Câu trả lời cho câu hỏi Spread (chênh lệch giá) là gì?

Thảo luận trong 'Chuyên mục phương pháp Wyckoff và VSA' bắt đầu bởi Binhfantasy, 29/7/21.

Lượt xem : 2,035

  1. Binhfantasy

    Binhfantasy Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    16/7/21
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    318
    Giới tính:
    Nam
    Sau rất nhiều tranh luận về câu chuyện Spread (Chênh lệch giá) là gì?

    Người thì cho Spread là mức chênh lệch giữa giá cao nhất và thấp nhất
    Người thì cho Spread là mức chênh lệch giữa giá đóng cửa mà mở cửa

    Sau quá trình nghiên cứu lại về dòng chảy lịch sử phân tích giá và khối lượng.

    Tôi nghĩ đây là đáp án cuối cùng cho câu chuyện Spread là gì ở Việt Nam?

    1. Nếu bạn sử dụng biểu đồ Bar: Spread là chênh lệch giữa mức giá cao nhất và thấp nhất
    2. Nếu bạn sử dụng biểu đồ Nến: Spread là chênh lệch giữa mức giá đóng cửa và mở cửa
    3. Còn bạn nào sử dụng biểu đồ Nến nhưng thích theo quan điểm của biểu đồ Bar vẫn coi Spread là giá cao nhất và thấp nhất thì cũng được (Do sở thích cá nhân quyết định). Tuy nhiên nếu theo quan điểm này bạn tự làm yếu đi sự phân tích thấu đáo của cây Nến.

    Tổng hợp của phương pháp Wyckoff – VSA – VPA

    Qua dòng chảy của lịch sử, các quan điểm của các bậc tiền bối đều là sự kế thừa và phát triển lẫn nhau, không có sự mâu thuẫn nào trong các lý thuyết về phân tích giá và khối lượng này cả. Tất cả đều là 1 tổng thể nhằm diễn tả một câu chuyện duy nhất về thị trường, bởi vì bản chất thật sự của thị trường chỉ có một. Cho dù mọi người có phân tích thị trường theo góc nhìn nào, theo phương pháp nào thì cũng chỉ đem lại 1 kết quả duy nhất. Nếu có kết quả khác thì chứng tỏ phương pháp của họ đang sử dụng không phù hợp trong bối cảnh đó của thị trường. Và kết quả đương nhiên là sự thua lỗ.

    Cho nên không có phương pháp nào là vô định thiên hạ. Tất cả đều yêu cầu sự phù hợp trong từng bối cảnh rất đa dạng của thị trường. Do đó tư duy đầu tư của tôi là hãy học càng nhiều phương pháp giao dịch càng tốt, bạn sẽ càng có nhiều kỹ năng và công cụ để chiến đấu trong cái thị trường tài chính khắc nghiệt này.

    Lưu ý: Sự dụng phương pháp hay công cụ nào cũng đều yêu cầu sự phù hợp trong từng bối cảnh riêng của thị trường. Ví dụ: Bạn ra chiến trường, nếu gặp kẻ địch mặt đối mặt tầm gần (giao dịch ngắn hạn) thì bạn cần các công cụ và phương pháp giao dịch ngắn hạn như dao, súng lục, thậm chí là tay không. Nếu chúng ở tầm xa hơn (Giao dịch trung hạn hoặc dài hạn) thì cần có công cụ và phương pháp khác: Súng trường, súng bắn tỉa thậm chí là tên lửa.... Nếu chiến đấu ở khu vực đô thị, hay khu vực đồng bằng, sa mạc, rừng núi… Mỗi nơi đều yêu cầu các công cụ và phương pháp phù hợp. Do đó giao dịch Forex, phái sinh, hàng hóa, chứng khoán… đều có các công cụ riêng, được tối ưu cho từng lĩnh vực. Đừng lẫn lộn các công cụ với nhau, kẻo người thua đầu tiên chính là do sự yếu kém của bạn.

    Các bạn nên chia sẻ bộ tài liệu này để anh em có được sự thống nhất, không ai phải tranh luận mất time về chuyện này làm gì nữa.

    Nhớ lại câu nói "Một quan điểm luôn được cho là đúng cho đến khi một quan điểm đúng hơn xuất hiện"

    Tôi luôn chờ đợi quan điểm đúng hơn từ các bạn.
     

    Các file đính kèm:

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này