Mua cổ phiếu vừa rẻ vừa tốt theo phương pháp của Joel Greenblatt (Phần 2)

Thảo luận trong 'Phương pháp đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 13/11/18.

Lượt xem : 3,885

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    mua-co-phieu-vua-re-vua-tot-theo-phuong-phap-cua-joel-greenblatt-1.jpg
    Ở bài trước, tôi đã chia sẻ với anh em về cách mà Mr. Joel Greenblatt lựa chọn một cổ phiếu của doanh nghiệp tốt. Nhưng doanh nghiệp tốt vẫn chưa đủ, giá cổ phiếu còn phải rẻ nữa thì mới đáng để đầu tư. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm ra phươn pháp để phát hiện được một cổ phiếu KHÔNG NHỮNG TỐT MÀ CÒN RẺ.

    Mr. Joel Greenblatt là ai và như thế nào là một doanh nghiệp tốt thì anh em có thể xem lại bài trước ở đây:

    >> Lựa chọn một cổ phiếu tốt với phương pháp của Joel Greenblatt - một hiện tượng đầu tư chứng khoán

    Trong thực tế, trên cả 3 sàn chứng khoán có khá nhiều doanh nghiệp đạt tiêu chí tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư tốt theo phương pháp của Mr. Joel Greenblatt. Tuy nhiên, không phải cổ phiếu nào cũng đáng mua vì sẽ có cổ phiếu giá đắt, cổ phiếu giá rẻ. Vậy như thế nào mới là rẻ, phải chăng giá thấp nhất là rẻ nhất? Không phải như vậy.

    mua-co-phieu-vua-re-vua-tot-theo-phuong-phap-cua-joel-greenblatt-2.jpg

    Ở phần 2 này, tôi sẽ không nói về cổ phiếu của một doanh nghiệp tốt nữa, mà nói về cách chọn trong số doanh nghiệp tốt đó, doanh nghiệp nào có cổ phiếu được coi là rẻ và đáng để đầu tư.

    Một lưu ý lớn cho nhà đầu tư: KHÔNG PHẢI CỨ CỔ PHIẾU GIÁ THẤP LÀ RẺ VÀ ĐÁNG ĐẦU TƯ. Nó phải rẻ theo một phương pháp có khoa học. Và đây là phương pháp.

    MR. JOEL GREENBLATT XÁC ĐỊNH MỘT CỔ PHIẾU RẺ NHƯ THẾ NÀO?

    Để xác định một cổ phiếu đắt hay rẻ, Mr. Joel Greenblatt sử dụng một chỉ số gọi là E/P. E/P đơn giản là nghịch đảo của chỉ số P/E.

    Nói sơ qua cho những ai chưa biết chỉ số P/E. P/E là là tỷ số giữa Giá thị trường của cổ phiếu chia cho Lợi nhuận sau thuế. Ý nghĩa của P/E là với nhà đầu tư phải bỏ bao nhiêu đồng để có được 1 đồng lợi nhuận từ doanh nghiệp.

    Trên kakata.vn có 1 bài về phương pháp định giá cổ phiếu bằng P/E, anh em có thể xem tại đây:

    >> Phương pháp định giá cổ phiếu bằng P/E

    Quay lại chỉ số E/P. Để hiểu về E/P tôi có ví dụ sau:

    Giả sử một công ty có chỉ số P/E là 20 thì E/P sẽ là 1/20 = 5%. Nếu một công ty có chỉ số P/E là 10 thì E/P sẽ là 1/10 = 10%.

    E/P thể hiện ý nghĩa rằng với 100 đồng bỏ ra (bỏ ra P) thì bạn sẽ được bao nhiêu đồng lợi nhuận (E) từ doanh nghiệp. Rõ ràng, nếu E/P = 10% tức là bạn bỏ tiền ra mua cổ phiếu 100 đồng, thì bạn nhận được 10 đồng lợi nhuận do công ty làm ra.

    Tốt hơn là E/P chỉ 5%, tức là chỉ nhận được 5 đồng.

    Như vậy, doanh nghiệp nào có chỉ số E/P càng cao thì cổ phiếu đó càng rẻ.

    Có hai cách để định giá cổ phiếu đắt rẻ bằng E/P:

    1. So sánh với các cổ phiếu cùng ngành và trung bình ngành. E/P càng cao thì cổ phiếu đó càng rẻ và càng đáng để đầu tư.

    2. So sánh với mặt bằng lãi suất ngân hàng hiện nay. Nếu chỉ số E/P của doanh nghiệp đó cao hơn lãi suất ngân hàng, thì cổ phiếu đó được coi là rẻ. Ví dụ, lãi suất NH là 7% chẳng hạn, E/P của doanh nghiệp bạn đang nghiên cứu lên tới 10%. Rõ ràng, đầu tư vào doanh nghiệp đó lời được hơn 3% lợi nhuận.

    MR. JOEL GREENBLATT TÍNH CHỈ SỐ E/P NHƯ THẾ NÀO?

    Ở phần trên, tôi nói E/P là nghịch đảo của P/E để bạn dễ hiểu, nhưng để phân tích doanh nghiệp và ra quyết định, E/P phải được tính một cách cẩn thận.

