Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 5: Dự báo đỉnh – đáy bằng Fibonacci

Thảo luận trong 'Lớp học vẽ và sử dụng Fibonacci hiệu quả' bắt đầu bởi Cybertron, 27/11/18.

Lượt xem : 6,411

  1. Cybertron

    Cybertron Moderator

    Tham gia ngày:
    17/11/18
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    1,156
    Giới tính:
    Nam
    nhung-bi-mat-chua-tiet-lo-ve-fibonacci-bai-5-du-bao-dinh-day-bang-fibonacci-1.PNG

    Trong các bài trước tôi đã chia sẻ với các bạn cách tìm đỉnh – đáy đúng để vẽ Fibonacci một cách chính xác và nhanh chóng, cũng như cách sử dụng các tỷ lệ Fibonacci cơ bản một cách linh hoạt tùy theo diễn biến thị trường. Trong bài này tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách dự báo đỉnh – đáy bằng công cụ Fibonacci thuần túy.

    Xem lại các bài trước:

    >> Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 1: Vì sao Fibonacci lại hiệu quả trong trading

    >> Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 2: Cách chỉnh công cụ vẽ Fibonacci cho đúng


    >> Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 3: Cách chọn các điểm đáy – đỉnh chính xác để vẽ

    >> Những bí mật chưa tiết lộ về Fibonacci - Bài 4: Sử dụng 3 tỷ lệ cơ bản linh hoạt theo thị trường


    Đỉnh – Đáy. Hai từ đó nói lên tất cả. Đó là niềm ao ước, khát khao tìm kiếm của biết bao thế hệ trader. Biết bao nhiêu người đã dành cả tuổi thanh xuân để tìm kiếm một công cụ, một phương pháp, một cái chén Thánh nào đó mà nó có thể giúp ta tìm ra những cái điểm G của thị trường. Khi đã có được chén Thánh trong tay rồi thì quả là làm giàu không khó. Thế nhưng, đến tận bây giờ, theo như những gì tôi được biết, thì vẫn chưa có ai tìm ra được cả.

    Đến đây thì các bạn sẽ nảy ra câu hỏi. Việc tìm ra mấy cái điểm G đó bằng vô vàn phương pháp bí truyền, phức tạp, hoặc phải kết hợp nhiều phương pháp hỗ trợ cho nhau mà vẫn vô vọng, vậy thì ông Cybertron chỉ dùng một cái công cụ đơn giản như Fibonacci, kéo tới kéo lui mấy điểm trên chart, thì làm sao mà tìm ra đỉnh đáy được chứ? Đúng vậy, các bạn đã có câu trả lời rồi đó. Chẳng ai có thể có câu trả lời chính xác cho vấn đề đỉnh đáy cả. Ông Cybertron với cái tool miễn phí Fibonacci lại càng không.

    Mấu chốt ở đây là chúng ta đã đặt sai vấn đề. Vấn đề không phải là dùng Fibonacci có giúp ta tìm ra chính xác đỉnh đáy hay không. Câu hỏi đúng là vậy thì Fibonacci giúp ta được gì trong trong trading? Vâng, nếu câu hỏi là như vậy thì tôi có câu trả lời. Fibonacci có thể giúp chúng ta dự báo được một vùng tiềm năng mà ở đó market có thể tạo đỉnh – đáy. Tất nhiên là để dự báo có độ chính xác cao hơn thì chúng ta vẫn phải sử dụng thêm các công cụ, các phương pháp khác hỗ trợ cho nhau. Và cuối cùng thì các bạn vẫn phải nhớ rằng, chúng ta không đi làm cái việc tiên đoán đâu là đỉnh, đâu là đáy. Thị trường luôn tạo ra rất nhiều đỉnh đáy, lớn có nhỏ có, mọi lúc mọi nơi, trong mọi khung thời gian. Là một trader, chúng ta chỉ muốn biết rằng cái đỉnh – đáy mà ta vừa nhìn thấy đó đã thật là một cái đỉnh – đáy quan trọng, là cái nơi kết thúc của một xu hướng mà chúng ta đang theo dõi chưa.

