Cấu trúc phân phối trong phương pháp Wyckoff

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Hoài An, 17/10/24.

Lượt xem : 661

  1. Hoài An

    Hoài An Member

    Tham gia ngày:
    30/8/24
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    13
    Giới tính:
    Nữ

    Xin chào mọi người, mình là An. Nếu mọi người theo dõi mình sẽ thấy những bài viết về cấu trúc tích luỹ trước đó mình đã chia sẻ. Nó có hữu ích với mọi người không nhỉ?

    Nếu như CẤU TRÚC TÍCH LŨY báo hiệu một xu hướng tăng sắp diễn ra, thì ngược lại, CẤU TRÚC PHÂN PHỐI lại là dấu hiệu cho thấy thị trường sắp bước vào giai đoạn giảm giá. Hãy cùng chờ đón những phân tích thú vị sắp tới nhé!

    cau-truc-phan-phoi-trong-phuong-phap-wyckoff1.png

    CẤU TRÚC PHÂN PHỐI LÀ GÌ?
    Cấu trúc phân phối (Distribution) là giai đoạn các cá mập (Smart Money) âm thầm bán ra cổ phiếu sau khi nhận thấy thị trường đã tăng quá mạnh. Họ không bán ồ ạt mà thực hiện một cách âm thầm, tránh gây sốc cho thị trường.

    Sau khi cá mập đã bán được 1 lượng lớn cổ phiếu, áp lực bán sẽ tăng đột biến, đẩy thị trường vào giai đoạn giảm giá. Nếu hiểu rõ được cấu trúc phân phối này sẽ giúp mọi người xác định được điểm đảo chiều của thị trường trong 1 xu hướng tăng mạnh.


    TRONG GIAI ĐOẠN PHÂN PHỐI BAO GỒM 5 PHASE VÀ 9 EVENTS NHƯ HÌNH SAU:
    (Mình vẫn sẽ làm 1 chuỗi series về vai trò của mỗi sự kiện diễn ra trong các phase của cấu trúc phân phối tương tự như với cấu trúc tích lũy, theo dõi mình để đọc thêm nhé!)


    cau-truc-phan-phoi-trong-phuong-phap-wyckoff2.png

    1. Ý nghĩa của mỗi Phase giao dịch trong cấu trúc phân phối




    cau-truc-phan-phoi-trong-phuong-phap-wyckoff3.png


    • Phase A (Kết thúc xu hướng tăng trước đó): Là giai đoạn đánh dấu kết thúc của xu hướng tăng trước đó, lúc này lượng cầu vẫn còn chiếm ưu thế hơn so với lực cung trên thị trường, kèm theo khối lượng lớn (Cầu > Cung). Tuy nhiên, đã có dòng tiền lớn là Smart Money đang đi vào thị trường và nỗ lực chặn lại xu hướng tăng (được thể hiện qua khối lượng giao dịch ở vị thế bán tăng mạnh).

    • Phase B (Hình thành nguyên nhân): Ở giai đoạn này thị trường sẽ xây dựng 1 quy luật có tên gọi là “nguyên nhân-kết quả". Khi các cá mập bắt đầu bán cổ phiếu ra cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ là lúc NGUYÊN NHÂN được tạo ra, điều đó sẽ dẫn đến KẾT QUẢ là 1 xu hướng giảm mạnh sau đó sẽ được hình thành.

    • Phase C (Dẫn dụ): Đây là giai đoạn các cá mập thực hiện cú lừa bằng việc đẩy giá lên cao để dẫn dụ các nhà đầu tư mua vào vì lầm tưởng xu hướng tăng vẫn tiếp tục. Ở đó các cá mập đã bán ra được 1 lượng lớn cổ phiếu ở mức giá cao trước khi xu hướng giảm được hình thành

    • Phase D (Xác nhận xu hướng giảm): Ở giai đoạn này, giá liên tục phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ , là thời điểm mà Smart Money đã hấp thụ đủ 1 lượng cung mạnh kèm theo khối lượng lớn, bắt đầu quá trình đẩy giá xuống. Tuy nhiên, ở đây sẽ có LPSY (Last point of supply) điều chỉnh trở lại mức kháng cự để test lại nguồn cầu quanh đó, chuẩn bị cho đợt giảm giá mạnh mẽ tiếp theo.

