Cơ bản về đường xu hướng (trendline)

Thảo luận trong 'Lớp học phân tích kỹ thuật' bắt đầu bởi Orion, 16/11/18.

Lượt xem : 4,142

  1. Orion

    Orion Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    90
    Giới tính:
    Nam
    co-ban-ve-duong-xu-huong-trendline-1.jpg

    Xin chào anh em. Hẳn anh em nào cũng từng nghe qua khái niệm trendline hay còn gọi là đường xu hướng, đây là công cụ không thể thiếu giúp ta phán đoán chính xác xu hướng hơn trong phân tích kỹ thuật. Bài viết này tôi xin hướng dẫn những anh em mới vào nghề nắm được những điều cần thiết về trendline và kênh giá trong phân tích kỹ thuật.

    1. ĐƯỜNG XU HƯỚNG LÀ GÌ?


    Anh em cứ hiểu đơn giản nó là đường thẳng giúp ta xác định được xu hướng tiếp theo của giá, tức là những cây nến tiếp theo giá sẽ đi như thế nào. (Đây là cách tôi viết cho anh em dễ hiểu nhé).

    Có 2 loại đường xu hướng:

    + Đường xu hướng tăng (Uptrend): Được tạo bằng cách nối các đáy thấp nhất với nhau trong xu hướng lên của giá. Khi này đường xu hướng trở thành hỗ trợ khi giá chạm vào. Anh em xem ví dụ bên dưới để hiểu rõ hơn:

    co-ban-ve-duong-xu-huong-trendline-2.png
    Biểu đồ giá Công ty Cổ phần FPT (FPT)

    + Đường xu hướng giảm (Downtrend): Được tạo bằng cách nối các đỉnh cao nhất với nhau trong xu hướng giảm của giá. Khi này đường xu hướng trở thành kháng cự khi giá chạm vào. Đây là một ví dụ:

    co-ban-ve-duong-xu-huong-trendline-3.png
    Biểu đồ giá Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)

    2. CÁCH VẼ ĐƯỜNG XU HƯỚNG SAO CHO ĐÚNG


    Một đường xu hướng được tạo bởi ít nhất là 3 điểm hoặc càng nhiều thì độ chính xác càng lớn. Ngoài ra, anh em phải linh động trong việc lựa chọn một trong 4 mức giá của một cây nến là giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất để vẽ trendline.

    Sự phá vỡ đường xu hướng: Là khi có một cây nến vượt ra ngoài đường xu hướng và phá vỡ cấu trúc của đường xu hướng. Khi này đường xu hướng không còn chính xác nữa. Anh em xem ví dụ dưới đây sẽ rõ:

    co-ban-ve-duong-xu-huong-trendline-8.png
    Biểu đồ giá Công ty Cổ phần FPT (FPT)

    Mọi người có thể thấy khi trendline bị phá vỡ, xu hướng không còn tăng nữa mà đảo chiều giảm.

    3. KÊNH GIÁ

    Khi đã xác định được 1 đường xu hướng nếu bạn vẽ tiếp một đường song song với đường xu hướng vừa vẽ và đặt nó vào vị trí đối diện đường xu hướng sao cho chạm được nhiều đỉnh hoặc đáy nhất được gọi là một kênh giá. Khi đó giá sẽ chạy trong kênh này.

    Có 3 loại kênh giá là:

    + Kênh giá tăng:
    Lúc này giá sẽ tăng và chạy trong kênh giá. Ví dụ:

    co-ban-ve-duong-xu-huong-trendline-5.png
    Biểu đồ giá Công ty Cổ phần FPT (FPT)

    + Kênh giá giảm: Cũng tương tự kênh giá tăng nhưng giá sẽ giảm trong kênh

    co-ban-ve-duong-xu-huong-trendline-6.png
    Biểu đồ giá Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB)

    + Kênh giá ngang: Khi này thị trường sẽ có xu hướng đi ngang (sideway)

    co-ban-ve-duong-xu-huong-trendline-7.png
    Biểu đồ giá Tập đoàn Bảo Việt (BVH)

    Một số điểm chú ý của kênh giá:

    + Đường xu hướng và đường thẳng đối diện nó bắt buộc phải SONG SONG với nhau nếu không đó không gọi là kênh giá

    + Một kênh giá đúng là khi chúng ta không được ép giá vào trong kênh để vẽ. Nếu cố làm như vậy kênh giá sẽ sai và sự phán đoán về diễn biến thị trường tiếp theo sẽ càng sai lệch

    + Khi giá chạm vào kênh giá dưới có thể được coi như một tín hiệu mua và ngược lại khi giá chạm vào kênh giá trên có thể được coi như một tín hiệu bán dành cho anh em

    4. MỘT SỐ CHÚ Ý VỀ ĐƯỜNG XU HƯỚNG

    + Đường xu hướng có thể dùng cho mọi khung thời gian

    + Đường xu hướng chỉ là một phần công cụ hỗ trợ để chúng ta biết giá tiếp theo sẽ chạy như thế nào. Đôi lúc nó không chính xác tuyệt đối, cần phải kết hợp nhiều yếu tố để tăng khả năng chính xác của trendline

    + Càng chạm nhiều đỉnh hoặc đáy đường xu hướng càng chính xác hơn

    + Không được cố gắng ép giá vào trong đường xu hướng, việc này sẽ làm cho khả năng phán đoán hướng đi tiếp theo bị sai lệch

    Trên đây là những kiến thức cơ bản và rất chi tiết về trendline cũng như kênh giá. Tôi đã lấy rất nhiều ví dụ cụ thể về nhiều cổ phiếu trên sàn HOSE để anh em có thể nắm rõ và hiểu được hết về những gì tôi trình bày. Hy vọng, qua bài viết này những anh em mới vào nghề có thể có thêm cho mình một công cụ dự đoán hướng đi tiếp theo của giá và giao dịch ngày càng thuận lợi hơn nhé. Chúc anh em thành công!

    Xem thêm:

    ->> Cơ bản về hỗ trợ và kháng cự (Phần 1)
     

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này