Học CFA: Economics - Lợi suất biên giảm dần (p2)

Thảo luận trong 'Môn Economics' bắt đầu bởi Erikvan, 21/2/19.

Lượt xem : 3,546

  1. Erikvan

    Erikvan The Auror

    Tham gia ngày:
    31/12/18
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    hoc-cfa-economics-loi-suat-bien-giam-dan-(p2).png
    Như đã trình bày ở phần trước, mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế đều cần những yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm (Output). Trong số những factors of production (yếu tố đầu vào của tiến trình sản xuất), K-vốn (Capital) và L-Lao động (Labour) đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xây dựng một hàm sản xuất Q=f(K, L).

    Lợi suất biên giảm dần

    Bắt đầu với một ví dụ đơn giản, từ một lượng vốn đầu tư (Kapital) ban đầu nhất định, chúng ta sẽ tính được một lượng tăng lên tương ứng trong số lượng thành phẩm được tạo ra (output) nếu tăng lên một đơn vị lao động tương ứng. Đơn giản hơn, lượng output ở đây được cụ thể với một dây chuyền dệt của công ty dệt may TCM sẽ cho ra một lượng sản phẩm tương ứng khi tăng thêm một công nhân. Sản lượng thành phẩm tăng thêm với 1 lượng đơn vị lao động tương ứng sẽ được gọi là biên sản phẩm (marginal product) của của một lao động. Tương tự với công nhân thứ 2, 3, 4... được thêm vào dây chuyền sẵn có, câu chuyện với biên sản phẩm thứ 2 sẽ cao hơn biên sản phẩm của người thứ 1 - với điều kiện số lượng capital không đổi , và biên của người thứ 3, 4... tăng dần lên với biên sau cao hơn biên trước.

    Tuy nhiên, nếu chúng ta tiếp tục đưa thêm nhiều lao động trong khi số lượng vốn ban đầu không đổi, tới một lúc nào đó, dù thêm nhiều lao động cũng không làm tăng thêm biên sản phẩm tạo ra (lưu ý nha lúc này thêm mức lao động thì số lượng vẫn tăng, chỉ là số sản phẩm trên một đơn vị lao động có xu hướng giảm). Ví dụ 3 người làm ra 6 cái bánh mì với 10k tiền điện thì biên bằng 2, tuy nhiên khi tăng lên mức 6 người nhưng chỉ làm ra 8 bánh mì cũng với 10k tiền điện thì lúc này biên chỉ còn 1.333. Tức lợi suất biên của mức sử dụng lao động sau này không làm tăng thêm số lượng sản phẩm tạo ra trên cùng một lượng vốn tương ứng nữa. Minh họa thêm cho mục này, mời quý anh chị em cùng xem chart sau:

    hoc-cfa-economics-loi-suat-bien-giam-dan-(p2)-2.JPG
    Nguồn: CFA Schweser 2019

    Suy rộng ra, nhìn vào biểu đồ với đường công thức hàm sản xuất đi lên dần với lượng lao động tăng (Từ điểm 0 -> A) lúc này cứ mỗi lao động biên sản phẩm tạo ra sẽ tăng dần (độ dốc-slope của đường production function lớn hơn 45 độ). Trong giai đoạn sau, lợi suất biên giảm dần dù lao động tiếp tục tăng (sản lượng vẫn tăng nhé) từ điểm A-B cho thấy tính không hiệu quả trong việc sử dụng lao động. Trong giai đoạn cuối, khi tăng thêm lượng lao động không làm tăng sản lượng mà còn làm giảm lượng sản phẩm tạo ra tương ứng, và lúc này độ dốc của đường production function quay đầu giảm khi biên lợi suất chuyển từ dương sang âm.

    Điểm đóng cửa và điểm hòa vốn trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo


    hoc-cfa-economics-loi-suat-bien-giam-dan-(p2)-1.jpg
    Với giả định nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo (vấn đề cạnh tranh hoàn hảo là gì sẽ được trình bày sâu sát hơn trong những bài viết chủ đề liên quan đến phần Market trong chuyên đề CFA sau). Với giả định này giá sản phẩm P bằng biên doanh thu MP bằng luôn trung bình doanh thu AR.

    Trong bài viết, lấy một ví dụ đơn giản về một cửa hàng bán lẻ với chi phí 1 năm thuê cố định (fixed-cost) và 1 lao động với chi phí gần như cố định (quasi-fixed cost) thì chi phí biến đổi (variable costs) chỉ là giá của hàng hóa thành phẩm. Nếu tổng doanh thu chỉ có thể cover được chi phí biến đổi và chi phí cố định, doanh nghiệp đang ở điểm hòa vốn của mình và tổng lợi nhuận kinh tế có được bằng 0, tức với mức giá bán hiện tại, cửa hàng chỉ đủ cover lại phần chi phí mình đã bỏ ra chứ chưa kiếm được thêm đồng lợi nhuận nào. Tức khi doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí TR < TC (total revenue < total cost), doanh nghiệp chỉ đạt mức hòa vốn với hoạt động của mình.

    Trong suốt thời gian trả tiền thuê nhà 1 năm (chi phí cố định), doanh nghiệp vẫn nên tích cực bán hàng nếu hàng hóa được bán ra vẫn cover được khoản chi phí giá vốn tức biến phí variable cost, chủ cửa hàng vẫn nên duy trì hoạt động kinh doanh để tối thiểu hóa mức lỗ nhận được.Trong trường hợp khoản thu nhập từ hàng hóa không đủ để cover mức variable, doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng đóng cửa do lỗ quá khả năng chịu đựng.

    Tóm tắt bằng Chart sau nhé

    hoc-cfa-economics-loi-suat-bien-giam-dan-(p2)-3.JPG
    Nguồn: CFA Schweser 2019
    Nội dung chủ yếu mà ta cần chú ý vẫn là:

    - If AR ≥ ATC, the firm should stay in the market in both the short and long run. Nếu doanh thu trung bình tính trên mỗi sản phẩm lớn hơn chi phí trung bình bỏ ra trên mỗi sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tiếp tục kinh doanh trong ngắn và cả dài hạn.

    - If AR ≥ AVC, but AR < ATC, the firm should stay in the market in the short run but will exit the market in the long run. Nếu doanh thu trung bình bé hơn chi phí trung bình nhưng vẫn duy trì lớn hơn trung bình biến phí thì doanh nghiệp có thể tồn tại qua ngày trong ngắn hạn nhưng về dài hạn chắc chắn sẽ đóng cửa.

    - If AR < AVC, the firm should shut down in the short run and exit the market in the long run. Nếu doanh thu trung bình còn bé hơn cả chi phí biến đổi trung bình, doanh nghiệp nên thoát sớm khỏi thị trường tránh đau khổ sau này.

    Nội dung bài viết đến đây là hết, mong chờ sớm găp quý anh chị em trong bài viết sau để chiến tiếp.

    Thanks and Hope the Luck be with you!!


    Xem thêm:

    http://kakata.vn/hoc-cfa-khai-man-cho-chuoi-ngay-chien-dau-voi-economics.t1756.html
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này