    Mục tiêu của chúng ta là khi cái đỉnh – đáy hình thành xong, đánh dấu cái xu hướng mà ta đang theo dõi đã kết thúc, đã chuyển sang một xu hướng mới, chúng ta sẽ phản ứng bằng những hành động phù hợp, như là cover vị thế đang có, hay là mở vị thế mới. Đó mới chính là điều chúng ta cần tìm kiếm.

    Thực ra, chỉ sử dụng một mình công cụ Fibonacci để dự đoán đỉnh đáy là một công việc khó khăn. Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu có sự hỗ trợ của một công cụ khác, ví dụ như Elliott Wave Principle. Tuy nhiên trong phạm vi loạt bài viết này, với mục đích giới thiệu với các bạn các cách thức sử dụng Fibonacci, nên tôi sẽ chia sẻ một phương pháp, không phải tối ưu, nhưng trong chừng mực nào đó sẽ giúp các bạn có một sự hiểu biết sâu hơn về Fibonacci. Và đó chính là mục đích chính của tôi qua loạt bài về Fibonacci này. Các bạn cứ xem như đây là một ví dụ chuyên sâu giúp làm nổi bật chủ đề, hơn là xem nó như một phương pháp thực hành để xác định đỉnh – đáy nhé.

    Nguyên lý cân bằng và ứng dụng của nó vào thị trường chứng khoán

    Sự cân bằng hay sự quân bình (mean) vốn là một nguyên lý chủ đạo xuyên suốt trong vũ trụ của chúng ta. Trong thế giới tài chính, nó cũng là một nguyên lý căn bản, một sợi chỉ đỏ mà cả 2 trường phái phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, cả các nhà đầu tư kiểu ông Warren Bufett lẫn các nhà đầu cơ kiểu George Soros và giới trader chúng ta, đều dựa vào. Đó là khi bị lệch ra khỏi vị thế cân bằng thì sự vật có xu hướng quay trở lại vị thế cân bằng đó. Lệch càng nhiều thì xu thế quay trở lại càng mạnh. Đó là nguyên lý Vật cực tắc phản của phương Đông và Mean Reversion của phương Tây.

    Trong trường phái phân tích kỹ thuật của anh em trader chúng ta, cũng có rất nhiều, có vô vàn phương pháp phân tích dựa trên nguyên lý này, từ các đường MA, đến Bollinger bands, Keltner bands, Ichimoku .v.v. và .v.v. Và cách vẽ Fibonacci để dự báo đỉnh đáy cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, nó còn đi xa hơn thế nữa. Nó còn dựa trên nguyên lý của quả lắc. Khi quả lắc bị kéo lệch về 1 phía rồi thả ra, nó sẽ quay trở lại vị trí cân bằng của nó. Nhưng nó không dừng lại ngay ở đó, mà nó lại đi tiếp, quá về phía bên kia, với một khoảng cách tương đương. Giá cũng vậy, hay nói chính xác hơn là tâm lý của con người cũng vậy. Nó luôn chuyển từ thái cực này sang thái cực khác, từ quá sợ hãi sang quá tham lam. Dựa trên nguyên lý này, ta sẽ dùng Fibonacci để xác định 2 cái thái cực đó của tâm lý con người, thể hiện thông qua biểu đồ giá. Tất nhiên là một cách tương đối thôi các bạn nhé.

    Phương pháp dự đoán đỉnh / đáy của một con sóng bằng Finonacci.

    Để làm được việc này một cách tương đối chính xác thì chúng ta không thể chỉ thực hiện 1 lần mà phải liên tục điều chỉnh theo các diễn biến mới nhất của thị trường. Tôi sẽ thực hiện cho 1 con sóng tăng, các bạn sẽ làm tương tự nhưng ngược lại cho 1 con sóng giảm nhé.

