Khám Phá Thanh Giá Breakout: Chìa Khóa Để Đón Đầu Xu Hướng

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi AnPham213, 25/8/24.

Lượt xem : 371

  1. AnPham213

    AnPham213 Member

    Tham gia ngày:
    20/10/22
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    17
    Giới tính:
    Nam
    Khám Phá Thanh Giá Breakout - Chìa Khóa Để Đón Đầu Xu Hướng

    Xin Chào anh chị em, lại là em An đây, hôm nay xin chia sẻ với anh chị em một thanh giá mà tại đó cho điểm vào lệnh với lợi nhuận cực kì cao cũng như tối ưu được cả về mặt chi phí cơ hội (thời gian) và tối thiểu được rủi ro hay em An hay nói đó là điểm mua rủi ro thấp. Không làm mất thời gian của anh chị em hơn nữa, hãy cũng em An tìm hiểu thanh giá này nhé.

    [​IMG]

    1. Cấu tạo và đặc điểm nhận dạng thanh giá Stopping volume là gì?

    Tương tự như như các bài viết trước, sẽ có một số anh chị em lần đầu tiếp cận tới phương pháp VSA, nên em xin ôn sơ qua 4 yếu tố chính của phương pháp VSA, mà 4 yếu tố này sẽ là nền tảng để phát triển nên toàn bộ lý thuyết liên quan đến các thanh giá VSA khác như Selling climax, shakeout, stopping volume, buying climax,... anh chị em nào đã biết thì có bỏ qua phần này để đi đến phần tiếp theo luôn nhé.

    [​IMG]


    Dựa trên 4 yếu tố trên thì thanh giá Stopping volume sẽ gồm 4 đặc điểm như sau:

    Khái niệm: Breakout là một thanh giá tăng với biên độ thanh giá (spread) rộng đóng cửa ở mức cao nhất phiên ở gần cao nhất phiên (thường giá đóng cửa nằm ở 30% ở phần cao nhất của thanh giá), đi kèm với khối lượng lớn, thường là tầm 1.5 lần khối lượng trung bình 20 phiên. Theo kinh nghiệm ở thị trường thị trường chứng khoán Việt Nam, các phiên này thường là là thanh tăng trên 3% (đây chỉ là 1 con số thường xảy ra để anh chị em có thể dựa vào để backtest nhé)

    #1: Khối lượng thanh giá lớn, thường sẽ là gấp 1.2-1.5 lần khối lượng trung bình 20 phiên

    Lưu ý khối lượng với phiên breakout: Khối lượng không được quá lớn theo kiểu ultra high hay very ultra high volume, khối lượng quá lớn thường là dấu hiệu của cung. Phần này em có lưu ý ở cuối bài bằng code volume của Tom William - Cha đẻ phương pháp VSA.

    #2: Biên độ thanh giá lớn

    #3: Lý tưởng sẽ là đóng cửa dứt khoát ở cao nhất, hoặc có thể gần cao nhất thanh giá (nằm ở 30% cao nhất của thanh giá.

    #4: Xu hướng và bối cảnh thị trường, phần này cực kì quan trọng nè anh chị em, em hay ví như thế này ví dụ anh chị em thấy một chiếc xe tăng trong thời bình được đặc ở bảo tàng nó sẽ hiền như bụt, nhưng nếu thời là thời chiến quân địch nhìn thấy chiếc xe tăng này trên chiến trường thì chỉ có xanh tái mặt nói thế thôi để anh chị em hiểu được bối cảnh nó quan trọng như thế nào đối với một thanh giá VSA, thôi vào luôn phần bối cảnh nhé anh chị em, cũng ngắn thôi.
    • Trước thanh giá là một vùng tích luỹ vững chắc, các nền giá này có thể xuất hiện dưới dạng vai đầu vai ngược, mẫu hình hai đáy, nền giá phẳng, 3-C, VCP,...
    • Trước thanh giá này có thể là vùng LPS/BACK UP ở phase D trong phương pháp Wyckoff.
    2. Diễn biến tâm lý ở thanh giá này như thế nào?

    Khi nghiên cứu về các thanh giá VSA, đa phần anh chị em sẽ khá là thích tập trung vào phần cấu tạo và đặc điểm thanh giá. Nhưng đối với em cái phần thú vị hơn nó nằm ở phần diễn biên tâm lý của phe mua và bán, phần nhận dạng chỉ là bề nổi thôi. Cái chính là làm sao chúng ta hiểu được diễn biến cung cầu bên trong thanh giá và tâm lý. Hiểu được bản chất thì không lo áp dụng sai ha anh chị em.

