CFA snapshot: Chu kỳ của một doanh nghiệp với Inventory

Thảo luận trong 'Môn Financial Reporting Analysis' bắt đầu bởi Erikvan, 7/7/19.

Lượt xem : 2,297

  1. Erikvan

    Erikvan The Auror

    Tham gia ngày:
    31/12/18
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    cfa-snap-shot-inventory-va-chu-ky-doanh-nghiep-0.JPG

    Doanh nghiệp cũng là một thực thể, cũng có một đời sống riêng. Anh em trading đánh đấm nhiều cũng hẳn nhận ra nhiều case liên quan đến vòng đời của doanh nghiệp, có lúc lên voi hẳn có lúc xuống chó. HAG kỷ nguyên 2014-2016 nổi lên như một vị thần như một leading stock của thị trường nhưng giai đoạn 2017-2018 trở thành penny chỉ vì rủi ro trong lãi vay và cơ cấu nợ quá lớn đánh gãy kỳ vọng giá của nhà đầu tư. Hay gần đây case CTD vì vấn đề Governance trong doanh nghiệp mà đánh tụt giá của một top blue chip ngành construction. Valuation thật quá đỗi khó khăn.

    cfa-snap-shot-inventory-va-chu-ky-doanh-nghiep-2.JPG
    Tuy nhiên, nếu xét riêng hàng cơ bản thiên về khối sản xuất (manufactoring) thì chỉ tiêu hàng tồn kho luôn là điều đáng để quan tâm. Inventory gắn bó khăng khít với nền kinh tế nói chung và với đời sống của một doanh nghiệp nói riêng. Đơn giản, muốn đánh nhau phải có lính, lính có lính dự bị và lính chính quy, tồn kho chính là lính dự bị của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn bán được hàng nhiều có doanh thu nhiều phải có hàng tồn kho đủ mạnh, quân dự bị sẵn sàng chiến đấu phải đủ đông mới đủ giao chiến được.

    cfa-snap-shot-inventory-va-chu-ky-doanh-nghiep-3.png


    Tồn kho nhiều cũng gây sức ép lên doanh nghiệp, tồn kho nhiều bắt buộc doanh nghiệp phải tradeoff tiền mặt để có chỗ cho vốn lưu động nằm ở tồn kho tăng lên. Tiền là máu, cắt chỗ này thì sẽ hụt chỗ khác, bắt buộc phải (1) đi vay hay (2) thanh lý một số các current assets khác để bù đắp. Vâng, ít quá cũng không tốt và nhiều quá cũng không tốt đối với chỉ tiêu inventory.

    Chu kỳ gắn với Inventory

    cfa-snap-shot-inventory-va-chu-ky-doanh-nghiep.JPG


    Trong những lúc khủng hoảng suy thoái, doanh số bán hàng giảm sút, tồn kho tăng do không bán được. Câu hỏi là đáy ở đâu, lúc tạo đáy chính là lúc doanh thu bắt đầu có đà tăng trở lại, doanh nghiệp cũng giải quyết được bài toán tồn kho quá nhiều và tồn kho sẽ có dấu hiệu giảm dần. Tiến trình tiếp tục diễn ra cho đến khi cả doanh thu tăng và tồn kho tăng liên tục để doanh nghiệp bước vào giai đoạn phục hồi hay tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, sức lực cũng có hạn, dấu hiệu của việc doanh nghiệp đạt cực điểm về mặt tăng trưởng chính là khi doanh thu chững lại và tồn kho tiếp tục tăng. Câu chuyện sau đó sẽ đi về nơi bắt đầu.

    Inventory/Sales - Một công cụ lợi hại của dân Analyst

    Một tín hiệu cảnh báo sớm vấn đề của doanh nghiệp chính là tỷ số Inventory/Sales, cách dùng đơn giản lấy Invetory trung bình kỳ trước kỳ sau trung bình rồi đem chia cho Sales để ra tỷ số so sánh. Tuy nhiên, để vận dụng nó thì không thể xài thấp cao so với kỳ trước đơn thuần, nên sử dụng tỷ số này so sánh với trung bình nhiều kỳ để rút ra được xu hướng vận động hàng tồn kho.

    cfa-snap-shot-inventory-va-chu-ky-doanh-nghiep-1.JPG

    Hãy đặt câu hỏi về chu kỳ của doanh nghiệp khi vận động của chỉ số này có vấn đề khi được thay đổi từ mức cao hơn bình thường sang thấp hơn bình thường và từ thấp hơn bình thường của mức trung bình giai đoạn trước đó sang cao hơn để kịp thời nắm bắt doanh nghiệp đang ở chu kỳ nào trong đời sống của mình.
     
    Bảo Khánh thích bài này.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Kakata in CFA: Kỹ thuật Financial Analysis Môn Financial Reporting Analysis 18/5/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này