Chứng khoán 2021: Rộn ràng nhà đầu tư F0

Thảo luận trong 'Nhận định thị trường chung' bắt đầu bởi emmalee, 2/1/22.

Lượt xem : 1,530

  1. emmalee

    emmalee New Member

    Tham gia ngày:
    30/12/21
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Sau hơn 1 thập kỷ, từ đỉnh cao chứng khoán năm 2007 – 2008, chứng khoán Việt lại có những ngày rộn ràng với hàng loạt phiên bảng giá phủ sắc tím mênh mang. Cùng với diễn biến lên đỉnh, xuống đáy của thị trường, câu chuyện của những nhà đầu tư F0 cũng đã vẽ lên một nét vẽ mới và vui của TTCK năm 2021.
    Vui, buồn “tân binh” chứng khoán
    Thấy bạn bè tấp nập xuống tiền đầu tư chứng khoán, để “không lạc lõng với thời cuộc”, chị Thanh Thủy cũng quyết định mở tài khoản chứng khoán. Đầu tiên, chị “móc túi” 50 triệu đồng để mua vài ba mã.

    “Chỉ trong vài tuần đầu, tôi đã trải qua hết những bức xúc này đến hân hoan khác trên sàn điện tử. Có những hôm rất bực vì bạn tư vấn cứ khẳng định vào mã A sẽ lãi, mã B thôi chị đừng mua. Thế mà kết quả lại ngược lại. Nhiều mã được tư vấn khuyến nghị, vừa mua xong, không để ý vài chục phút là đã “ra đảo” rồi”- chị kể. Rồi thì sau những gian khó, cũng nhiều lúc chị ngồi xem bảng và cười một mình khi tài khoản của mình tăng theo cấp số nhân, nhiều phiên, chị lãi đến 80% danh mục. Các thuật ngữ của dân chơi chứng khoán kiểu “ra đảo”, “về bờ”, lên tàu hay tháo chạy… trở thành ngôn ngữ quen thuộc trong mỗi cuộc trò chuyện của chị với bạn bè. Từ “chơi cho biết”, đến nay, chị Thủy đã “xuống tiền” cả tỷ đồng với danh mục dăm mã chứng khoán.

    Giờ thị trường mở cửa thì tích cực canh bảng, giờ nghỉ, chị dành thời gian nghiên cứu các lời khuyên, thông tin qua các room để vào mã này, ra mã kia… Cuộc sống của chị vì thế cũng trở nên bận rộn hơn. Và theo chị chứng khoán cũng khiến linh hoạt, năng động hơn trong tiến cận và phân tích thông tin.
    “Cơn sóng” chứng khoán Việt giữa làn sóng Covid-19 thứ 4 năm nay khác biệt với “cơn sốt” năm 2007 – 2008 là có sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư mới (F0). Số liệu từ Trung tâm Lưu ký Việt Nam (VSD), chỉ trong vòng 10 tháng đầu năm 2021, nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam đã mở mới hơn 1 triệu tài khoản chứng khoán, cao hơn tổng số tài khoản đã được nhóm này mở trong cả 4 năm 2017 – 2020 cộng lại. Trong tháng 11, con số này lại tiếp tục lập kỷ lục với lượng tài khoản chứng khoán mở mới 221.314 tài khoản, tăng 70% so với tháng trước, và kéo dài mạch 9 tháng liên tiếp có lượng tài khoản chứng khoán mở mới trên 100.000 tài khoản/tháng.
    Rèn bản lĩnh F0
    Theo các chuyên gia phân tích, lượng nhà đầu tư F0 trên thị trường quá đông nhưng lại ít người có kinh nghiệm nên thường mua bán theo đám đông dễ dẫn tới thua lỗ. Đây cũng là một bất ổn của TTCK. Điều này rất khác so với các thị trường phát triển khi nhà đầu tư tổ chức của họ chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều. Tỷ trọng nhà đầu tư nước ngoài giao dịch cũng giảm xuống chỉ còn khoảng 7 – 8% (lúc cao điểm lên đến 20 – 25%) và trong khoảng 2 năm nay thì họ bán ròng liên tục. Thống kê cho thấy chỉ riêng 10 tháng đầu năm 2021, nhà đầu tư lớn đã bán ròng bằng hơn 2 năm trước cộng lại. Không chỉ vậy, nhà đầu tư tổ chức, tự doanh, các quỹ cũng đang có xu hướng bán ròng những phiên trở lại đây. Do đó, bệ đỡ lớn nhất trên thị trường hiện nay là nhà đầu tư cá nhân. Mà nhà đầu tư cá nhân thì tâm lý họ rất yếu.
    Thực tế, nhiều nhà đầu tư F0 thiếu kiến thức và kinh nghiệm thường dễ bị “lái”, “lùa” theo các nhóm cổ phiếu đầu cơ, “phím hàng”, thậm chí có tính bầy đàn theo một số tư vấn hay môi giới những cổ phiếu thị trường. Theo thống kê, trong một số phiên giảm điểm mạnh vào đầu tháng 12 này, trong khi khối ngoại, tự doanh tranh thủ cơ hội có nhiều hàng đã có mức chiết khấu giá hấp dẫn quay lại mua ròng, thì khối nhà đầu tư cá nhân trong nước lại bán ròng mạnh.
    Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Chí Dũng cho biết, bảo vệ nhà đầu tư luôn được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán. Một trong những biện pháp cụ thể và hữu hiệu để hiện thực hóa mục tiêu này chính là đào tạo nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân, nhằm nâng cao hiểu biết và trang bị cho nhà đầu tư những kiến thức cần thiết.
    Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, công tác đào tạo nhà đầu tư đứng trước đòi hỏi phải liên tục được đổi mới, nâng cao chất lượng về cả nội dung cũng như hình thức truyền tải. Chính vì vậy, xây dựng và phát triển một website dành riêng cho mục đích đào tạo nhà đầu tư là việc cần thiết.
    Nguồn: Finshare
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này