Yếu tố để bắt đáy cổ phiếu thành công: phân bổ danh mục hiệu quả

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 12/12/18.

Lượt xem : 2,407

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    yeu-to-de-bat-day-co-phieu-thanh-cong-phan-bo-danh-muc-hieu-qua-1.jpg

    Trong một thị trường tăng, việc mua cổ phiếu không có gì là khó cả. Đơn giản chỉ là tìm điểm vào lệnh cho hợp lý thì nhà đầu tư đã có thể giành 50% tỷ lệ thành công. Tuy nhiên, khi thị trường giảm điểm, việc mua bán sẽ không còn dễ dàng như vậy nữa. Việc chọn điểm mua hay điểm bán là khó hơn bao giờ hết. Vào thời điểm này, mọi thời điểm bạn nhảy vào thị trường đều được gọi là hành động "bắt đáy" - bắt dao rơi. Quả không dễ dàng gì, nhưng nếu biết cách quản trị rủi ro và phân bổ danh mục hợp lý thì việc bắt đáy sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

    Ở bài trước, tôi có hướng dẫn cho anh em một chiến lược bắt đáy an toàn. Nhưng để trọn vẹn và hoàn hảo hơn cũng như xác suất thành công cao hơn, chúng ta cần phải có một chiến lược nữa, đó là chiến lược quản trị danh mục hợp lý hay nói cách khác phải xuống tiền như thế nào, khi nào thì bán cắt lỗ, chỉ cho phép lỗ tối đa bao nhiêu tiền. Nhờ vậy mà khi bạn lỗ bạn sẽ lỗ ít, nhưng khi lời thì lời rất nhiều.

    Phương pháp quản lý danh mục này được xây dựng bằng 2 quy tắc tham khảo từ quyển sách "Phương pháp mới để giao dịch kiếm sống" của tiến sĩ Alexander Elder. Phương pháp này được ông viết cho các trader chứng khoán, do đó đối với chứng khoán Việt Nam thì hoàn toàn phù hợp, nhà đầu tư có thể yên tâm sử dụng.

    QUY TẮC 1: QUY TẮC 2% CHO MỖI LẦN MUA CỔ PHIẾU

    yeu-to-de-bat-day-co-phieu-thanh-cong-phan-bo-danh-muc-hieu-qua-2.jpg

    Lưu ý, đây là những quy tắc cho anh em đánh lướt sóng, không dành cho đánh dài hạn nhé, bởi lẽ đánh dài hạn thì chuyện giá trị danh mục giảm tới 20% là việc bình thường.

    2% ở đây tôi muốn nói là dành cho mỗi lần mua cổ phiếu tức là tỷ lệ tối đa mà lần mua này được phép lỗ. Nếu vượt ngưỡng 2% tài khoản, các bạn buộc phải cắt lỗ và không chần chừ gì nữa. Như vậy, lệnh mua cổ phiếu A của bạn chỉ có thể lỗ 2% tài khoản mà thôi.

    Tôi lấy ví dụ như thế này, giả sử bạn có 100 triệu đầu tư vào chứng khoán và chỉ mua 1 cổ phiếu mà thôi, bạn quyết định chọn mua cổ phiếu HPG với giá là 38.500 đồng /CP.

    Như vậy, theo quy tắc 2% thì bạn chỉ được phép lỗ trong lần mua cổ phiếu HPG này là 100 triệu x 2% = 2 triệu.

    Bạn đặt vùng bán cắt lỗ ở 37.000 đồng vì đây là vùng đáy cổ phiếu. Nếu giá đi xuống và chạm mức 37.000, bạn sẽ lỗ 38.500 - 37.000 = 1.500 đồng /CP.

    Ta làm phép tính như sau:

    Chỉ được phép lỗ 2 triệu đồng

    Chỉ được phép lỗ 1.500 đồng / CP

    Suy ra số cổ phiếu hợp lý theo quy tắc cần phải mua lần này là 2 triệu / 1.500 = 1330 cổ phiếu HPG.

    Như vậy với tổng vốn 100.000.000 triệu và chỉ mua cổ phiếu HPG theo quy tắc quản lý vốn 2% thì:

    + Bạn được mua tối đa 1330 cổ phiếu

    + Mua tại 38.500, bán cắt lỗ tại 37.000 => chỉ được phép lỗ 1.500 đ / CP

    Trường hợp xấu nhất bạn chỉ lỗ 2 triệu đồng cho toàn bộ lệnh.

    Dĩ nhiên, để làm được như vậy, bạn cần phải chọn điểm mua hợp lý sao cho đặt stoploss chỉ 1.500 đ.

    Nhờ quy tắc này bạn có thể:

    + Kiểm soát được mức thua lỗ của mình, chỉ cho phép thua lỗ tối đa như vậy thôi.