    Tâm lý nhà đầu tư cá nhân: Trong phiên này anh chị em thường có tâm lý rất là hưng phấn và fomo (Fear of missing out - sợ bị bỏ rơi không mua được hàng) vì giá tăng mạnh. Giá liên tục đẩy lên, lúc này tâm lý ai cũng muốn tối ưu giá thấp nè anh chị em nên sẽ đặt giá thấp. Nhưng thường những phiên này khi Smart money họ đã quyết tâm break là họ sẽ tăng nhanh để bỏ lỡ chúng ta. Thế nên giá tiếp tục bị đẩy lên cao hơn, giá không khớp và mọi người liên tục sửa để khớp lệnh. Chần chừ khúc đầu và fomo sửa giá khúc sau thì cuối cùng muốn mua được nhà đầu tư đành đu giá trần cho thoả cái tâm lý mua được hàng là yên tâm

    [​IMG]

    Nói thêm chút về diễn biến của các bên tham gia. Hành động của các bên tham gia ở phiên này sẽ giúp anh chi em hiểu rõ hơn về bản chất của phiên breakout. Em ví dụ một hình ảnh như thế này Anh chị em có tưởng tượng là để đi từ Nam ra Bắc anh chị em phải đi qua các trạm thu phí và phải trả một khoản phí cầu đường mới được phép đi tiếp, nhưng thường thì anh chị em muốn trả ít phí nhất có thể. Câu hỏi đặt ra là vậy làm sao để trả phí ít nhất có thể? Câu trả lời là: Chạy nhanh qua trạm thu phí khi người giám sát không để ý càng nhanh càng tốt (hình ảnh này là chỉ là để anh chị em dễ hình dung ra phiên breakout thôi nhé , không lại bảo em ăn gian). Đây là cách truyền thống mà smart money hay sử dụng, nhưng cực kì uy tín. Phiên breakout này cũng vậy hình ảnh chạy nhanh qua trạm thu phí (trạm thu phí chính là vùng cung) cũng tương tự như hình ảnh giá đi tới vùng cung thì bật tăng thật mạnh và nhanh hoặc bắt đầu mở gap nhảy vọt qua vùng cung như vậy là tránh được phí phải trả để đi qua trạm rồi ha anh chị em . Ngoài Smart money thì còn nhiều bên tham gia nữa, vậy hành động của họ là gì:
    • Người đu hàng ở nguồn cung số [1] (Xem hình bên dưới) sẽ có một chút lời mỏng và lúc này họ thấy có lời nên không bán nữa

    • Thu hút được lượng cầu mới sau khi giá tăng vượt nền giá cũ, lượng cầu này khiến giá tiếp tục tăng.

    • Những nhà giao dịch bị thua lỗ sớm bán ở phiên break, nhanh chóng mua lại để bù đắp khoản lổ

    • Những nhà giao dịch chờ đợi phiên break cũng mua vào

    • Cuối cùng những nhà giao dịch không nắm chút cổ phiếu nào giờ cũng bắt đầu quay lại mua
    unnamed.png


    3. Giao dịch với phiên breakout bar như thế nào?

    Đối với những ai chưa có sự chuẩn bị cho phiên này thường là sẽ bị dính vào tâm lý thất vọng vì không mua được hàng, lúc sau chính những người này là người mà sẽ fomo đu theo thanh giá này. Có một điều khá rủi ro đó là nếu phiên này anh chị em mua ở buổi sáng nhưng tới phiên chiều bị bán ngược lại thành phiên upthurst (là một phiên đóng cửa ở mức thấp có bóng nến ở trên dài với khối lượng lớn) thì đôi khi lại thành đu đỉnh. Để tránh được tâm lý này thì chúng ta cần chuẩn bị trước các kịch bản để đón chờ cho phiên bùng nổ này, cơ bản sẽ gồm vài điểm mua quanh phiên này, anh chị em có thể cân nhắc nhé:

    Điểm mua #1: Tại các vùng LPS/BU ở phase D của Wyckoff, các vùng thu hẹp của mô hình VCP, đáy 2 của mô hình 2 đáy, phần tay cầm của cốc tay cầm,... Xuất hiện các phiên Test for supply và no supply đây sẽ là vùng ace có thể mua thăm dò

    Điểm mua #2: Tại phiên breakout, điều kiện cần là phải có vị thế ở điểm mua số 1, nếu chưa có thì bỏ qua điểm mua này

    Điểm mua #3: Điểm mua pullback, anh chị em có thể đọc thêm ở link bên dưới, em đã có viết một bài về điểm mua này. Nhược điểm của cách mua này là sẽ bị bỏ rơi, tuy nhiên ưu điểm xác suất an toàn có lời là rất cao.


