Bí kíp xác định dòng tiền vào Ngành của chuyên gia - Julius de Kempenaer (Phần 1)

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi C.Luận, 5/6/24.

Lượt xem : 1,414

  1. C.Luận

    C.Luận Moderator

    Tham gia ngày:
    8/5/24
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    117
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Tư vấn VPS
    Xin chào mọi người mình là Luận, thì hôm nay là một series về biểu đồ xoay RRG và kỹ thuật xác định "Dòng tiền" của một chuyên gia quản lý quỹ và cũng là huyền thoại tạo ra cái đồ thị xoay này luôn - Julius de Kempenaer. Bài này hơi nghiêng về học thuật nhưng cái nào càng khó càng khiến bạn "Lên trình" kiếm tiền. Không có tiền nào kiếm dễ hết :D

    1. Giới thiệu Relative Rotation Graphs

    Đồ thị xoay tương đối, thường được gọi là RRG, là một công cụ trực quan hóa khá độc đáo để phân tích sức mạnh tương đối. Sức mạnh tương đối là gì ? Là sức mạnh của mã cổ phiếu so với một cái chỉ số chung hoặc là so với nhau (HPG so với VNI hay HPG so với NKG).

    Sức mạnh của RRG là khả năng vẽ đường RS trên một biểu đồ và hiển thị góc quay. Tất cả chúng ta đều đã nghe nói đến việc xoay vòng ngành và loại tài sản: vàng - chứng khoán - USD,... nhưng khá khó để hình dung chuỗi “xoay vòng” này trên biểu đồ tuyến tính. RRG sử dụng bốn góc phần tư để xác định bốn giai đoạn của một xu hướng tương đối. Sự xoay vòng thực sự có thể được miêu tả di chuyển từ góc phần tư này sang góc phần tư khác theo thời gian. Mọi người có thể theo link này để thao tác trực quan hơn.

    [​IMG]

    2. Tiểu sử RRG

    [​IMG]


    RRG được phát triển vào năm 2004-2005 bởi Julius de Kempenaer, người sau này trở thành Giám đốc Nghiên cứu RRG. Khi đang làm nhà phân tích cho một ngân hàng đầu tư ở Amsterdam, anh đã phải đối mặt với hai vấn đề khi thực hiện nghiên cứu kỹ thuật và định lượng về các lĩnh vực ở Châu Âu.

    Đầu tiên, các khách hàng tổ chức quan tâm nhiều đến hiệu quả tương đối hơn là các dự báo định hướng, họ muốn biết nơi nào thừa và nơi nào thiếu trong danh mục đầu tư cổ phiếu của họ.

    Thứ hai, các nhà đầu tư tổ chức này phải đối mặt với tình trạng quá tải thông tin rất lớn, họ cần một công cụ có thể phân biệt rõ ràng những cổ phiếu dẫn đầu với những cổ phiếu tụt hậu. RRG giải quyết các vấn đề này bằng các góc phần tư được phân biệt màu, xếp hạng và tính năng di chuyển từng nấc giúp nhà đầu tư dễ dàng theo dõi bức tranh toàn cảnh.

    3. JdK RS-Ratio

    Trước khi tìm hiểu cấu trúc của RRG, chúng ta phải xem xét hai đầu vào chính của nó: JdK RS-RatioJdk RS-Momentum. Hai chỉ báo này đều đã được “chuẩn hóa” tức là chúng được thể hiện theo cùng một đơn vị đo và dao động trên dưới cùng một mức là 100.
    Câu chuyện chuẩn hóa này được dùng để so sánh các tỷ lệ RS cho các chứng khoán khác nhau, miễn là cùng một tiêu chuẩn. (Cùng đơn vị đo, con cá tra nặng 2 mét nghe nó kỳ đúng không?).

    RS-Ratio là một chỉ báo đo lường xu hướng cho hiệu suất tương đối (relative performance). Tương tự như giá tương đối, RS-Ratio được dùng phân tích tỷ lệ để so sánh chứng khoán này với chứng khoán khác (thường là đối tượng chuẩn - giống như mẹ hay so sánh con với con nhà người ta vậy). Nó được thiết kế để xác định xu hướng và đo lường sức mạnh của xu hướng đó.

    Đồ thị ở dưới thể hiện Technology SPDR (XLK) ở trên khung chính, mức giá tương đối (XLK:$SPX) ở khung giữa và chỉ báo RRG ở dưới cùng. Chúng ta sẽ tập trung ở RS-Ratio (màu đỏ) đầu tiên. RS-Momentum (xanh) lá sẽ được giải thích ở phần kế tiếp.