    • Phase E (Giảm mạnh): Giai đoạn cuối của cấu trúc phân phối, thị trường bước vào xu hướng giảm rõ rệt, lực bán áp đảo, giá giảm liên tục và nhanh chóng. Đây là giai đoạn mà các nhà đầu tư nhỏ lẻ nhận ra xu hướng giảm nhưng đã quá muộn để thoát khỏi thị trường.

    2. Ý nghĩa của các sự kiện (Events) trong cấu trúc phân phối

    2.1. PSY (Preliminary Supply) - Nguồn cung ban đầu:

    Đây là sự kiện các tay chơi lớn âm thầm bán ra 1 lượng cổ phiếu nhằm chặn lại xu hướng tăng trước đó. Tuy nhiên, nỗ lực này luôn luôn thất bại (sẽ được gọi là PSY tiềm năng vì chưa ngăn được xu hướng tăng thành công), vì xu hướng tăng không thể dừng lại ngay mà phải có nhiều lần nỗ lực ngăn lại trước khi xuất hiện lần chặn thành công.

    • Đặc điểm của PSY: khối lượng giao dịch lớn ở 1 vài cây nến nhưng sau đó vẫn Break down.
    cau-truc-phan-phoi-trong-phuong-phap-wyckoff4.png

    2.2. BC (Buying climax) - Mua cao trào:

    Sự kiện này xảy ra trong 1 xu hướng tăng mạnh mẽ, dưới tác động của những thông tin tích cực (trên báo, nền tảng xã hội, tin tức chính trị, kinh tế,...) đã bẫy được các nhà đầu tư thiếu thông tin mua vào dẫn đến giá tăng tốc nhanh chóng và chạm vào đỉnh thị trường.

    • Vai trò của BC: Mức giá cao nhất do sự kiện tạo ra giúp nhà đầu tư xác định được kênh trên của khung giá (Trading Range).
    • Đặc điểm của BC: Sự kiện này thường đi kèm với khối lượng giao dịch lớn, thân nến dài, giá giảm và tốc độ nhanh hoặc chuỗi nến có khối lượng cao hơn bình thường đi thèm với thân nến hẹp.
    cau-truc-phan-phoi-trong-phuong-phap-wyckoff5.png


    2.3. AR (Automatic Reaction) - Điều chỉnh kỹ thuật:

    Ở giai đoạn này, lực mua đã giảm và lực bán bắt đầu vào thị trường giúp đẩy giá xuống thấp. Các anh chị chú ý ở giai đoạn này mức giá thấp nhất của con sóng hồi xác định kênh trên của TR (Trading Range).


    cau-truc-phan-phoi-trong-phuong-phap-wyckoff6.png


    2.4. ST (Secondary test) - Kiểm tra thứ cấp:

    Đây là giai đoạn thị trường muốn test lại xem cầu có còn mạnh mẽ sau sự kiện BC vừa diễn ra hay không. Tuy nhiên tại đây chuyển động giá và khối lượng đã giảm mạnh do thiếu lực thúc đẩy từ các tay chơi lớn.

    • Tuy nhiên, với trường hợp giá phá thủng qua kháng cự BC, các anh chị nhà đầu tư cần phải thật sự cẩn trọng vì có khả năng thị trường chỉ đang tạo ra PSY (nguồn cung ban đầu) thôi.
    cau-truc-phan-phoi-trong-phuong-phap-wyckoff7.png



    2.5. UT (Upthrust) - Hành động “bẫy giá"

    Tại đây, sẽ có 1 vài cây nến với khối lượng thấp được đẩy lên cao phá vỡ mức kháng cự do BC tại ra, tuy nhiên, đây là 1 đòn bẩy giá, sau đó nó sẽ quay đầu lại TR và tạo nên 1 cú giảm mạnh xác nhận rằng xu hướng tăng trước đó chỉ là tạm thời.



