Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 1: Vì sao Fibonacci lại hiệu quả trong trading

Thảo luận trong 'Lớp học vẽ và sử dụng Fibonacci hiệu quả' bắt đầu bởi Cybertron, 19/11/18.

Lượt xem : 5,774

  1. Cybertron

    Cybertron Moderator

    Tham gia ngày:
    17/11/18
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    1,156
    Giới tính:
    Nam
    1_D82ZwA1Z4Gsh9PN-KHJWzg.jpeg

    Gần đây tôi có trao đổi với nhiều bạn trader, cả những bạn mới tham gia trading cũng như nhiều bạn đã có thâm niên 1 vài năm, thì thấy rằng nhiều bạn vẫn đang sử dụng Fibonacci một cách máy móc. Cách làm phổ biến của các bạn là kiếm một con sóng nào gần trước đó, kéo Fib từ đỉnh xuống đáy của nó. Đơn giản vậy thôi. Và sau đó thì thấy nó cũng lúc trúng lúc trật nên đâm ra nản chí, nghi ngờ khả năng của nó và sau đó hoặc là chán không xài nữa, hoặc là cứ kéo vô cái chart cho có theo thói quen. Từ đó tôi có ý định viết ra một series bài về Fibonacci để chia sẻ cho các bạn cách sử dụng nó đúng đắn, hiệu quả công cụ hữu ích này, đem lại kết quả tốt hơn trong trading.

    Tuy nhiên tôi không có ý định viết series bài về Fibonacci này một cách học thuật, như kiểu làm thesis của mấy bác MBA. Tôi viết theo kiểu trader chia sẻ cho trader thôi, nên bạn nào muốn tìm hiểu một cách tường tận ngọn nguồn, kiểu như ông Fibonacci tên thật là gì, sinh năm nào, chết năm nào .v.v. thì nên hỏi thêm bác Gúc gồ nhé. Còn tôi thì chỉ đưa vào những thông tin gì mà tôi nghĩ là các bạn cần nắm để hiểu rõ hơn về cái nguyên lý cốt lõi nằm đằng sau phương pháp này, để áp dụng chính xác, hiệu quả hơn thôi.

    1. Tiên đề về tỷ lệ:

    Chắc rằng hầu hết các bạn đều đã nghiên cứu, hoặc ít nhất thì cũng đã nghe qua, về một số phương pháp phân tích được sử dụng khá rộng rãi trong phân tích kỹ thuật (TA) như Fibonacci Analysis, các mô hình giá cổ điển (Head and Shoulder, Flag …), Harmonic .v.v. và một số phương pháp phân tích hơi khó, nên chỉ được sử dụng bởi một số ít trader, như Elliott wave, Gann Analysis, Geometrical Analysis, Đại số .v.v. Chúng rất khác nhau về phương pháp, cách áp dụng, tuy nhiên sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu thì tôi phát hiện ra rằng giữa chúng tồn tại một điểm chung, một điểm mấu chốt, là cội nguồn, khởi thủy của các phương pháp này. Nhưng trước khi đi sâu tìm hiểu về nó, thì chúng ta cần quay lại một chút với một khái niệm cơ bản của toán học đã, đó là tiên đề. Có lẽ chúng ta đều đã học qua các tiên đề toán học rồi, nhưng lâu ngày có thể một số bạn đã quên, nên tôi sẽ nhắc lại một chút để các bạn dễ hình dung ra các vấn đề liên quan tiếp theo.

    Trong toán học thì tiên đề là các mệnh đề toán học mà chúng ta công nhận là nó đúng mà không cần phải chứng minh. Ví dụ như tiên đề: “Qua 2 điểm ta vẽ được một và chỉ một đường thẳng mà thôi”. Cứ chấp nhận thế, và sử dụng nó để xây dựng các định lý toán học khác. Khỏi cần lăn tăn chứng minh làm gì cho mệt. Nếu các bạn có thể chứng minh được là nó sai thì chắc chắn là bạn sẽ làm cho tòa lâu đài toán học bị sụp mất một góc đấy.

    Xin lưu ý là tôi cũng chỉ chia sẻ lại các khái niệm này dựa trên trí nhớ của tôi thôi, nên có thể sẽ không chính xác như những gì ghi trong các sách giáo khoa toán. Nhưng với mục đích là chia sẻ phương pháp phân tích Fibonacci một cách hiệu quả, thì các bạn cũng cứ vui vẻ chấp nhận nhé. Quan trọng là nắm được cái ý tưởng cốt lõi, cái “vi diệu” của nó. Còn lại thì đừng nên chẻ sợi tóc ra làm tư làm gì.