    Tiếp theo, cùng em An đi đến các ví dụ nhé.


    Ví dụ về cổ phiếu FRT: Một con hàng cực kì mượt, anh chị em đọc lần lựt theo số thứ tự em comment trong hình để tiện theo dõi nhé.

    [​IMG]

    Ví dụ về cổ phiếu HPG: Ở Ví dụ này chúng ta thấy từ điểm mua theo chiến thuật breakout bar khá là hữu ít khi lợi nhuận “sương sương” 47% ha anh chị em. Vừa tối ưu hoá thời gian khi không cần phải ôm hàng qua hết vùng tái tích luỹ và tối ưu cả giá vốn cùng 2 điểm mua. Điểm pullback không xảy ra, đây cũng là nhược điểm cố hữu mà chúng ta phải chấp nhận, deal nào cũng ăn thì chén thánh rồi, mà thị trường này làm gì có chén thánh

    [​IMG]

    Ví dụ về cổ phiếu SSI: Xu hướng tăng và mẫu hình tái tích luỹ theo mẫu hình VCP, là một trong những bước chúng ta cần xác định đầu tiên. Ở phiên này phiên break tầm gấp đôi so với trung bình (MA20 ngày), hơi cao, tuy nhiên giai đoạn này thị trường không có gì ngoài tiền (lãi suất rẻ năm 2021) nên giá tiếp tục đẩy cao hơn dù lượng cung ập vào phiên này cũng không phải là nhỏ.

    [​IMG]

    4. Lưu ý

    Để phiên breakout là xảy ra như một phiên kiểu mẫu, anh chị em phải chắc chắn rằng trước phiên này là một vùng tích luỹ, hoặc tái tích luỹ trong xu hướng tăng cùng khối lượng vừa phải. Khi breakout bar diễn ra tron một giai đoạn thị trường không có tích luỹ phía trước cùng khối lượng ập vào thị trường là ultra high hoặc very ultra high thì nhiều khả năng đó là cung và xu hướng tăng sẽ sớm kết thúc.

    Ví dụ cổ phiếu HPG: Giá mở gap bật tăng với very ultra high volume (volume cao hơn gấp 2 lần trung bình 20 phiên) mà không có nền tái lích luỹ trước đó. Trong bài có sử dụng code volume của Tom William - cha đẻ của Phương pháp VSA để mô phỏng cho anh chị dễ hình dung về very ultra high volume nó như thế nào, anh chị thấy đấy khi giá bật tăng không từ nền cùng very ultra high volume tức là cung đang bán xuống rất nhiếu đối ứng với lực mua lên khiên in lên thanh khối lượng siêu to khổng lồ và kết quả là giá đảo chiều giảm ngay sau đó.

    [​IMG]

    Bài viết tới đây là hết. Anh chị em nếu có thắc mắc gì về bài viết Breakout bar về cách áp dụng thanh giá này để giao dịch cũng như là kiểm tra xem phiên breakout bar này có vào lệnh được khônng chẳng hạn,... Hay bất cứ gì liên quan đến phân tích kĩ thuật, phương pháp Wyckoff/VSA mẫu hình thì đừng ngại để lại comment hoặc inbox cho em theo liên hệ bên dưới. Chúc anh chị em giao dịch thật thành công cùng Breakout Bar!

    Link bài viết giao dịch theo PP pullback: http://kakata.vn/thang-lon-voi-giao...loi-nhuan-toi-da-rui-ro-toi-thieu.t11672.html
    -----------------------------------------------------------------------
    Thông tin liên hệ
    An Pham|Trend Following
    0326.017.170
    Group zalo cộng đồng: https://zalo.me/g/edmigk069
    -----------------------------------------------------------------------
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này