    2.6. mSOW (Minor sign of Weakness) - Dấu hiệu suy yếu nhỏ:

    Giống như sự kiện ST (dưới dạng SOW) trong cấu trúc tích lũy, mSOW là 1 điểm phá vỡ tạm thời mức hỗ trợ trước đó và nhanh chóng trở lại vào bên trong khung giá. Đây là hành động kiểm tra mức đáy thấp nhất do AR tạo ra

    2.7. UTAD (Upthrust after distribution): “Bẫy giá sau phân phối

    Về lý thuyết thì nó là Upthrust, nhưng nó được xảy ra ở phase C nên nó là Upthrust sau phân phối - UTAD, đây là chuyển động tăng giá vượt ra khỏi khung giá với mục đích kiểm tra lại liệu người mua có khả năng đẩy giá cao lên và tạo ra đỉnh mới hay không. Nhưng sau đó sẽ quay lại xu hướng giảm nhanh chóng.


    2.8. MSOW (Major sign of Weakness) - Dấu hiệu suy yếu mạnh:

    Sự kiện MSOW xuất hiện khi có khối lượng tăng lên trong khi giá giảm mạnh, lúc này nguồn cung hiện đang chiếm ưu thế. Mọi người chú ý nên sử dụng điểm này làm điểm kích hoạt tín hiệu bán cho những nhà giao dịch ngắn hạn.


    cau-truc-phan-phoi-trong-phuong-phap-wyckoff8.png

    2.9. LPSY (Last point of Supply) - Điểm kháng cự cuối cùng:

    LPSY giống như nỗ lực cuối cùng của những nhà đầu tư nhỏ lẻ muốn giữ xu hướng tăng, nhưng bị chặn lại bởi lực bán mạnh từ các tay chơi lớn. Khi LPSY xuất hiện, nó thường báo hiệu rằng xu hướng giảm sắp tiếp tục và thị trường sẽ không còn giữ được đà tăng nữa.


    VÍ DỤ THỰC TẾ VỀ CÁC PHASE VÀ EVENTS TRONG CẤU TRÚC PHÂN PHỐI

    cau-truc-phan-phoi-trong-phuong-phap-wyckoff9.png

    Vậy bài viết hôm nay tới đây là hết rồi, mong những kiến thức mình chia sẻ sẽ giúp ích cho các anh chị. Chúc các anh chị giao dịch thành công !

    Nếu có thắc mắc hoặc góp ý gì, xin mời quý Anh, Chị để lại bình luận hoặc liên hệ qua thông tin mình đính kèm bên dưới.

    Trân trọng!
    Hoài An
    Zalo/SĐT: 0704431648
    Facebook: https://www.facebook.com/hoaianlee0603/
    Youtube: https://www.youtube.com/@Anlewyckoff
    Tiktok:https://www.tiktok.com/@thosancophieuvangis_from_webapp=1&sender_device=pc


    Link tham khảo bài viết cấu trúc tích luỹ:
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/10/24
    Đức85 thích bài này.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Phase B: Bước Ngoặt Quan Trọng Trong Cấu Trúc Tích Lũy Theo Phương Pháp Wyckoff Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 18/9/24
    Theo dấu Smart Money: Bí ẩn cấu trúc tích luỹ trong thị trường Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 14/9/24
    Phase A: Giai đoạn đảo chiều xu hướng - Cân bằng lại cung - cầu Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 17/9/24
    [Học phân tích cơ bản] 1001 câu chuyện về chỉ số P/E và ứng dụng của nó Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 26/2/19
    Trước khi quyết định mua một mã cổ phiếu, nhà đầu tư nên trả lời 9 câu hỏi này Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 31/12/18

  3. Đức85

    Đức85 New Member

    Tham gia ngày:
    17/10/24
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Cám ơn bạn chia sẻ :) Hi vọng bạn chia sẻ kinh nghiệm nhiều hơn nữa cho ae học tập
     
    Hoài An thích bài này.
  4. Hoài An

    Hoài An Member

    Tham gia ngày:
    30/8/24
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    13
    Giới tính:
    Nữ
    Cảm ơn anh nhé
     

Lượt bình luận : 2

Chia sẻ trang này