Học CFA: Khai màn cho chuỗi ngày chiến đấu với Economics

Thảo luận trong 'Môn Economics' bắt đầu bởi Erikvan, 19/2/19.

Lượt xem : 2,741

  1. Erikvan

    Erikvan The Auror

    Tham gia ngày:
    31/12/18
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    hoc-cfa-khai-man-cho-chuoi-ngay-chien-dau-voi-economics.png

    Mến chào quý anh chị em, sau những ngày tìm hiểu về Ethical trong CFA đã cho chúng ta những khái niệm cơ bản trong những chuẩn mực đạo đức trong hoạt động phân tích đầu tư đối với cá nhân và cả tổ chức. Có thể nội dung hơi có phần quy phạm hơi nặng về mặt lý thuyết, nhưng biết sao được khi Đạo đức là những quy tắc và khuôn phép chung mà. Trong những loạt bài viết tiếp theo, Kakata sẽ mở mặt trận tri thức mới để sát cánh cùng quý anh chị em chinh phục nhóm kiến thức về Kinh tế học (Economics). Kỳ vọng mục tiêu không mong gì hơn ngoài khai thác những nội dung có tính chất ứng dụng trong chương trình CFA để hệ thống hóa theo một cách đơn giản nhất đến cộng đồng Kakata của chúng ta.

    Nào, chúng ta tiếp tục viết tiếp câu chuyện của mình, đầu tiên trong loạt bài là về sơ lược trong chương Economics nhé. Trọng số của phần Economics trong đề thi CFA level 1 chiếm khoảng 10% (trọng số ít hơn Ethics, Quantitative và Financial reporting). Tuy nhiên, Economics chính là nền móng để đi sâu hơn vào các môn mang tính chất chuyên ngành và thuần tính toán nhiều hơn trong chương trình.

    Hơn thế nữa, quý anh chị em đã có nền tảng với thời gian mài dùi kinh sử nơi giảng đường ắt hẳn cũng đã từng học về kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô, hai cấu phần lớn trong chương Economics này.

    hoc-cfa-khai-man-cho-chuoi-ngay-chien-dau-voi-economics-1.png
    Elasticity - Hệ số co dãn

    Giới thiệu chút ít về em Elasticity, hệ số co dãn được xuất hiện như một công cụ để đo lường mức độ sản lượng Q thay đổi khi có một sự thay đổi trong đơn vị giá của 1 sản phẩm. Nói theo cách đơn giản khi giá của một hàng hóa - ở đây là ổ bánh mì trên thị trường thay đổi 1 đơn vị thì số lượng của bánh mì sẽ thay đổi theo như thế nào.

    Độ dốc (slope), bao năm cấp 3 học đến úp mặt với đống đạo hàm tích phân, bây giờ chính là thời của chúng rồi đó. Tính ứng dụng lớn nhất của đạo hàm trong kinh tế học chính là tính ra độ dốc, hay mức biến thiên của một đại lượng này theo sự thay đổi của đại lượng khác. Với đường cầu dốc xuống, giá tăng sẽ dẫn đến khối lượng giảm, lúc này hệ số co dãn của cầu theo giá âm.

    Có 3 loại công thức cho hệ số co dãn mà chúng ta cần chú ý:

    hoc-cfa-khai-man-cho-chuoi-ngay-chien-dau-voi-economics-2.JPG

    - Hệ số co dãn của cầu theo giá, theo đó hệ số co dãn cầu được xác định bằng % thay đổi về mặt số lượng chia cho % thay đổi thay đổi về mặt thay đổi của giá cả. Trong trường hợp giá trị tuyệt đối của cầu theo giá lớn hơn 1, cầu được đánh giá là co dãn theo giá tức khi giá thay đổi sẽ có ảnh hưởng mạnh đến lượng cầu hàng hóa. Ngược lại, trong trường hợp, hệ số cầu theo giá có giá trị tuyệt đối bé hơn 1, cầu được đánh giá là không co dãn, khi đó, một sự thay đổi trong giá sẽ không đưa đến một sự thay đổi lớn nào trong cầu hàng hóa.

    - Hệ số co dãn chéo,
    thay vì mẫu số được xác định dựa trên chính hàng hóa được tính trong số lượng tổng cầu ở tử số, nó sẽ được xác định bằng % thay đổi về mặt giá cả của hàng hóa thay thế hoặc bổ sung, trong trường hớp hệ số co dãn lớn hơn 0, hàng hóa liên quan sẽ là hàng thay thế (sản phẩm Coca Cola và sản phẩm Pepsi). Trong trường hợp khi hệ số co dãn chéo này bé hơn 0, hàng hóa liên quan trong phép tính sẽ là hàng hóa bổ sung (sản phẩm Coca Cola và sản phẩm Gà rán KFC).

