Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 2: Cách chỉnh công cụ vẽ Fibonacci cho đúng

Thảo luận trong 'Lớp học vẽ và sử dụng Fibonacci hiệu quả' bắt đầu bởi Cybertron, 19/11/18.

Lượt xem : 6,669

  1. Cybertron

    Cybertron Moderator

    Tham gia ngày:
    17/11/18
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    1,156
    Giới tính:
    Nam
    nhung-bi-mat-chua-tiet-lo-ve-fibonacci-bai-2-cach-chinh-cong-cu-ve-fibonacci-cho-dung-1.jpeg

    Trong bài trước tôi đã trình bày về Golden Ratio và mối quan hệ giữa nó với chuỗi số Fibonacci. Trong bài này tôi sẽ tiếp tục trình bày cách ứng dụng Golden Ratio để kiểm tra và hiệu chỉnh các thông số trong cái tool vẽ Fibonacci. Phần mềm vẽ chart mà tôi sử dụng là Amibroker. Nhưng cách làm trên Amibroker cũng có thể áp dụng tương tự cho các phần mềm vẽ chart khác như Trading View, MetaStock, MetaTrader, TradeStation …

    Link bài trước:

    >> Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 1: Vì sao Fibonacci lại hiệu quả trong trading

    Do trên Kakata.vn đã có series bài viết về Fibonacci cơ bản của Mod Tô Đình Văn rồi nên tôi sẽ không trình bày lại nữa. Thay vào đó tôi sẽ trình bày các tips, tricks nâng cao để các bạn sử dụng Fibonacci chính xác và hiệu quả hơn. Các bạn chưa nắm rõ về Fibonacci cơ bản thì xem ở đây nhé:

    >> Fibonacci cơ bản [phần 1]: Fibonacci là gì ?

    Các phần mềm vẽ chart đều có cung cấp cho các bạn các công cụ cơ bản, được set up mặc định để vẽ Fibonacci retracement, extension, projection, fan và time extension … Các bạn chỉ cần kéo 2-3 điểm đáy đỉnh là có ngay các mức Fib của mình. Vấn đề là các thông số mặc định đó không phải lúc nào cũng chính xác, và nhiều lúc thừa thãi, không cần thiết và làm rối cái chart. Do đó trước khi xài nó thì các bạn cũng cần biết cách kiểm tra, chỉnh lại thông số cho chuẩn và bỏ đi các thông số thừa.

    Vậy, trước hết thì các bạn cần biết thông số nào là chuẩn và cần thiết cái đã. Như trong bài 1 tôi đã trình bày về Golden Ratio Φ = 1.618. Đây là thông số chuẩn nhất, là mức tỷ lệ Fibonacci gốc. Tất cả các thông số (các mức tỷ lệ Fibonacci) khác đều được tính toán từ cái này mà ra hết.

    Có một tính chất đặc biệt của các mức Fibonacci mà ít người biết đến, trừ các nhà toán học và các trader kinh nghiệm, đó là ta có thể cộng, trừ, nhân, chia các mức Fibonacci, và kết quả thu được cũng là một mức Fibonacci. Dựa trên tính chất này, người ta có thể tính toán ra các mức Fibonacci “ăn theo” từ tỷ lệ gốc Golden Ratio. Tôi đã thử tính toán và lập ra một bảng tính cho các mức Fibonacci thông dụng như sau:

    upload_2018-11-19_21-18-12.png

    Như vậy các bạn có thể thấy rằng, từ Golden Ratio Φ = 1.618 người ta có thể tính ra tất cả các mức Fibonacci khác. Ngoài ra, các bạn cũng có thể kiểm định lại bằng cách lấy tỷ lệ Fibonacci này cộng, trừ, nhân, chia với các tỷ lệ Fibonacci khác, kết quả cũng rất thú vị. Ví dụ như:

    0.618 x 0.618 = 0.382

    1 – 0.618 = 0.382

    0.618 – 0.382 = 0.236

    0.382 – 0.236 = 0.146

    0.236 x 0.618 = 0.146

    Lưu ý rằng 1, 2, 3 … hay 100%, 200%, 300% cũng là những tỷ lệ Fibonacci nhé.

    Tôi xin đính chính lại ở chỗ này một chút. Trước đây tôi cho rằng mức 0.5 hay 50% không phải là một mức tỷ lệ Fibonacci. Nhưng khi xem xét kỹ lại các con số trong chuỗi Fibonacci thì tôi thấy rằng 50% chính là bằng 1:2, trong đó 1 và 2 cũng là 2 số trong dãy Fibonacci, do đó 50% cũng là một mức Fibonacci. Vì thế việc sử dụng 50% trong cái tool Fibonacci là hoàn toàn hợp lý và bình thường. Các bạn lưu ý 4 mức tỷ lệ Fibonacci rất thông dụng và chính xác là 0.382 - 0.5 - 0.618 và 1.618 nhé.

    Như vậy khi mở cái tool Fibonacci của mình ra, tôi thường chỉnh lại thông số như sau:

    upload_2018-11-19_21-18-45.png

    Những thông số khác với bảng này thì nên sửa lại hoặc bỏ đi.

    Trong bài tiếp theo, tôi sẽ trình bày cách chọn và kéo các điểm của cái tool Fibonacci sao cho hợp lý, chính xác. Không phải cứ kiếm đại mấy cái đỉnh đáy nào đó rồi kéo đâu các bạn. Và trong các bài nâng cao tiếp theo, tôi cũng sẽ chỉ cho các bạn cách vẽ đủ các mức Fib cần thiết mà chỉ cần sử dụng 3 mức cơ bản là 0.382 - 0.5 và 0.618 mà thôi.

    Xem tiếp các phần sau:

    Happy Trading!

    Xem thêm:

    >> Phân tích theo indicator và các phương pháp khác
     
    mrtai, Orion and Bảo Khánh like this.
  2. Đang tải...


  3. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    Rốt cuộc là vẽ như thế nào vậy bác ơi?
     
  4. Cybertron

    Cybertron Moderator

    Tham gia ngày:
    17/11/18
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    1,156
    Giới tính:
    Nam
    Do bài 3 sẽ hơi mất thời gian vì phải tìm chart phù hợp cho anh em dễ hình dung, nên tôi vẫn đang viết chưa xong bác ạ. Hy vọng tối nay sẽ xong :D
     
    Cybertron, via a mobile device, 22/11/18
    #3

Lượt bình luận : 2

Chia sẻ trang này