    Rất may mắn là Mr. Joel Greenblatt có hướng dẫn cụ thể cho chúng ta.

    E/P = EBIT / Giá trị doanh nghiệp (EV)
    Trong đó:

    EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay

    Giá trị doanh nghiệp = Vốn hóa thị trường + tổng nợ - tiền mặt

    Vốn hóa thị trường = tổng số cổ phiếu lưu hành x giá cổ phiếu hiện tại.

    Tổng nợ, tiền mặt, tổng số cổ phiếu lưu hành đều có trong báo cáo tài chính.

    Tại sao không lấy nghịch đảo của P/E mà lại dùng EBIT? Đơn giản P/E sử dụng EAT là lợi nhuận sau thuế và lãi vay. Mr. Joel Greenblatt phòng trường hợp các doanh nghiệp biến hóa các khoản lãi vay + thuế để khuếch đại lợi nhuận không thực tế.

    Do đó, nếu sử dụng EBIT thì sẽ vô hiệu hóa thủ thuật biến hóa này. Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ thực hơn.

    Ngoài ra, Mr. Joel Greenblatt sử dụng Giá trị doanh nghiệp thay cho giá cổ phiếu vì tính luôn nợ trong đó. Một số công ty có nợ rất nhiều (hơn 1 nửa vốn chủ sở hữu) như công ty ngành xây dựng, nếu không tính nợ vào thì E/P sẽ không trung thực nữa.

    mua-co-phieu-vua-re-vua-tot-theo-phuong-phap-cua-joel-greenblatt-3.jpg
    Một trang trong quyển "Công thức kỳ diệu chinh phục thị trường chứng khoán"

    ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CỦA MR. JOEL GREENBLATT ĐỂ ĐẦU TƯ NHƯ THẾ NÀO?

    Rất đơn giản, sau khi bạn đã hiểu hết những gì tôi đã trình bày xong hai bài viết, chúng ta sẽ dễ dàng biết phân tích và lựa chọn cổ phiếu theo hai bước sau:

    Bước 1. Lựa chọn cổ phiếu tốt bằng chỉ số ROC. So sánh nó với trung bình ngành, đối thủ để ra quyết định doanh nghiệp đó có tốt hay không.

    Bước 2. Từ danh sách các doanh nghiệp đã lựa chọn ở bước 1, chúng ta tiến hành tính toán E/P cho từng cổ phiếu và so sánh với các công ty cùng ngành và lãi suất ngân hàng. Sau đó lựa chọn được 1 công ty phù hợp nhất để đầu tư cổ phiếu.

    Phân tích doanh nghiệp như vậy là đơn giản đúng không nào. Bài viết của tôi đến đây là hết. Chúc anh em đầu tư hiệu quả. Cần gì thì comment bên dưới nhé!

    Xem thêm:

    >> Lựa chọn một cổ phiếu tốt với phương pháp của Joel Greenblatt - một hiện tượng đầu tư chứng khoán
     
  2. Cho ví dụ thực tế ngành và doanh nghiệp đc không bạn ơi. Cảm ơn.
     
    Trần Thanh Nguyên, via a mobile device, 19/2/19
    #2
  3. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    Ví dụ về cổ phiếu HPG giai đoạn 2016 - 2017:

    + ROIC 2016 =27% trong khi 2 đối thủ có vốn hóa cao nhất trong ngành là TVN với ROIC =5% và HSG với ROIC = 12% (thậm chí Thép Nam Kim NKG có ROIC chỉ 7%)

    + Chỉ số E/P của HPG năm 2016 = 16.5% cao hơn lãi suất ngân hàng (khoảng 9-13% tùy ngân hàng).

    Hai yếu tố đều đạt chuẩn vừa tốt lại vừa rẻ, do đó mà HPG đã tăng suốt trong năm 2017.

    Hết năm 2017, đầu năm 2018, chỉ số ROIC của HPG vẫn tốt nhất ngành nhưng đã giảm chỉ còn 20% cho thấy sự giảm tốc trong tăng trưởng nên không tạo được nhiều sự kỳ vọng cho giá tăng cao hơn. Mặt khác tỷ số E/P của HPG năm 2017 lên đến gần 13% cao hơn mặt bằng lãi suất ngân hàng. Do đó mà giá tất nhiên phải giảm trong suốt năm 2018.
     
  4. E/P mà bạn áp dụng là EBIT/EV đúng không nhỉ. Cảm ơn.
     
  5. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    E/P là tỷ số nghịch đảo của P/E đó bác.
     
  6. Mình lại nghĩ bạn dùng phương pháp của Mr. JOEL GREENBLATT để tránh tác động kỹ xảo lợi nhuận.
     
  7. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    Thực chất ra để quyết định mua một cổ phiếu thì có rất nhiều biến số khác, không phải chỉ có E/P và ROIC là có thể quyết định được, tuy nhiên có thể xem hai chỉ số này là bộ lọc tốt cho cổ phiếu về phương diện kinh doanh hiệu quả và sự đắt rẻ của cổ phiếu. Chứ còn để quyết định đầu tư còn phải phân tích nhiều lắm bác ạ, đặc biệt là doanh thu.
     
  8. Cảm ơn nhiều.
     

Lượt bình luận : 7

Chia sẻ trang này