Chiến lược kết hợp các chỉ báo động lượng với phương pháp Cung - Cầu

Thảo luận trong 'Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng' bắt đầu bởi tinychau, 1/3/19.

Lượt xem : 4,617

  1. tinychau

    tinychau Cọp săn bò

    Tham gia ngày:
    22/10/18
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    70
    Giới tính:
    Nam
    chien-luoc-ket-hop-cac-chi-bao-dong-luong-voi-phuong-phap-cung-cau-kakata.png

    Các chỉ báo động lượng (momentum indicator) là một trong những công cụ của những nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật dùng để đo lường sức mạnh và hướng đi của xu hướng thị trường.


    Nhờ biết được sức mạnh đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc nên mua thêm (nếu xu hướng đang mạnh) hay bán ra bớt (xu hướng đang yếu dần).

    Phương pháp Cung - cầu thì giúp cho chúng ta biết những vùng giá sẽ phản ứng (breakout hoặc quay đầu đảo chiều). Nếu có thể nhận ra trước những vùng khiến giá phải dừng lại, chúng ta có thể dễ dàng tránh được những sai lầm mua khi giá quay đầu giảm xuống hoặc bán khi giá tăng mạnh.

    Từ ý tưởng của hai công cụ này, chúng ta sẽ kết hợp lại với nhau để tạo thành một chiến lược giao dịch ngắn hạn hoặc thậm chí là lướt sóng T+ một cách hiệu quả.

    CÔNG CỤ CHỈ BÁO ĐỘNG LƯỢNG LÀ GÌ? CÓ ƯU ĐIỂM GÌ?

    Một số công cụ chỉ báo động lượng rất quen thuộc mà hầu như ai cũng biết như RSI, Stochastic Oscillator, MACD,...

    Mỗi công cụ sẽ có một lợi thế và cách sử dụng riêng, trong bài viết này, tôi sẽ lấy RSI để kết hợp với vùng Cung - vùng Cầu nhằm xây dựng chiến lược tốt.

    RSI vượt trội hơn những công cụ khác ở chỗ chúng ta có thể vẽ đường trendline, kháng cự, hỗ trợ trên đồ thị RSI, và trong một số trường hợp RSI có thể dự báo trước sự đảo chiều xu hướng bằng việc breakout trendline hoặc phân kỳ.

    Sau đây sẽ là một số ví dụ về việc RSI có khả năng đi trước giá trong một số trường hợp:

    chien-luoc-ket-hop-cac-chi-bao-dong-luong-voi-phuong-phap-cung-cau-kakata-1.png chien-luoc-ket-hop-cac-chi-bao-dong-luong-voi-phuong-phap-cung-cau-kakata-2.png

    Ví dụ trên đây là trường hợp RSI tạo mô hình Vai - đầu - vai, RSI tăng lên breakout qua đường viền cổ. Nếu so sánh tại thời điểm RSI breakout tăng lên thì giá lúc đó vẫn chưa có dấu hiệu sẽ tăng lên mà vẫn còn nằm trong vùng đáy sideways. Mãi đến hơn chục cây nến sau thì giá mới xác nhận mô hình hai đỉnh, nhưng cũng đã muộn, giá chuẩn bị đảo chiều mất rồi.

    SỰ KẾT HỢP HOÀN HẢO GIỮ RSI VÀ CÙNG CUNG - CẦU

    Bây giờ, chúng ta sẽ kết hợp RSI và Cung - Cầu để xem kết quả như thế nào nhé.

    Đây là ví dụ về sự kết hợp RSI với vùng Cầu báo hiệu giá sắp đảo chiều tăng lên:

    chien-luoc-ket-hop-cac-chi-bao-dong-luong-voi-phuong-phap-cung-cau-kakata-3.png

    Còn đây là ví dụ về sự kết hợp RSI với vùng Cung báo hiệu đảo chiều giảm của giá:

    chien-luoc-ket-hop-cac-chi-bao-dong-luong-voi-phuong-phap-cung-cau-kakata-4.png

    Đây một trong những kỹ thuật dự báo đảo chiều khá là hiệu quả với RSI. Do RSI cho tín hiệu khá là nhiễu, đặc biệt là với thông số càng nhỏ, do đó chúng ta cần phải có bộ lọc Cung - Cầu để chắc chắn rằng giá đang gặp phải vùng cản rất mạnh và xác suất đảo chiều sẽ cao hơn.

    Nhờ có kỹ thuật này, anh em sẽ tránh được chuyện mua đỉnh, bán đáy đồng thời cũng tạo cơ hội tiềm năng để anh em mua được những cổ phiếu tăng giá trong tương lai.

    Tôi vừa chia sẻ xong một phương pháp sử dụng công cụ kinh điển RSI và cùng Cung -Cầu. Anh em like và share nếu thấy hữu ích nhé.

    Xem thêm:

    >> Thủ thuật nhận biết thời điểm nhà đầu tư bị sập bẫy mua đỉnh - bán đáy
     
    Quangthanhtv and cuongctd like this.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Bollinger Bands và Vùng hợp lưu : Chiến lược bật nắp cổ chai thần thánh Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng 18/11/18

  3. Selena Liu

    Selena Liu Guest

    Hi! Have a good day!
     
    Bảo Khánh thích bài này.
  4. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    Thanks, you too!
     

Lượt bình luận : 2

Chia sẻ trang này