Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 3: Cách chọn các điểm đáy – đỉnh chính xác để vẽ

Thảo luận trong 'Lớp học vẽ và sử dụng Fibonacci hiệu quả' bắt đầu bởi Cybertron, 22/11/18.

Lượt xem : 5,904

  1. Cybertron

    Cybertron Moderator

    Tham gia ngày:
    17/11/18
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    1,156
    Giới tính:
    Nam
    nhung-bi-mat-chua-tiet-lo-ve-fibonacci-bai-3-cach-chon-cac-diem-day-dinh-chinh-xac-de-ve.jpeg

    Trong 2 bài trước tôi đã trình bày về Golden Ratio và mối quan hệ giữa nó với chuỗi số Fibonacci, đồng thời cũng trình bày cách ứng dụng Golden Ratio để kiểm tra và hiệu chỉnh các thông số trong cái tool vẽ Fibonacci.

    Xem lại các bài trước:

    >> Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 1: Vì sao Fibonacci lại hiệu quả trong trading

    >> Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 2: Cách chỉnh công cụ vẽ Fibonacci cho đúng


    Trong bài này tôi sẽ tiếp tục trình bày cách chọn các điểm đáy – đỉnh để vẽ Fibonacci cho chính xác. Đây là bước cực kỳ quan trọng, vì nó quyết định độ chính xác của các mức Fibonacci bạn vẽ. Hậu quả của việc vẽ sai thì có lẽ các bạn đã hình dung được, nếu bạn dựa trên cơ sở các mức Fibonacci để vào lệnh Buy Stop/Sell Stop thì lệnh sẽ không khớp, các bạn sẽ lỡ cơ hội vào lệnh, hoặc nếu đặt target profit thì phải cover ở mức giá không tối ưu vì giá không hit target mà lại quay đầu.

    Nếu chỉ nói cách làm thì rất nhanh, vài câu là xong. Tuy nhiên tôi luôn muốn các bạn khi làm điều gì thì cần hiểu rõ tại sao mình phải làm như vậy, nguyên nhân cội rễ của nó là gì, từ đó các bạn mới cảm thấy tự tin khi áp dụng nó. Điều này đặc biệt quan trọng trong trading. Nếu bạn không hiểu thì sẽ không đủ lòng tin, kéo theo sẽ không đủ kiên nhẫn để chờ giá nó pull back về đến nơi mình dự tính. Do đó tôi sẽ giải thích hơi dài một tí, mong các bạn kiên nhẫn nhé.

    Tôi chọn một ví dụ cho các bạn dễ hình dung, chart Daily của VCB. Do tôi phóng to cái chart lên để các bạn thấy chi tiết nên các bạn sẽ không thấy toàn cảnh của nó. Nếu nhìn toàn cảnh thì các bạn sẽ thấy VCB đang vượt qua một thời kỳ consolidation khá dài và bây giờ bắt đầu đi vào giai đoạn sóng tăng. Sau khi breakout ra khỏi vùng tích lũy thì nó vừa mới hình thành một sóng tăng. Sau đó các bạn thấy nó đang tạo thành 1 cái đỉnh tạm thời, và với các bạn trader đánh theo xu hướng thì họ sẽ chờ đợi một cái pullback để vào vị thế Long mới hoặc tăng thêm vị thế Long đang có. Do đó để dự đoán vùng pullback về của VCB thì ngoài cách sử dụng hỗ trợ - kháng cự thì có 1 cách rất phổ biến là dùng Fibonacci, hoặc dùng Fibonacci kết hợp với hỗ trợ - kháng cự hoặc các phương pháp khác để tăng độ chính xác. Thông thường khi vẽ Fibonacci để tính toán các mức retracement để vào lệnh Buy Stop ở cái pull back, các bạn cứ lấy đáy thấp nhất – đỉnh cao nhất như hình dưới.

    upload_2018-11-22_21-19-53.png
    Hình 1

    Tất nhiên là sẽ không đúng rồi. Vì bạn nào có học qua Elliott Wave Principle thì sẽ biết rằng làm thế này là lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, lấy cái đỉnh sóng này gắn vào cái đáy sóng kia. Mặc dù vẫn nằm trong một con sóng lớn, nhưng trong con sóng lớn có các con sóng nhỏ, và cái đáy của con sóng nào phải khớp với chính đỉnh của con sóng đó mới đúng.