    Bước 1:

    Trong bước này, giả định rằng thị trường vừa trải qua một quá trình tích lũy sau đó bước vào một trend tăng. Hoặc thị trường vừa trải qua một đợt giảm điểm, hình thành một cái đáy, và bắt đầu tăng trở lại. Một con sóng đang hình thành.

    Mục tiêu của chúng ta là cố gắng xác định vùng mục tiêu của cái đỉnh của con sóng tăng này. Chúng ta sẽ không xác định được ngay từ lúc con sóng mới hình thành, vì không đủ dữ kiện. Càng ít dữ kiện thì kết quả càng thiếu chính xác. Do đó chúng ta sẽ chờ đợi một vài đợt sóng nhỏ hình thành, và sau đó là một đợt sóng tăng mạnh. Chỉ khi đợt sóng tăng mạnh này xảy ra xong thì chúng ta mới có thể bắt đầu công việc xem xét chi tiết. Trước hết là quan sát và nhận xét đợt sóng tăng mạnh này. Nó phải dốc và mạnh hơn hẳn những đợt sóng nhỏ trước đó. Tùy theo khung thời gian mà ta quan sát, nó có thể là một cây nến dài hay một vài cây nến dài, dài hơn hẳn những cây nến trước đó. Nó cũng có thể chứa một cái GAP. Các bạn nhớ rằng gap biểu thị một sự tăng mạnh do sự thiếu vắng hẳn một bên mua hoặc bán trong khoảng giá đó.

    Tôi lấy 1 ví dụ cụ thể, chart Daily của BMP như hình 1 bên dưới đây.

    nhung-bi-mat-chua-tiet-lo-ve-fibonacci-bai-5-du-bao-dinh-day-bang-fibonacci-2.png
    Hình 1

    Đợt sóng mạnh này chính là trung tâm của con sóng “mẹ” chứa nó. Ta dùng cái tool Fibonacci kéo từ đỉnh đến đáy của nó như hình 2. Mục đích của ta là vẽ được mức Fibonacci 50% của nó như hình 2.

    nhung-bi-mat-chua-tiet-lo-ve-fibonacci-bai-5-du-bao-dinh-day-bang-fibonacci--3.png
    Hình 2

    Tiếp theo ta vẽ một cái hình hộp chữ nhật từ mức Fibonacci 50% xuống đến đáy con sóng mẹ như hình 3. Vị trí và chiều rộng cái hộp không quan trọng, quan trọng là chiều cao thôi. Phải đúng bằng chiều cao từ mức Fibonacci 50% xuống đến đáy con sóng mẹ.

    nhung-bi-mat-chua-tiet-lo-ve-fibonacci-bai-5-du-bao-dinh-day-bang-fibonacci--4.png
    Hình 3

    Sau đó ta copy paste để nhân bản cái hộp này để có thêm 1 cái hộp nữa giống hệt. Rồi ta kéo cái hộp clone này đặt lên trên đỉnh cái hộp nguyên bản ban đầu như hình 4.

    nhung-bi-mat-chua-tiet-lo-ve-fibonacci-bai-5-du-bao-dinh-day-bang-fibonacci--5.png
    Hình 4

    Như vậy là ta đã có một cái ý niệm sơ bộ về cái vùng tiềm năng mà con sóng này có thể đạt đến. Đó chính là đỉnh của cái hộp thứ hai.

    Bước 2:

    Để kết quả có độ chính xác cao hơn, ta cần có thêm bước kiểm tra và điều chỉnh mức Fibonacci theo cách điều chỉnh và so khớp với các đỉnh đáy của các con sóng con khác mà tôi đã chia sẻ trong bài 3. Các bạn nào chưa biết thì tham khảo bài 3 trước nhé.