    Sau một thời gian (khá dài) nghiên cứu, tìm hiểu thì tôi phát hiện ra rằng các phương pháp phân tích nêu trên đều dựa trên một “tiên đề trong trading”, đó là trong phần lớn thời gian thì giá không di chuyển một cách ngẫu nhiên, random walk, như nhiều người nghĩ, mà các khoảng cách di chuyển của giá, hoặc đỉnh đáy, hoặc chiều dài sóng gì gì đấy … của con sóng sau, đều có tương quan theo một vài tỷ lệ nhất định với con sóng trước. Và tôi gọi đó là “Tiên đề về tỷ lệ trong trading”. Khỏi cần chứng minh, cứ thấy nó đúng là áp dụng thôi. Miễn sao cuối ngày có xèng là được. Kết quả biện minh cho phương tiện mà lị.

    2. Golden Ratio – Tỷ lệ vàng

    Rồi, như vậy là ta chấp nhận tiên đề về tỷ lệ nhé. Nhưng tỷ lệ là tỷ lệ nào, của cái gì so với cái gì? Vâng, may quá, có một và chỉ một tỷ lệ mà thôi. Đó là Tỷ Lệ Vàng – GOLDEN RATIO. Vậy Golden Ratio là gì, có bà con gì với XAU không? Có bán lấy USD được không?

    Ngay từ thời xa xưa, các nhà toán học, điêu khắc, họa sĩ, kiến trúc sư, tu sĩ … đã biết đến Golden Ratio. Họ tìm thấy tỷ lệ này xuất hiện trong các vật thể và hiện tượng tự nhiên như ngân hà (galaxy), bão tố (hurricane), loài ốc anh vũ (nautilus), hoa hướng dương … Và họ cũng đã biết cách áp dụng tỷ lệ này vào các công trình kiến trúc, điêu khắc, tranh vẽ … Theo tôi nghĩ thì có lẽ là do đầu óc, tâm lý con người chúng ta cũng là một sản phẩm của tự nhiên, cũng bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên, nên khi nhìn vào một cái gì đó có tỷ lệ thuận với tự nhiên thì “tự nhiên” mình thấy nó đẹp, thấy nó hài hòa.

    upload_2018-11-19_7-31-6.png

    upload_2018-11-19_7-31-23.png

    Bây giờ ta bắt đầu đi vào chi tiết hơn nhé, về Golden Ratio. Các bạn xem xét một đoạn thẳng gồm 3 điểm ABC như sau.

    upload_2018-11-19_7-31-49.png

    Vị trí của điểm B có thể di chuyển tùy ý giữa A và C. Nhưng chỉ có 1 vị trí của B cho phép tạo thành Tỷ Lệ Vàng, khi đó nhìn sẽ rất hài hòa. Tỷ Lệ Vàng là tỷ lệ sao cho AC : AB đúng bằng AB : BC. Nói nôm na là các đoạn AC, AB, BC phải tương xứng với nhau theo CÙNG MỘT TỶ LỆ nào đấy thì trông nó mới đẹp, mới hài hòa, mới “coi được con mắt”. Nếu AC : AB = 2 còn AB : BC = 3 là … thua. Vậy phải chia làm sao cho nó đều đây ta?

    Và các nhà toán học như Pythagoras đã chứng minh được để đáp ứng nhu cầu hài hòa như trên thì Tỷ Lệ Vàng này phải là AC : AB = AB : BC = 1.618

    Người ta đặt tên cho cái Tỷ Lệ Vàng này là Φ (Phi).

    Vậy Φ = 1.618

    Nói thêm một chút thì còn một Tỷ Lệ Vàng phụ nữa, là nghịch đảo của Phi, gọi là ϕ (phi - không viết hoa) tức là:

    ϕ = 1 / Φ = AB : AC = BC : AB = 1 / 1.618 = 0.618

    Giờ thì các bạn hiểu các con số 1.618 và 0.618 khi kéo Fib ở đâu ra rồi nhé. Các con số khác của Fibonacci như 0.382 … tôi sẽ nói ở phần sau, nhưng nó cũng chỉ từ 1.618 mà ra thôi.