    - Hệ số co dãn cầu theo thu nhập, trong trường hợp này mẫu số sẽ được thay thế bằng % thay đổi trên thu nhập, kết quả của công thức được áp dụng nếu bé hơn 0 sẽ cho kết quả về hàng hóa sẽ là hàng hóa cấp thấp (khi thu nhập tăng lên thì nhu cầu đối với hàng hóa sẽ giảm đi). Trong trường hợp ngược lại, khi thu nhập tăng lên và hàng hóa càng được sử dụng nhiều hơn (hệ số co dãn cầu theo thu nhập tăng lên) thì hàng hóa là hàng hóa thông thường.

    hoc-cfa-khai-man-cho-chuoi-ngay-chien-dau-voi-economics-3.JPG

    Trong ví dụ của CFA Schweser cũng có lưu ý về 2 trường hợp Cầu hàng hóa được cho răng không có sự co dãn (Elasticity = 0) và trường hợp cầu hàng hóa có sự co dãn là hoàn toàn (Elasticity = vô cùng).

    Trong trường hợp có một loại thuốc trị căn bệnh nan y đảm bảo sinh mạng, sức khỏe cho bệnh nhân với chỉ 2 viên mỗi ngày, thì dù giá tăng bao nhiêu nhu cầu vẫn phải bắt buộc được đáp ứng, tuy nhiên nếu giá giảm thì nhu cầu mua cũng không thể tăng thêm khi uống quá liều thì rủi ro bệnh tật lại tăng thêm.

    Ví dụ về trường hợp cầu co dãn hoàn toàn, có 2 trạm xăng cung cấp xăng với chất lượng ngang nhau 1 nơi ở chỗ làm và một nơi gần nhà, một ngày đẹp trời xăng gần nhà tăng giá trong khi xăng ở chỗ làm không tăng. Điều xảy ra sẽ là, bản thân mình sẽ cố gắng thực hiện khôn ngoan khi từ chối đổ xăng ở trạm gần và tranh thủ thời gian đổ ở trạm xa. Tất nhiên, theo đó thì cầu đối với xăng ở trạm xa sẽ hoàn thành mô hình cầu co dãn hoàn toàn khi nhu cầu mua hàng hóa (xăng) ở đây tăng lên trong khi giá lại không tăng.

    Thứ chán của người này đôi khi là ước mơ đối với người khác


    Điều thú vị về hàng hóa Giffen và hàng hóa Veblen khi mà định nghĩa về khái niệm hệ số co dãn cầu theo giá và theo thu nhập có những sự thay đổi khác nhau nhất định.

    hoc-cfa-khai-man-cho-chuoi-ngay-chien-dau-voi-economics-4.jpg

    Hàng hóa Giffen (Giffen good)
    là hàng hóa thứ cấp theo đó, tác động tiêu cực từ thu nhập sẽ chiếm ưu thế hơn tác động tích cực của hiệu ứng thay thế khi giá có chiều hướng giảm. Khi đó, với mức giá giảm , một số lượng thấp hơn hàng hóa được tiêu thụ.

    hoc-cfa-khai-man-cho-chuoi-ngay-chien-dau-voi-economics-5.jpg
    Hàng hóa Veblen (Veblen good) có vẻ lại quen thuộc với các tín đồ thời trang khi mà đối với các hàng hóa có đặc điểm của hàng hóa Veblen, một sự gia tăng ở các đơn vị giá sẽ thúc đẩy một lượng hàng hóa sẽ được tiêu thụ. Ví dụ với một món hàng Gucci hay Chanel có giá trị cao, tuy nhiên cầu mua hàng vẫn không vì thế mà thấp đối với một món hàng có giá trị thương hiệu cao như vậy.

    Các yếu tố sản xuất (Factors of production)

    hoc-cfa-khai-man-cho-chuoi-ngay-chien-dau-voi-economics-6.jpg

    Các yếu tố sản xuất đầu vào được coi là các tài nguyên mà doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các sản phẩm (output). Các yếu tố sản xuất có thể bao gồm các thành tố:
    (1) Đất đai: nơi mà cơ sở sản xuất kinh doanh được xây dựng
    (2): Lao động: bao gồm nguồn nhân lực từ những công nhân chưa có kinh nghiệm đến các lãnh đạo cấp cao.
    (3): Nguồn vốn: không chỉ bao gồm các nguồn lực tài chính (financial capital) mà còn bao gồm luôn cả những chỉ tiêu khác như: thiết bị chế tạo, máy móc..
    (4): Nguyên vật liệu sản xuất: liên quan đến yếu tố đầu vào trong tiến trình sản xuất như quặng sắt, nước trong quá trình sản xuất thép.

    Trong phân tích kinh tế, chúng ta chỉ thường dùng hai yếu tố đó là: nguồn vốn (K) và lao động (L), từ 2 biến số đầu vào trên. 2 cấu phần đóng vai trò khá quan trọng trong việc hình thành hàm sản xuất mà phần tiếp theo Kakata sẽ giới thiệu tiếp đến quý anh chị em.

    Thanks and Hope the Luck be with you!!!
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này