    Market có 3 trạng thái là cân đối, đối xứng (symmetry), mở rộng (expansion) và co hẹp lại (contraction). Chỉ ở trạng thái symmetry thì ta mới có thể kéo lung tung đỉnh đáy mà vẫn đúng (hên quá), còn ở 2 trạng thái kia mà kéo sai đỉnh đáy là kết quả trật lất ngay.

    Nhưng mà tới đây thì lại phải cắp sách đi học thêm Elliott Wave Principle (EWP) của ông Elliott nữa thì mệt quá nhỉ. Có cách nào dễ hơn chăng. Không lẽ bỏ ông Fibonacci đi không xài nữa? May thay, có một cách “mì ăn liền”, tuy không chính thống như sử dụng EWP, nhưng cũng tạm ổn để chúng ta xoay xở. Một cách chính thống thì các bạn nên tìm hiểu thêm về EWP. EWP và Fibonacci chính là một cặp Nhật Nguyệt Thần Kiếm, song kiếm hợp bích, cái này không thể thiếu cái kia. Chúng ta muốn hành tẩu trên chốn giang hồ bằng cặp song kiếm này thì tất nhiên là phải luyện cho đủ cặp. Tuy nhiên tạm thời để lấp chỗ trống của cây Nguyệt Kiếm EWP thì chúng ta đành xài tạm cây dao cùn bên dưới cho qua ngày cái đã rồi tính tiếp.

    Tôi sẽ trình bày cách chọn điểm đáy – đỉnh kiểu “mì ăn liền” trong ví dụ trên, áp dụng cho trường hợp tính mức retracement từ một cái đỉnh kéo xuống để ta kiếm một cái ngưỡng support nào đó. Các bạn áp dụng tương tự nhưng ngược lại cho trường hợp tính retracement từ một cái đáy nhé.

    Trước hết, để tính mức retracement từ một cái đỉnh xuống một ngưỡng support thì các bạn phải kéo Fibonacci từ đỉnh xuống đáy, không kéo ngược lên nhé. Từ trên cái đỉnh đó nhìn xuống các bạn sẽ thấy có đến vài cái đáy A, B, C, D chứ không phải một cái. Vậy phải chọn cái nào ta? Cái cằm thì thấy rồi, nhưng râu thì nhiều quá, biết lấy râu nào cắm vô đây?

    Rồi, tới đây là lúc chúng ta cần quay lại với cái khái niệm “bản năng gốc”, cái khái niệm nhiệm màu của quy luật vũ trụ, đó là cái Golden Ratio. Các bạn nào chưa đọc qua bài 1 viết về Golden Ratio thì đọc lại nhé. Tính chất cơ bản của các con sóng theo khái niệm Golden Ratio là trong một con sóng lớn (sóng mẹ) có các đoạn sóng nhỏ (sóng con) thì các đoạn sóng nhỏ của nó tỷ lệ với con sóng “mẹ” và đồng thời tỷ lệ với các đoạn sóng con khác theo các mức tỷ lệ Fibonacci. Vận dụng tính chất cơ bản này, chúng ta kết hợp với phương pháp “thử và sai” để tìm ra “đâu là đáy đúng”. Chúng ta sẽ kéo thử Fibonacci, bắt đầu từ cái đỉnh, và kéo xuống lần lượt từng cái đáy “khả nghi” A, B, C, D. Nghi phạm sẽ lộ mặt khi các mức Fibonacci kéo từ đỉnh xuống cái đáy đó trùng khớp với nhiều đỉnh đáy nhỏ của các con sóng con. Trong ví dụ ở trên (Hình 1) ta thấy rằng các đỉnh đáy quan trọng của các con sóng con đều chẳng ăn khớp gì với các mức Fibonacci kéo từ đỉnh xuống đáy A cả. Do đó nghi phạm đáy A được loại trừ. Tiếp tục kéo xuống các đáy C, D tình hình cũng vẫn như vậy. Cuối cùng chỉ có đáy B là trùng khớp nhiều nhất như trong hình 2 dưới đây.

    upload_2018-11-22_21-20-12.png
    Hình 2

    Các bạn có thể thấy các đỉnh đáy của các con sóng con đều rất “tôn trọng” các mức Fibonacci vẽ từ đỉnh xuống đáy B. Đi ngang qua là chúng đều phải dừng lại "thăm hỏi" thậm chí phải "cung kính thối lui vài bước" chứ không dám thản nhiên đi lướt qua như không hề nhìn thấy đâu. Như vậy không còn nghi ngờ gì nữa, đáy B chính là nghi phạm mà chúng ta đang tìm kiếm.