    + Bạn sẽ phải chăm chút vào điểm mua và điểm bán cắt lỗ nhiều hơn chứ không được tùy tiện thích mua đâu thì mua, bán đâu thì bán nữa.

    + Giảm được rủi ro đáng kể khi bạn sai lầm. Xét về lâu dài, bạn sẽ thành công vì tiết kiệm chi phí cho thị trường rất nhiều

    QUY TẮC 2: QUY TẮC 6% RỦI RO ĐƯỢC PHÉP CHO TOÀN BỘ DANH MỤC

    yeu-to-de-bat-day-co-phieu-thanh-cong-phan-bo-danh-muc-hieu-qua-3.jpg

    Quy tắc 2% khá đơn giản vì nó chỉ xét trên một lần mua cổ phiếu của bạn. Tuy nhiên toàn bộ danh mục thì cần phải có 1 chiến lược quản lý khác, đó là quy tắc 6%.

    Quy tắc 6% cho biết tỷ lệ hay số tiền được phép thua lỗ cho toàn bộ danh mục hay toàn bộ tài khoản.

    Ở ví dụ trên, tài khoản 100.000.000 của chúng ta chỉ đi mua HPG. Nhưng trong thực tế chúng ta mua nhiều hơn 1 loại cổ phiếu. Như vậy phải quản lý như thế nào đây. Rất mừng là quy tắc 6% có thể giúp chúng ta.

    Giả sử tài khoản của bạn vẫn là 100.000.000 nhưng lần này bạn không chỉ mua HPG mà còn mua thêm PNJ và MWG nữa. Mỗi loại cổ phiếu bạn cũng tuần thủ quy tắc 2%.

    Quy tắc 6% sẽ chỉ cho bạn lỗ tối đa 6% hay 6 triệu cho toàn bộ danh mục 100 triệu.

    Ví dụ, bạn mua HPG thua 2% tức là 2 triệu. Lô cổ phiếu PNJ bạn cũng thua 2% tương được 2 triệu nữa. Và lô MWG bạn cũng phải bán cắt lỗ 2% là thêm 2 triệu nữa.

    Tổng cộng bạn đã lỗ 6 triệu, tương đương với 6% tài khoản. Lúc này bạn không nên mua bán gì thêm nữa. Hãy tắt đồ thị, tắt bảng điện, nghĩ 1 tháng để nghiên cứu lại phương pháp giao dịch cũng như giữ cho tâm lý bình tĩnh lại cho tháng sau có thể giao dịch tốt hơn.

    Quy tắc 6% sẽ giúp bạn:

    + Tối thiểu rủi ro bằng cách ngăn bạn không phạm thêm sai lầm nữa. Con số 6 triệu so với 100 triệu vẫn còn quá nhỏ, bạn vẫn còn tới 84 triệu để giao dịch tiếp vào tháng sau.

    + Giải tỏa áp lực tâm lý vì thua lỗ liên tiếp sẽ làm bạn rối trí, muốn nhanh chóng gỡ gạc lại và từ đó sẽ mắc thêm những sai lầm nghiêm trọng hơn.

    + Một khi lỗ đến 6% có nghĩa là thị trường đang không tốt hoặc phương pháp giao dịch của chúng ta không tốt. Quy tắc 6% còn có thể giúp bạn dừng lại để xem xét lại bản thân mình.

    Cá nhân tôi nghĩ rằng nhờ quy tắc 2% và 6% này, chúng ta sẽ kiểm soát được rủi ro danh mục và sống sót lâu dài ở thị trường hơn.

    Dĩ nhiên con số 2% và 6% không phải là cố định. Đây là 2 con số được tiến sỹ Alexander Elder đưa ra cho các nhà giao dịch chứng khoán. Bạn thân chúng ta thấy con số này không phù hợp có thể thay đổi theo ngưỡng chịu đựng riêng, có thể là 5% và 10% chẳng hạn.

    Với 2 quy tắc quản trị danh mục này, nhà đầu tư sẽ biết làm cách nào để chiến thắng thị trường một cách lâu dài hơn. Happy investing!

    Xem thêm:

    >> Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Học phân tích cơ bản: yếu tố tăng vốn của doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 15/12/18
    Phase C - Thời Khắc Vàng: Kiểm Tra Toàn Bộ Khung Giá, Chuẩn Bị Cho Cú Bứt Phá Lớn! Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 20/9/24
    Nắm giữ tỷ trọng cao nhất danh mục "cá mập" Pyn Elite Fund "hô" STB có thể tới 100.000 đồng/cổ phiếu Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 21/6/24
    Tôi đã lên trình phân tích kỹ thuật khi biết điều này Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 13/5/24
    Phân tích dòng tiền qua các chỉ số cơ bản có thể giúp nhà đầu tư chọn cổ phiếu tốt Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 8/10/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này