    Các bạn kéo Fibonacci từ đỉnh xuống đáy cho cả hai cái hình hộp như hình 5 dưới đây.

    nhung-bi-mat-chua-tiet-lo-ve-fibonacci-bai-5-du-bao-dinh-day-bang-fibonacci-6.png
    Hình 5

    Tôi phóng to để các bạn dễ quan sát như hình 6.

    nhung-bi-mat-chua-tiet-lo-ve-fibonacci-bai-5-du-bao-dinh-day-bang-fibonacci-7.png
    Hình 6

    Quan sát kỹ các bạn sẽ thấy ít có sự trùng khớp. Điều đó thể hiện cái đỉnh mình vừa chọn chưa đủ chính xác. Các bạn kéo cái đỉnh của đường Fibonacci vừa vẽ lên xuống chút xíu để cho nó trùng khớp nhiều hơn như hình 7.

    nhung-bi-mat-chua-tiet-lo-ve-fibonacci-bai-5-du-bao-dinh-day-bang-fibonacci-8.png
    Hình 7

    Cuối cùng kết quả như hình 8 dưới đây.

    nhung-bi-mat-chua-tiet-lo-ve-fibonacci-bai-5-du-bao-dinh-day-bang-fibonacci-9.png
    Hình 8

    Thực ra thì trong ví dụ này nếu để cái điểm trên của Fibonacci ngay cái đỉnh hình hộp thì lại chính xác hơn là điều chỉnh. Đó là do cái chart này hơi đặc thù. Nhưng nói chung thì chúng ta vẫn cần và nên điều chỉnh vì trong đa số trường hợp thì điều chỉnh cho độ chính xác tốt hơn.

    Như vậy là tôi đã trình bày xong phần cuối của loạt bài giới thiệu về một số thủ thuật nhỏ để đùa nghịch với cái tool Fibonacci. Hy vọng thông qua loạt bài này các bạn sẽ hiểu sâu hơn về nguyên lý hoạt động của Fibonacci và có thể ứng dụng nó vào việc hỗ trợ, kết hợp với các phương pháp phân tích khác để đạt kết quả tốt hơn.

    Cám ơn các bạn đã quan tâm. Chúc các bạn sức khỏe và thành công.

    Happy Trading!

    Xem lại các bài học trước:

    >> Lớp học vẽ và sử dụng Fibonacci hiệu quả
     
  2. Đang tải...


  3. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    Tuyệt vời, Vật cùng tắc biến, Vật cực tắc phản, cái gì thái quá cũng không tốt. Ứng dụng trong cả thị trường tài chính lẫn cuộc sống hàng ngày. Đó là triết lý ẩn chứa trong những indicator RSI (quá mua, quá bán) hay Bollinger Bands (hai biên),... nhưng ít ai hiểu rõ nên sử dụng vẫn còn chưa được đúng đắn.

    Kiến thức vẽ Fibonacci của anh hay quá, nhưng cái phần khó vẫn là chọn được con sóng mẹ, phần này lại mang tính chủ quan và trải nghiệm cao.

    Anh @Cybertron có thể cho một con sóng giảm được không?
     
    HaNguyen thích bài này.
  4. Orion

    Orion Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    90
    Giới tính:
    Nam
    Cảm ơn anh @Cybertron đã chia sẻ. Nếu được những bài tiếp theo anh chia sẻ kiến thức về sóng Elliott để mọi người cùng học hỏi anh nhé
     
    Cybertron thích bài này.
  5. Cybertron

    Cybertron Moderator

    Tham gia ngày:
    17/11/18
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    1,156
    Giới tính:
    Nam
    Mình định sửa lại bài viết, thêm phần ví dụ cho 1 con sóng giảm, nhưng không hiểu sao lại không thêm hình ảnh vào được. Do đó mình post vào đây, nhờ ad đưa lên trên bài giúp nhé.