    Nhưng tới đây thì các bạn sẽ hỏi, vậy thì cái ông Fibonacci có liên quan gì đến cái Golden Ratio này nhỉ? Vâng, tôi sẽ giải thích ngay đây.

    Bỏ qua tiểu sử ông Fibonacci, vào thẳng vấn đề nhé. Ông Fibonacci là một nhà toán học người Ý, ông ấy truyền lại cho hậu thế một chuỗi số gọi là chuỗi Fibonacci. Chuỗi số này hình thành từ các số nguyên, theo quy luật như sau:

    Hai số đầu tiên trong chuỗi Fibonacci là số 0 và số 1. Từ số thứ ba trở đi tuân theo quy tắc là nó đúng bằng tổng của 2 số liền kề trước nó. Do đó chuỗi Fibonacci là như thế này:

    0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144 …. Cứ thế tiếp tục đến vô tận

    Vậy thì chuỗi Fibonacci liên quan thế nào đến cái Golden Ratio? Mối liên quan đó chính là tỷ lệ giữa số Fibonacci đứng sau chia cho số đứng trước nó lại bằng Phi 1.618 và số trước chia số sau lại bằng phi 0.618. Đã liên quan chưa các bạn? Tất nhiên là chia ra thì cũng xấp xỉ, có số lẻ, nhưng với các số Fibonacci càng lớn thì sai số càng nhỏ.

    Tới đây thì có lẽ các bạn đã thấy được sự liên quan của các quy luật tự nhiên đến các hành động của con người, từ kiến trúc xây dựng, đến điêu khắc, hội họa … Con người là một sản phẩm của tự nhiên. Các quy luật tự nhiên nó thông qua tâm lý con người, từ đó ảnh hưởng lên các công trình, các hoạt động của con người. Và do trading là một loại hành động chịu chi phối bởi tâm lý rất mãnh liệt, mạnh hơn rất nhiều so với các loại hoạt động khác của con người, nên cũng chẳng có gì khó hiểu khi các chuyển động của giá lại thể hiện ra theo Tỷ Lệ Vàng và các tỷ lệ “ăn theo” Tỷ Lệ Vàng khác.


    upload_2018-11-19_7-40-3.png
    Các trader kỳ cựu, các chuyên gia, đã vận dụng mối quan hệ này để xây dựng nên các phương pháp phân tích khác nhau như tôi đã nói ở trên, từ đó khai thác mối quan hệ này để làm lợi thế cho mình khi tham gia thị trường tài chính. Có những trader huyền thoại như ông Gann, không những nắm được mối quan hệ về mặt chuyển động giá này (xảy ra trên trục Y của cái chart của các bạn), mà còn nắm được mối quan hệ về mặt thời gian (xảy ra trên trục X của chart) để tìm ra phương pháp timing các điểm “cực điểm” trong tâm lý con người, để dự báo các điểm đảo chiều của thị trường, không chỉ về phương diện giá cả, mà còn cả về phương diện thời gian.

    Ở các bài sau, tôi sẽ chia sẻ với các bạn các thủ thuật chi tiết để vẽ Fibonacci một cách chính xác và hiệu quả.

    Xem các bài tiếp theo:

    Happy Trading!

    Xem thêm:

    >> Fibonacci cơ bản
     
    NGANNK, mrtai, Orion and 1 other person like this.
  2. Đang tải...


  3. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    Bài anh Cybertron hay ghê, mới đăng mà đã 31 lượt xem. Hiện tại, lượt view này được xem là hot rồi đó. :rolleyes:
     
  4. Cybertron

    Cybertron Moderator

    Tham gia ngày:
    17/11/18
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    1,156
    Giới tính:
    Nam
    Cám ơn bạn đã ủng hộ. :D
    Nếu các bạn có thắc mắc nào thì cứ comment nhé, mình sẽ cố gắng giải thích cho nó rõ hơn.
     
    Bảo Khánh thích bài này.
  5. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    Mấy hôm nay chưa thấy ra bài mới nữa bác ơi. :rolleyes:
     
  6. Orion

    Orion Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    90
    Giới tính:
    Nam
    Hay quá, cảm ơn bác đã chia sẻ!
     
    Cybertron thích bài này.

Lượt bình luận : 4

Chia sẻ trang này