    Sau đây là kết quả, giá pullback về mức 50%, đồng thời cũng trùng hợp là trong con sóng lên thì giá cũng 2 lần dừng ở mức này, và hình thành một ngưỡng hỗ trợ - kháng cự mạnh ở ngay mức này. Đến đây thì một lần nữa các bạn lại thấy sự hội tụ của các phương pháp như tôi đã nói trong bài 1. Tâm pháp thì chỉ có một. Nhưng chiêu thức thì có thể biến hóa vô cùng. Nắm vững được tâm pháp thì có thể tự mình nghĩ ra chiêu thức của riêng mình.

    upload_2018-11-22_21-20-32.png
    Hình 3

    Như vậy tôi đã trình bày xong với các bạn một phương pháp “mì ăn liền” xác định nhanh các điểm đỉnh - đáy khá chính xác khi kéo Fibonacci. Trong các bài sau tôi sẽ trình bày một số phương pháp nâng cao của công cụ Fibonacci để các bạn có thể dự đoán đỉnh – đáy ngay từ khi nó còn chưa hình thành.

    Xem tiếp bài sau:
    Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn sức khỏe. Happy Trading!
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 5: Dự báo đỉnh – đáy bằng Fibonacci Lớp học vẽ và sử dụng Fibonacci hiệu quả 27/11/18
    Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 4: Sử dụng 3 tỷ lệ cơ bản linh hoạt theo thị trường Lớp học vẽ và sử dụng Fibonacci hiệu quả 24/11/18
    Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 2: Cách chỉnh công cụ vẽ Fibonacci cho đúng Lớp học vẽ và sử dụng Fibonacci hiệu quả 19/11/18
    Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 1: Vì sao Fibonacci lại hiệu quả trong trading Lớp học vẽ và sử dụng Fibonacci hiệu quả 19/11/18

  3. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    Hay quá anh, hay nhất cái đoạn thị trường đối xứng. Đồng ý hoàn toàn với anh, vì phương pháp đỉnh thời điểm thị trường của Gann cũng lấy nền tảng đối xứng của thị trường để thực hiện. Thị trường 1 khi bất cân xứng thì định thời điểm sẽ lệch ngay.

    Nhờ có phương pháp này, em có thể timing tốt hơn.
     
    Cybertron thích bài này.
  4. Cybertron

    Cybertron Moderator

    Tham gia ngày:
    17/11/18
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    1,156
    Giới tính:
    Nam
    Cám ơn ad đã giúp hiệu chỉnh bài viết cho đẹp hơn. :D
    Cái hay của cặp Nhật Nguyệt Thần Kiếm này là nó giúp ta dự đoán được ngay cả khi thị trường nằm trong 2 trạng thái bất đối xứng. Đồng thời, cũng có thể dùng cặp song kiếm này để xác định xem thị trường đang ở trạng thái nào.
    Áp dụng qua VN30F1M thì thấy nó cũng đang ở trạng thái symmetry đó. Nên xác suất cao là nó sẽ test lại ngưỡng 910.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/11/18
  5. Tô Đình Văn

    Tô Đình Văn Chứng Sỹ Đại Hiệp

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    402
    Giới tính:
    Nam
    Cám ơn anh @Cybertron hóng những bài sau. hihi
     
    Cybertron thích bài này.
  6. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    31 view ! Trong khi chưa lên trang chủ, bài anh Cybertron công nhận nhiều người hóng thật.
     
    Bảo Khánh, via a mobile device, 23/11/18
    #5
    chungkhoan2018 and Cybertron like this.
  7. nguyenfx

    nguyenfx New Member

    Tham gia ngày:
    7/9/24
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Bài này mình thấy sai.
     

Lượt bình luận : 5

Chia sẻ trang này