    Bây giờ tôi sẽ trình bày thêm 1 ví dụ xác định đáy của một con sóng giảm. Hình 1 bên dưới là chart daily của SAB.

    upload_2018-11-28_21-18-17.png
    Hình 1

    Các bạn thấy nó đã tạo đỉnh xong và đang bắt đầu một con sóng giảm. Sau đợt sóng đầu tiên từ cái đỉnh 335 thì nó hồi lại, sau đó xuất hiện 1 con sóng xuống mạnh hơn hẳn, chạy từ 310 xuống đến gần 240. Lúc này thì ta đã có thể bắt đầu công việc của mình được rồi. Vẽ Fibonacci cho con sóng con “sát thủ” đó như hình 2.

    upload_2018-11-28_21-18-30.png
    Hình 2

    Tiếp theo ta vẽ cái hình hộp đầu tiên từ đỉnh xuống mức Fibonacci 50% như hình 3.

    upload_2018-11-28_21-18-43.png
    Hình 3.

    Các bạn vẫn lưu ý là vị trí và chiều rộng cái hộp không quan trọng, chỉ cần đảm bảo chiều cao là chính bằng khoảng cách từ đỉnh xuống mức Fibonacci 50% là được. Sau đó nhân bản cái hộp thứ 2, sau đó kéo nó đặt ngay dưới đáy cái hộp thứ nhất. Khi đã có 2 cái hộp rồi thì ta bỏ cái Fibonacci vừa kéo đi cho đỡ rối. Tiếp theo ta kéo luôn Fibonacci từ đỉnh xuống đáy cả hai cái hộp như hình 4.

    upload_2018-11-28_21-18-56.png
    Hình 4

    Bước kế tiếp là chỉnh sửa các mức Fibonacci sao cho nó càng trùng nhiều với các đỉnh đáy của mấy con sóng nhỏ càng tốt.

    upload_2018-11-28_21-19-13.png

    Các bạn để ý nhé, chỗ cái hình tròn màu vàng. Tôi để nó khác màu với các vòng tròn khác, vì nó rất đặc biệt. Trong con sóng mạnh nhất này, thì cái đoạn mạnh nhất của nó, tức là mạnh nhất của mạnh nhất, chính là cái GAP. Đó là nơi lực bán hoàn toàn làm chủ thị trường, đến mức mà vắng hẳn lực mua ở đó luôn. Và cái đoạn mạnh nhất đó chính là trung tâm của con sóng, do đó nếu mức Fibonacci 50% mà trùng với ngay chính cái GAP đó là chuẩn nhất.

    Cuối cùng, bây giờ là lúc chúng ta ngắm thành quả của mình.

    upload_2018-11-28_21-19-33.png
     
  6. Cybertron

    Cybertron Moderator

    Tham gia ngày:
    17/11/18
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    1,156
    Giới tính:
    Nam
    Thực ra trong thực chiến trading thì ít ai lại đi sử dụng Fibo "chay" để đo sóng cả, vì nó giống như bơi thi giải quốc tế mà bị trói mất 1 tay vậy. Mình cố làm vậy là để demo cái Fibo cho anh em thôi. Sau này sẽ cố gắng làm thêm một series bài về Elliott, sau đó kết hợp Elliott với Fibo, thì anh em mới có thể dùng nó để chiến đấu được.
     
  7. Cybertron

    Cybertron Moderator

    Tham gia ngày:
    17/11/18
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    1,156
    Giới tính:
    Nam
    Cám ơn các bác đã ủng hộ. Kiến thức về Elliott thì rất mênh mông, mình sẽ cố gắng cô đọng lại thành một loạt bài kiểu ứng dụng thực hành, mang nặng tính thực chiến, chứ không lan man kiểu sách lý thuyết. Nhưng thời gian thì chắc sẽ lâu hơn loạt bài Fibo này, chắc cố gắng 1 tuần làm 1 bài (kiểu kiếm hiệp của bác Kim Dung đăng báo) vì phải nghiền ngẫm nhiều, xem cái gì nên đưa vào, cái gì không cần, và quan trọng là sao cho nó dễ hiểu, dễ thực hành. :D
    Sau đó kết hợp với Fibo là anh em vừa hiểu thêm về Fibo, vừa dùng phối hợp 2 cây Nhật Nguyệt Thần Kiếm này để chiến đấu luôn.
     
