Học phân tích cơ bản: yếu tố tăng vốn của doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 15/12/18.

Lượt xem : 2,483

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    hoc-phan-tich-co-ban-co-phieu-yeu-to-tang-von-cua-doanh-nghiep-1.jpg

    Câu chuyện tăng vốn đã được nói rất nhiều ở trên báo đài, internet, diễn đàn và mạng xã hội. Có những doanh nghiệp tăng vốn là để mở rộng quy mô, sản xuất kinh doanh, làm tăng giá trị cổ đông và thị giá cổ phiếu. Nhưng trong một góc tối nào đó có những doanh nghiệp lợi dụng việc tăng vốn để phục vụ mục đích riêng. Vậy làm sao để biết được một doanh nghiệp tăng vốn là tốt cho nhà đầu tư hay ban lãnh đạo đang vụ lợi riêng. Bài viết hôm nay sẽ tiếp tục hướng dẫn nhà đầu tư tìm kiếm những kinh nghiệm đó.


    Ở bài trước, tôi đã chia sẻ về câu chuyện tăng vốn vô cùng đáng ngờ của AMV. Anh em có thể xem lại bài viết này để học thêm kiến thức về phân tích cơ bản nhé.
    Để đầu tư chứng khoán thành công, chúng ta cần phải có kiến thức của hai trường phái phân tích, phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Rất hay là ở KAKATA, chúng ta đều được học cả hai phương pháp đó với đủ loại phương pháp tha hồ cho anh em nhà đầu tư chọn lựa.
    Kakata nhận thấy có rất ít bài học và kinh nghiệm về phân tích cơ bản khiến cho anh em không có nhiều cơ hội tiếp cận phương pháp này. Do đó, tôi sẽ đặc biệt viết nhiều về mảng này để phục vụ cộng đồng chúng ta.

    TỪ TĂNG VỐN ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU VỀ 0

    Bài học hôm nay là bài học về việc xem xét tăng vốn của doanh nghiệp. Không phải lúc nào doanh nghiệp tăng vốn cũng là tốt đâu nhé anh em.

    Tôi sẽ dùng câu chuyện sau đây để anh em được rõ.

    Chúng ta vẫn còn đó những bài học về một HAG giảm không thấy đáy, một APC các chỉ số cơ bản như mơ nhưng sự thật lại không như mơ, một TTF, một JVC và gần đây là một HSG,... những bài học về các vấn đề tiêu cực trong nội tại doanh nghiệp không phải là mới nhưng chưa bao giờ là cũ đối với chúng ta. Chúng luôn tiếp diễn.

    Có một doanh nghiệp với vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng khiến cả thị trường choáng váng khi ghi nhận một khoảng lỗ có giá trị tương được vốn điều lệ. Một lý do duy nhất để giải thích cho sự thua lỗ này là doanh nghiệp này đã thất bại nặng nền trong hàng loạt dự án được tài trợ bằng từ việc tăng vốn của công ty.

    Nói đến đây chắc anh em cũng biết là "dân chơi nào rồi chứ", chính là VHG - Công ty cổ phần đầu tư cao su Quảng Nam.

    hoc-phan-tich-co-ban-co-phieu-yeu-to-tang-von-cua-doanh-nghiep-kakata-2.png
    Biểu đồ cơ cấu tài sản và nguồn vốn của VHG – Nguồn: FinaPro
    Trong vòng 3 năm giai đoạn từ 2014 - 2016, công ty đã "mạnh dạn" tăng vốn lên gấp 4 lần từ 375 tỷ biến nó thành 1.500 tỷ, và dùng số tiền đó đầu tư ồ ạt vào một loạt các dự án.

    Có lẽ nhà đầu tư cũng rất quan tâm và ủng hộ đến VHG và các dự án của công ty này, bởi lẽ, khi VHG phát hành tới đâu thì thị trường hấp thụ tới đó.

    Khi cổ phiếu đã vào tay nhà đầu tư, và tiền tươi đã vào tay ban lãnh đạo thì... mọi chuyện cứ diễn ra theo kiểu sai sai như thế nào ấy.

    Số tiền đầu tư được ghi nhận trong báo cáo tài chính vào những khoảng hết sức đáng ngờ, lại là trả trước cho người bán” hay “đầu tư tài chính dài hạn”.

    Mặt khác, những dự án được thay thế mới liên tục mặc dù đã lập kế hoạch triển khai hết rồi.

    Tin sốc hơn, là toàn bộ số tiền đầu tư vào các dự án đó không thể thu hồi lại được. Ban lãnh đạo đã lên tiếng xin lỗi, nhưng có lẽ người chịu tổn thương nhiều nhất chính là nhà đầu tư.

    Một điều đang nghi vấn là các dự án đều ghi nhận mức lỗ lên đến 100%. Thật vô lý, vì trên thực tế không hề có một dự án với mức lỗ "đẹp" như vậy, chỉ trong vòng 2 năm. Thực chất có lỗ không, hay họ chưa hề làm gì với cái dự án đó cả, tiền ở đâu rồi?... Chỉ có ban lãnh đạo mới biết.

    hoc-phan-tich-co-ban-co-phieu-yeu-to-tang-von-cua-doanh-nghiep-kakata-3.png

    Kết cục của công ty cao su Quảng Nam: giá cổ phiếu trượt dài từ đỉnh 18.000 đ và hiện tại chỉ còn 920 đồng. Và những người mua cổ phiếu trong khoảng giá này chưa bao giờ lời cả.

    Bài học phân tích cơ bản hôm nay, chúng ta cần nắm như sau:

    + Xem xét kỹ sự tăng vốn của doanh nghiệp

    + Doanh nghiệp tăng vốn để làm gì?

    + Kế hoạch tăng vốn?

    + Các dự án có khả thi hay không, có tương xứng với thị trường mà doanh nghiệp đang hướng tới? Ví dụ doanh thu mỗi năm chỉ 100 tỷ, nhưng xây một nhà máy 1000 tỷ là vô lý.

    + Doanh nghiệp có dùng tiền huy động để đầu tư dàn trải?

    + Khoản phải thu, trả trước người bán, đầu tư dài hạn,... có đáng ngờ hay không?

    Nếu trả lời được những câu hỏi này, chắc chắn nhà đầu tư sẽ biết có nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không? Nó là cổ phiếu tốt, hay là giấy chùi, chỉ cần nhìn cách tăng vốn là biết ngay.
    Tôi vừa chia sẻ xong một kiến thức nhỏ trong phương pháp phân tích cơ bản một cổ phiếu. Anh em nếu thấy hay thì để lại một like và comment nhé, tôi sẽ chia sẻ tiếp. Happy Investing!

    Tham khảo tranbau
    Xem thêm:

    >> Kiến thức hay về đầu tư và giao dịch chứng khoán
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    [Học phân tích cơ bản] 7 chỉ số về dòng tiền mà nhà đầu tư cần phải biết khi phân tích doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 16/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Tìm hiểu về vốn lưu động và vai trò khi phân tích doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 14/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động - Nền tảng của một công ty Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 11/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Làm thế nào để phân tích ngành nào phù hợp để đầu tư? Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 30/3/19
    [Học phân tích cơ bản] 1001 câu chuyện về chỉ số P/E và ứng dụng của nó Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 26/2/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này