong những năm vừa qua và hứa hẹn trong những năm tới, ngoại trừ những năm sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 vì do sự sụp đổ của bong bóng. Việc FED giảm lãi suất sẽ tạo tiền đề cho năm 2025 doanh số bán nhà mạnh mẽ hơn nếu lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm, yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất thế chấp, cũng giảm. Theo như tờ báo Real Estate của Mỹ thì đến năm 2025 đến năm 2029, giá nhà được dự đoán sẽ tăng dần dần, ước tính tăng khoảng 17% so với mức năm 2024.

    upload_2024-8-29_16-41-19.png
    Hình 3: chi tiêu xây dựng phi dân cư mới tại Hoa Kỳ từ 2005 đến 2028

    Chính vì thế, cần phân biệt hai trường hợp hoàn toàn khác nhau về bản chất: một là Fed hành động theo lộ trình, khi đã đạt được một số mục tiêu như lạm phát chẳng hạn, thì sẽ bắt đầu giảm lãi suất. Thứ hai, Cục Dự trữ Liên bang chỉ can thiệp khi nền kinh tế đang trong tình trạng khủng hoảng hoặc suy thoái (hình 4).

    Cho nên không phải cứ thấy Fed giảm lãi suất là nghĩ ngay đến việc kinh tế yếu, cần hỗ trợ. Nếu kinh tế ổn, chỉ là tăng trưởng chậm lại thì việc giảm lãi suất hầu như rất ít có tác động ngay. Việc hạ lãi suất có những điểm tích cực mà ai cũng thấy ngay được là làm cho đồng dollar yếu đi, thúc đẩy dòng tiền rời khỏi những kênh quá an toàn để chuyển dịch sang kênh đầu tư mạo hiểm hơn như cổ phiếu. Nền kinh tế Việt nam là nền kinh tế có độ mở cao khi mà nắm giữ dự trữ ngoại hối đồng đô hơn 100 tỷ đô. Do đó, những tác động từ kinh tế thế giới, đặc biệt là Mỹ luôn làm ảnh hưởng đến chúng ta. Rõ ràng, khi lãi suất hạ cũng sẽ làm cho áp lực lên chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước giảm đi đáng kể, từ đó dễ dàng thực hiện việc hạ lãi suất, hoặc cung tiền. Với tình hình kinh tế xã hội ổn định, lạm phát luôn được kiểm soát tốt, cộng với yếu tố nâng hạng thị trường, khả năng rất cao việc Fed hạ lãi suất lần này sẽ không gây hiệu ứng xấu cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

    upload_2024-8-29_16-41-40.png
    Hình 4: lãi suất ngắn hạn từ 2006 đến 2011

    Hơn nữa, theo lý thuyết kinh tế hiện đại, nếu GDP (Mỹ) suy giảm 2 quý liên tiếp thì đó là dấu hiệu suy thoái như năm 2007 và 2008 (hình 6). Trong thực tế thì GDP đã tăng với tốc độ là 2.8% trong quý 2/2024 và 1.4% trong quý 1.

    upload_2024-8-29_16-41-56.png
    Hình 5: GDP thực từ năm 2020 đến 2024

    upload_2024-8-29_16-42-36.png
    Hình 6: GDP thực của năm 2007 đến quý 3 2008.

    Gia Huy
    Zalo/SĐT: 093862893
     

    Các file đính kèm:

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này