Mr Trump :“Made in the USA - Buy American - Hire American” KHƠI MÀO THƯƠNG CHIẾN

Thảo luận trong 'Nhận định thị trường chung' bắt đầu bởi Tâm Baby, 14/11/24.

Lượt xem : 110

  1. Tâm Baby

    Tâm Baby New Member

    Tham gia ngày:
    19/5/24
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    3
    Giới tính:
    Nữ
    Đã một tuần qua đi với chiến thắng của Mr Trump ở cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, vậy nền tài chính thế giới vừa qua đã có biến động gì?

    - Cổ phiếu Mỹ tăng mạnh
    - Chỉ số đồng USD (DXY) tăng mạnh
    - Bond yield tăng trở lại (phản ảnh rủi ro lạm phát).

    upload_2024-11-14_21-47-55.png

    - Bitcoin & crypto tăng mạnh
    - Vàng giảm về dưới 2700
    - Tesla tăng 46% chỉ trong 5 phiên giao dịch ngay sau khi Mr Trump đắc cử.
    upload_2024-11-14_21-49-6.png

    Trung Quốc: áp lực càng nặng nề hơn khi tương lai cuộc chiến thương mại có thể diễn ra nếu Mỹ áp thuế 60% đối với hàng hóa của Trung Quốc. Và chính phủ Trung Quốc đã ra gói cứu trợ tài khóa ~10,000 tỷ CNY (~1,400 tỷ USD) để hỗ trợ nền kinh tế.

    Trên đây là những diễn biến nổi bật nhất tuần qua, vậy sau khi đắc cử thì những chính sách của Mr Trump có thể tác động thế nào đến nền kinh tế thế giới? Sau đây sẽ là một vài phân tích về những chính sách nổi bật nhất.

    Tăng thuế lên hàng nhập khẩu: 60% các mặt hàng từ Trung Quốc và 20% cho tất cả các mặt hàng từ các nước khác- mục đích là Mỹ muốn kìm hãm lại mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc và thu hút thêm vốn FDI từ các đối tác nước ngoài đến đầu tư tại Mỹ. Nếu chính sách này được áp dụng thì Mr Trump không chỉ khai chiến với Trung Quốc… mà với tất cả các đối tác thương mại trên thế giới!
    - Tăng thuế nhập khẩu thì:
    + Giá hàng nhập khẩu tăng dẫn đến chi phí đầu vào tăng
    + Chính sách giảm nhập cư sẽ làm thiếu hụt lao động giá rẻ=> chi phí lao đông tăng
    => giá hàng hóa tăng theo =>nguy cơ lạm phát tăng trở lại=> đồng USD tăng giá.
    - Tăng thuế nhập khẩu thì các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ cũng sẽ gặp khó khăn do nguy cơ các nước khác có hành động trả đũa lại (ảnh hưởng chuỗi cung ứng toàn cầu)
    => xuất khẩu giảm => GDP Mỹ giảm.

    Chính sách này có thể gây ra 2 hậu quả đó là tăng lạm phát - giảm GDP => Vòng tròn lẩn quẩn GDP giảm thì Fed phải cắt lãi suất, nhưng lạm phát tăng thì Fed lại phải nâng lãi suất. Những tác động này Mỹ có thể khắc phục bằng cách giảm nhập khẩu, gia tăng sản xuất tại chính quốc, nhưng điều này cần phải có thời gian để dịch chuyển chuỗi sản xuất và những năm đầu tiên khi Mr Trump nhậm chức tăng trưởng kinh tế toàn cầu CÓ THỂ sẽ chịu tác động tiêu cực từ cuộc thương chiến này.

    Và, đây cũng là chiêu trò của Mr Trump để nâng cao vị thế cho đồng USD sẵn sàng áp mức thuế quan cao nếu quốc gia nào đó giảm dự trữ đồng USD.

    Riêng với Việt Nam, có thể sẽ gặp các bất lợi sau:

    -
    Rào cản thuế nhập khẩu 20% sẽ tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Theo báo cáo sau đây thì VN thuộc top 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu đến Mỹ => ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng.
    upload_2024-11-14_21-59-1.png
    upload_2024-11-14_21-59-17.png
    - Dòng tiền đầu tư bị thu hút về Mỹ: Với việc thuế giảm, đồng USD mạnh lên thì doanh nghiệp niêm yết Mỹ sẽ có lợi thế để hút vốn đầu tư về Mỹ => Dòng tiền vào các thị trưởng mới nổi trong đó có VN sẽ bị hạn chế => đây cũng là nguyên nhân dòng vốn nước ngoài rút ròng trong thời gian gần đây.

    - Đồng USD mạnh, lãi suất giảm chậm hơn => áp lực tỷ giá => Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) phải có chính sách điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt, kiểm soát lạm phát và duy trì ổn định tiền tệ.

    Bên cạnh những bất lợi có thể gặp phải, vẫn có những ngành nghề được hưởng lợi và nếu tận dụng tốt thì cơ hội tăng trưởng là vẫn có.

    - Chính sách thương mại thắt chặt của Mr Trump đối với Trung Quốc có thể thúc đẩy nhiều công ty đa quốc gia chuyển dịch cơ sở sản xuất sang các quốc gia khác, trong đó có Ấn Độ, Asean, Việt Nam… Điều này làm tăng nhu cầu bất động sản công nghiệp, và sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp SZC, IDC, KBC, PHR, DPR…

    - Đối với các mặt hàng xuất khẩu, VN có cơ hội thay thế hàng Trung Quốc tại Mỹ tuy nhiên phải lưu ý rủi ro thuế quan cao hơn như đã đề cập ở phần trên:

    - Dệt may: MSH, TNG, VGT
    - Thủy sản: VHC, MPC, FMC
    - Điện tử và linh kiện: FPT, MSN
    - Gỗ: ACG

    Nguồn: Tổng hợp
    Tâm Baby- 0943 43 6699

     

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này