Thủ thuật nhận biết thời điểm nhà đầu tư bị sập bẫy mua đỉnh - bán đáy

Thảo luận trong 'Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 27/2/19.

Lượt xem : 5,263

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    thu-thuat-nhan-biet-thoi-diem-nha-dau-tu-bi-sap-bay-mua-dinh-ban-day-kakata.png

    Có người nói chứng khoán Việt Nam toàn là lái, làm giá, chuyên thịt nhà đầu tư nhỏ lẻ,... nói như vậy là không đúng, vì không phải mã cổ phiếu nào cũng làm giá được, cũng như không phải lúc nào muốn kéo lên là kéo, đạp xuống là đạp. Tất cả mọi thứ mà họ - nhưng nhà đầu tư tổ chức, quỹ, tạo lập thị trường họ làm đều rất bài bản và chuyên nghiệp.


    Đa phần mà họ có thành công trong việc khiến chúng ta sập bẫy mua đỉnh bán đáy là do kích thích được lòng tham và nỗi sợ hãi. Đây là hai yếu tố chính làm nên những ý tưởng kéo giá, đạp giá khiến cho chúng ta phải lao theo. Trong bài viết ngày hôm nay, tôi sẽ chia sẻ cho anh em một số hành động mà nhà đầu tư thường hay sập bẫy mua đỉnh - bán đáy và dĩ nhiên phe mua đáy bán đỉnh để đối ứng lại với chúng ta là ai thì anh em biết rồi nhé.

    Kỹ thuật này không phải chân lý, không phải lúc nào cũng xuất hiện nhưng nếu nó xuất hiện, anh em hoàn toàn có thể tránh được những cái bẫy đó đồng thời dự đoán được xu hướng giá sắp tới mà nó sẽ đi. Tôi tin là nó sẽ rất hiệu quả cho anh em đấy.

    ĐÂU LÀ ĐÁY - LÀ NƠI LÒNG THAM ĐI TRƯỚC SỰ SỢ HÃI

    Như đã nói ở đầu bài, không phải cứ muốn thao túng giá là được, đặc biệt là những mã thanh khoản cao. Họ cần phải có thanh khoản để khớp lệnh đối ứng của họ.

    Nói lòng tham đi trước sự sợ hãi có thể là vị trí của đáy. Đây là một trong những mô hình thường thấy nhưng ít được nhận ra. Cụ thể như sau:

    + Giá tăng lên rất nhanh và mạnh, không có nhịp chỉnh, thậm chí là vượt luôn đỉnh cũ. Vào lúc này, tâm lý thị trường rất hưng phấn, người người mua vào, nhà nhà mua vào khiến cho thanh khoản rất cao.

    + Tuy nhiên sau khi vượt đỉnh được một vài điểm thì thị trường không tăng nữa mà đi ngang tạo nền giá. Dù thanh khoản vẫn cao nhưng giá vẫn không tăng. Đó là dấu hiệu của phân phối. Như vậy, lúc này thị trường đã kích thích lòng tham của nhỏ lẻ và tạo một cú false breakout.

    + Sau khi kích thích được lòng tham, giá bắt đầu giảm nhanh và mạnh, không có nhịp chỉnh, thậm chí vượt luôn đáy cũ (y hệt như hành động tăng trước đó). Hành động này sẽ làm cho nhỏ lẻ bị hoảng loạn và bán tống bán tháo khiến giá giảm mạnh hơn. Giá sẽ breakout đáy rồi tạo nền giá tích lũy. Tại đây thì nó không còn giảm nữa, nhưng thanh khoản vẫn lớn chứng tỏ có một lượng lớn nhảy vào khớp toàn bộ lệnh bán.

    Và thế là giá tăng lên sau cái đáy vừa tạo. Đó là lý do tại sao tôi gọi đây là mô hình "nơi tham lam đi trước sợ hãi".

    ÁP DỤNG MÔ HÌNH THAM LAM - SƠ HÃI VÀO THỰC TẾ THỊ TRƯỜNG

    Nếu chưa hình dung được, chúng ta xem ví dụ dưới đây:

    thu-thuat-nhan-biet-thoi-diem-nha-dau-tu-bi-sap-bay-mua-dinh-ban-day-kakata-1.png

    Thêm một ví dụ với mã cổ phiếu MBB nữa nhé:

    thu-thuat-nhan-biet-thoi-diem-nha-dau-tu-bi-sap-bay-mua-dinh-ban-day-kakata-2.png

    Mô hình này cao cấp hơn mô hình false breakout đáy hay mô hình M / W một bậc. Mô hình cao cấp hơn nữa (bẫy nhỏ lẻ tinh vi hơn) thường được biết đến như là mô hình Kim cương (Diamond pattern). Nếu anh em quan tâm, tôi sẽ phân tích một bài về mô hình kim cương để anh em áp dụng.

    Chúng ta tóm gọn lại mô hình này như sau:

    + Đầu tiên giá tăng nhanh và mạnh tạo false breakout đỉnh, thanh khoản tăng mạnh khi tiến tới vùng đỉnh.

    + Sau đó giá giảm nhanh và mạnh tạo false breakout đáy, thanh khoản tăng mạnh khi tiến tới vùng đáy.

    + Thời gian tăng và giảm có thể kéo dài vài tuần đến một tháng.

    + Sau giai đoạn đó, giá sẽ tăng mạnh, hình thành xu hướng mới.

    Đó là mô hình để nhận định vùng đáy và xu hướng tăng. Với mô hình nhận diện vùng đỉnh và xu hướng giảm, anh em cũng phân tích tương tự nhé.

    Tôi vừa chia sẻ xong một mô hình khá hay để anh em có thể tránh được sự kích thích lòng tham và sợ hãi dẫn đến mua đỉnh / bán đáy. Hy vọng nó hữu ích. Happy trading!

    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34

    Xem thêm:

    >> 3 cách nhận diện bulltrap trên thị trường, hãy cẩn thận nếu không muốn thua lỗ !
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Kỹ thuật vẽ và ứng dụng dụng đường xu hướng đúng chuẩn Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng 17/6/19
    Phương pháp dự báo xu hướng sớm bằng hai công cụ kinh điển trong phân tích kỹ thuật Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng 17/3/19
    Các kỹ thuật Trailing Stop căn bản trong phân tích kỹ thuật. Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng 25/11/18
    Góc nhỏ chia sẻ - Cách xác định Xu Hướng kết thúc Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng 27/3/19
    Ba mô hình bắt đỉnh đáy của phù thuỷ tài chính Linda B. Raschke (phần 2) - mô hình spike and ledge Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng 21/3/19

  3. Có code được thì hay quá nhỉ
     
    Trần Thanh Nguyên, via a mobile device, 27/2/19
    #2
  4. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    Đây là mô hình mới, code chưa ai làm đâu bác
     
  5. Hay quá bác à. Mong sẽ có 1 series tổng hợp các mô hình liên quan tới lòng tham và sự sợ hãi để đánh lừa các nhà đầu tư nhỏ lẻ của kakata.
     

Lượt bình luận : 3

Chia sẻ trang này