Thanh Giá No Demand - Chìa Khóa Dự Báo Đảo Chiều Xu Hướng

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi AnPham213, 29/8/24.

Lượt xem : 181

  1. AnPham213

    AnPham213 Member

    Tham gia ngày:
    20/10/22
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    17
    Giới tính:
    Nam
    Thanh Giá No Demand - Chìa Khóa Dự Báo Đảo Chiều Xu Hướng

    Xin chào anh chị em, em là An. Trong hành trình đi qua chuỗi series về các thanh giá VSA, chúng ta đã đi qua hết các thanh giá cho thấy dấu hiệu của sức mạnh - SOS (Sign of strength). Tiếp theo anh chị em hãy cùng em An đi vào tìm hiểu chuỗi series về dấu hiệu của sự suy yếu - SOW (Sign of Weakness). Mở bài cho SOS bar nói chung thì em An có viết về thanh giá Test for supply/No supply là một trong những chủ đề "siêu hót", điển hình câu “cạn cung chưa An?” là câu mà em nhận được nhiều nhất từ anh chị em :D nghe câu này là em biết anh chị em đã sắn tay áo múc rồi, hỏi em thì chỉ để có thêm cớ thôi :rolleyes:. Ở bên kia chiến tuyến đối trọng Test for supply/no supply có thể nói đó chính là no demand. Không dài dòng hơn nữa anh chị em hãy cùng em An đi vào tìm hiểu thanh giá này nhé.

    [​IMG]

    Đầu tiên, hãy nói đến khái niệm thanh giá này thì vẫn như các thanh giá trước em An sẽ luôn giới thiệu qua 4 yếu tố cơ bản cấu tạo nên toàn bộ lý thuyết liên quan đến các thanh giá VSA. Anh chị em hãy đi vào phần cấu tạo nhé.

    1. Cấu tạo thanh giá test for supply là gì?

    [​IMG]


    Dựa trên 4 yếu tố trên thì thanh giá No demand sẽ gồm 4 đặc điểm như sau:

    #1: Khối lượng thanh giá rất nhỏ, và nhỏ hơn hai thanh giá trước đó

    #2: Biên độ thanh giá nhỏ, nến xanh

    #3: Nó là một thanh giá tăng tức giá đóng cửa cao hơn giá đóng cửa của thanh giá trước đó, giá đóng cửa có thể mở mức cao nhất, gần cao nhất hoặc ở mức giữa thanh giá

    #4: Vị trí và bối cảnh hình thành của thanh giá:
    • Thường xuất hiện trong một xu hướng downtrend, cuối của một giai đoạn phân phối của Smart money (phase C,D)

    • Xuất hiện trong một đoạn hồi ngắn hạn (tăng tạm thời) trong xu hướng giảm - pullback trong downtrend

    • Test trong khu vực có cầu lớn trước đó

    • Vùng tái phân phối hay phase E của một một phân phối lớn

    • Cuối giai đoạn hình thành của các mẫu hình hay còn gọi là phần bên phải của mẫu hình như: đỉnh thứ 2 của mẫu hình 2 đỉnh, vai bên phải của mẫu hình Vai đầu vai (hay còn có tên khác là 3 pho tượng phật),...

    • Gần các mức kháng cự, nơi mà vùng cầu xuất hiện trước đó,...

    2. Kết quả của testing thành công là gì?

    Hiểu được “test cung” (test for supply/no supply) thì anh chị em cũng dễ dàng suy ngược lại cho No demand - “test cầu”. Khi test cầu xuất hiện 4 đặc điểm như trên thì tức test cầu đã thành công rồi đó anh chị em và đó cũng là lúc thị trường/cổ phiếu đã sẵn sàng cho việc tiếp tục xu hướng giảm.

    3. Mục đích và tâm lý phía sau thanh giá này là gì?

    Thanh giá này là một thanh giá mà Smart money dùng để test lại xem lượng cầu đã hết chưa trước khi họ đẩy giá xuống để kết thúc giai đoạn phân phối. Như vậy có thể hiểu rằng thanh giá nằm trong giai đoạn chuyển giao giữa giai đoạn phân phối (GD3) và chuẩn bị bước qua giai đoạn đẩy giá xuống (GD4) - Xem hình bên dưới. Kết thúc 1 chu kì của một cổ phiếu/thị trường và lụm lúa Có thể đây là giai đoạn khá là căng thẳng nhưng sung sướng của Smart money nè anh chị em. :cool::cool:
    [​IMG]

    Việc kiểm định này sẽ thường cho ra hai kịch bản sau:

    Kịch bản số #1: Kịch bản xấu là Khối lượng thanh giá kiểm định lớn - chứng tỏ áp lực mua vẫn còn mạnh, buộc phải hoãn chiến dịch đẩy giá xuống lại, có thể giá sẽ được đẩy lên cao hơn sau đó.

    Kịch bản số #2: Kịch bản đẹp đó là khối lượng vẫn ở mức thấp -> Kết luận được là lượng cầu hầu như đã không còn và sẵn sàng chuyển sang giai đoạn đẩy giá xuống.

    4. Lưu ý khi đánh giá phân tích thanh giá này

    • Không tìm kiếm riêng lẻ từng thanh no demand, mà phải nhìn một bức tranh toàn cảnh của cấu trúc giá

    • Việc test thường sẽ đi thành từng chùm nền chứ không nhất thiết là một thanh giá riêng lẻ, càng test khối lượng càng giảm là lý tưởng.

    • Không phải cứ thấy no demand là giá sẽ giảm sau đó nhé anh chị em, cần tìm kiếm thêm các dấu hiệu suy yếu trước hoặc sau đó, nếu trước đó giá đã chạm đỉnh (kháng cự mạnh tuần, tháng hoặc năm) và xuất hiện thêm các thanh giá: upthrust, pseudo Upthrust, giá đánh sốc (tăng mạnh giảm mạnh - sàn trần), xuất hiện thanh giá tăng biên độ hẹp với khối lượng giao dịch lớn,... Thì xác suất rất cao là giá sẽ giảm sau đó.
    Tiếp theo anh chị em hãy cùng em An đi vào các ví dụ nhé.

    Ví dụ về CP NKG: An chị em đọc theo số thứ tự em đánh nhé từ [1] -> [4], sau này phân tích cũng cứ đi theo thứ tự như thế. Xu hướng đầu tiên, rồi đến xác định xem các mẫu hình phân phối rồi đến các thanh giá.

    [​IMG]


    Ví dụ về CP HPG: Ở ví dụ này giá nằm trong một giai đoạn xu hướng giảm dài hạn của cổ phiếu HPG, khi giá break down qua một vùng giá đi ngang thì sau đó giá sẽ bật tăng trở lại để kiểm định vùng flipping zone với các thanh nến biên hẹp dần và khối lượng nhỏ dần biểu thị răng phe mua cảm thấy giá này không đủ hấp dẫn để mua vào, kết quả là giá giảm tiếp sau đó.

    [​IMG]


    Bài viết tới đây là kết thúc. Bài này tương đối ngắn nhưng em nghĩ nó đã lột tả được phần lớn thanh giá no demand, nếu anh chị em còn điều gì thắc mắc về thanh giá này, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ với em ở phần thông tin liên lạc bên dưới. Chúc anh chị em đầu tư tự tin và bản lĩnh. :D:D

    -----------------------------------------------------------------------
    Thông tin liên hệ
    An Pham|Trend Following
    0326.017.170
    Group zalo cộng đồng: https://zalo.me/g/edmigk069
    -----------------------------------------------------------------------
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này