    chungkhoan2018, LinhChuppy and Orion like this.
  8. LinhChuppy

    LinhChuppy Guest

    Em cảm ơn anh, bài rất hay. Mong chờ bài về EWP của anh
     
    LinhChuppy, via a mobile device, 11/3/19
    #7
  9. Cybertron

    Cybertron Moderator

    Tham gia ngày:
    17/11/18
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    1,156
    Giới tính:
    Nam
    LinhChuppy thích bài này.
  10. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    Cybertron thích bài này.
  11. Tại sao lúc đầu vẽ hộp đầu tiên lại dùng mốc 50% chứ ko phải 61.8% nay các mốc khác hả bác ?
     
  12. Cybertron

    Cybertron Moderator

    Tham gia ngày:
    17/11/18
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    1,156
    Giới tính:
    Nam
    Theo nguyên lý sóng Elliott thì trong điều kiện thị trường đối xứng đợt sóng mạnh nhất là sóng 3 là trung tâm của cả con sóng mẹ, do đó ta vẽ Fib 0.5 chính là xác định điểm trung tâm của sóng 3. Điểm này cũng chính là điểm trung tâm của cả sóng 3 lẫn sóng mẹ. Khi thị trường đối xứng thì phần sau của con sóng mẹ tính từ trung tâm lên đỉnh cũng bằng từ trung tâm xuống đáy.
     
    Cybertron, via a mobile device, 18/3/19
    #11
    chungkhoan2018 thích bài này.
  13. Tô Đình Văn

    Tô Đình Văn Chứng Sỹ Đại Hiệp

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    402
    Giới tính:
    Nam
    Nghiền ngẫm bữa giờ, mà nếu theo phương pháp này chỉ xuất hiện sóng 3 mình mới đo được hả anh @Cybertron
     
  14. Cybertron

    Cybertron Moderator

    Tham gia ngày:
    17/11/18
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    1,156
    Giới tính:
    Nam
    Đúng rồi Văn ơi, với cách này thì không dùng để vào lệnh mà dùng để dự báo target khi đã vào lệnh. Chủ yếu là để demo cái Fib thôi em.
     
    Cybertron, via a mobile device, 20/3/19
    #13
  15. Cybertron

    Cybertron Moderator

    Tham gia ngày:
    17/11/18
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    1,156
    Giới tính:
    Nam
    Mà lâu nay không thấy Văn nhận định PS hàng ngày nữa nhỉ? Anh thấy em nhận định bằng Ichi chính xác đấy.:D
     
    Cybertron, via a mobile device, 20/3/19
    #14
  16. Tô Đình Văn

    Tô Đình Văn Chứng Sỹ Đại Hiệp

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    402
    Giới tính:
    Nam
    giờ em wa cổ phiếu rồi anh :D, phái sinh giờ do anh @freedom đảm nhận
     
    Cybertron thích bài này.
  17. mrtai

    mrtai Guest

    Cám ơn anh chia sẻ
     
    mrtai, via a mobile device, 29/4/19
    #16
    Cybertron thích bài này.
  18. LinhChuppy

    LinhChuppy Guest

    Công nhận với bác là Fibo vs Elliot đúng kiểu song kiếm hợp bích, e ngồi đo PS bằng 2 thanh niên này độ chính xác khá cao, show cho bạn bè, bọn nó đều gọi là thánh phán =)). Timing k có bài nào viết nhỉ, e thấy cái Fib timezone k đc nuột bằng Gann thì phải, nhưng Gann tài liệu hơi ít, ichimoku thì e có thử nhưng cách hơi thủ công và có sai số
     
    Cybertron and chungkhoan2018 like this.

Lượt bình luận : 16

Chia sẻ trang này