    • XLK- Technology Select Sector SPDR Fund :
    Là một chỉ số tổng hợp của Ngành ở Mỹ đại diện ngành công nghệ. Giống như bên việt nam mình có chỉ số mỗi ngành vậy. Mấy cái này khá nhức đầu =))

    [​IMG]

    RS-Ratio cung cấp một công cụ rõ ràng để xác định xu hướng trong sức mạnh tương đối. Chỉ báo này phản ánh một xu hướng tăng khi RS khi trên 100 (sức mạnh tương đối) và xu hướng giảm khi dưới 100. Chỉ báo càng ở trên 100 thì xu hướng tăng về sức mạnh tương đối càng mạnh. Chỉ báo càng ở dưới 100 thì xu hướng giảm về sức mạnh tương đối càng mạnh.

    Giống như tất cả các chỉ báo theo xu hướng, chẳng hạn như đường trung bình động, mô hình theo xu hướng, RS-Ratio cũng có độ trễ. Điều này có nghĩa là sẽ có sự chuyển động tăng lên về giá tương đối trước khi tỷ lệ RS vượt trên 100 và cũng như vậy với giảm xuống dưới 100.

    Lưu ý trên biểu đồ ở trên giá tương đối giữa XLK:$SPX đã đạt đỉnh vào đầu tháng 8, nhưng RS không vượt qua mức 100 cho đến giữa tháng 10. Tương tự, giá tương đối đã chạm đáy vào giữa tháng 7, nhưng RS không vượt quá 100 cho đến giữa tháng 9. Đây là điển hình cho các chỉ báo theo xu hướng được thiết kế để bỏ qua các điểm yếu và tập trung vào xu hướng, tránh nhiễu bởi giá ngẫu nhiên.

    Ở bên dưới là một ví dụ khác, biểu đồ Consumer Discretionary SPDR (XLY-Chỉ số người tiêu dùng):

    [​IMG]


    Phải tập trung vào giá trị của RS (giữa) và nó được dùng để so sánh với một tiêu chuẩn so sánh chung. Giả sử chúng ta đang so sánh sức mạnh tương đối của 4 ngành với SPX500 (500 công ty lớn nhất của Mỹ).

    Tỷ lệ so sánh như sau :

    XLK=102.04, XLI=101.41, XLF=100.2, và XLV=103.66.
    Đầu tiên tất nhiên 4 ngành này đều nằm trên 100, có nghĩa là sức mạnh cả 4 ngành đều mạnh hơn thị trường chung. Thứ hai, XLV có điểm cao nhất tức là nó mạnh nhất trong 4 ngành. XLF là yếu nhất trong 4 loại vì điểm nó thấp nhất => Có dòng tiền chảy vào các ngành nhưng vào XLV là nhiều nhất. Đây chính là câu trả lời được dòng tiền như thế nào !


    4. Thực chiến việt nam:

    Chúng ta đều biết ở VN cũng phân ngành nhưng nó không được rõ ràng cho lắm, mỗi công ty phân ngành khác nhau, ví dụ hiện nay Ngành công nghệ đã tăng rất mạnh, vậy làm sao nhận ra khi nó có sóng ngành đầu 2024 hay mới chớm bước vào pha tăng?

    [​IMG]

    Mọi người quan sát RS toàn ngành đã bắt đầu tăng dốc lên từ đầu 2024. Đây cũng là một cách để xác định sao phân biệt được khi nào có dòng tiền vào Ngành - Cổ phiếu.

    Các cổ phiếu công nghệ từ đầu năm 2024 vẫn tăng bất chấp cả thị trường chỉnh : FPT - ELC - TTN - VGI ,....

    [​IMG]

    Đây là một ví dụ về sức mạnh ngành, bài RRG còn dài, mỗi ngày mình sẽ đăng một ít kiến thức và ví dụ thực tế ở chứng khoán việt nam để mọi người tham khảo. Bài này nói về JDK Ratio thì bài sau nói về JDK Moment nhé. Xin cảm ơn.

    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Chính Luận
    Zalo : 0356.357.260
    Group cộng đồng : https://zalo.me/g/uxiizs694
    Youtube: http://www.youtube.com/@LuanVsa
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
     
    AnPham213 thích bài này.

Lượt bình luận : 0

Tags:

Chia sẻ trang này