"Tiên đoán" trước Đỉnh - Đáy của xu hướng với RS-Momentum - Julius de Kempenaer (Phần 2)

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi C.Luận, 7/6/24.

Lượt xem : 924

  1. C.Luận

    C.Luận Moderator

    Tham gia ngày:
    8/5/24
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    115
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Tư vấn VPS
    JdK RS-Momentum (Động lượng của RS)

    Chào mọi người mình là Luận, sau khi đã giới thiệu phần tỷ lệ của RS (Rs-Ratio) ở bài trước, thì bài này chúng ta sẽ bàn về Rs-Momentum hay còn gọi động lượng của RS. Nếu ai chưa xem bài trước thì xem ở đây.

    Mình cũng biết là hơi khó nhai mấy dạng bài như vầy nhưng đôi khi cần mấy thứ sâu sắc hơn “Hôm nay múc con nào lụm nhẹ một cây trần 7%” :p

    1. Vì sao Moment lại quan trọng ?

    Trước khi xem xét chi tiết viết Rs-Momentum, chúng ta sẽ xem lại khái niệm tại sao moment có ảnh hưởng như thế nào về xu hướng của giá. Giống như biểu đồ giá, mọi người nên nhớ rằng động lượng thay đổi trước khi xu hướng thực sự đảo chiều, chiếc xe trước khi quay đầu thì vận tốc nó phải giảm đã. Tuy nhiên, không phải tất cả các chuyển động xung lượng đều dẫn đến sự đảo chiều xu hướng.

    Ví dụ như khi giá tiến về đường trung bình động và vượt qua nó. Tuy nhiên không phải lúc nào giá vượt qua đường trung bình động báo hiệu đảo chiều xu hướng.[​IMG]

    Khi giá tăng và tiến về trung bình động, các nhà giao dịch phe mua có nhiều khả năng sẽ vào lệnh ngay lúc đó vì điều này có nghĩa là động lượng đang được cải thiện. Các giao dịch thận trọng hơn thì đợi giá vượt hẳn mới vào, hai nguồn lực này bổ sung moment cho giá.

    RS-Momentum (sau này sẽ gọi tắt là Moment) là một chỉ báo đo động lượng (tốc độ thay đổi - ROC) của RS-Ratio (sau này sẽ gọi tắt là Ratio). Là một chỉ báo động lượng, nó dẫn trước Ratio và có thể được sử dụng để “tiên đoán” Ratio, đây là một đặc tính khá độc đáo mà chỉ báo moment nào cũng có, ngay cả RSI, MACD cũng vậy.

    Thông thường, Moment vượt trên 100 khi Ratio đang hình thành đáy và bắt đầu di chuyển lên trên. Ngược lại, Moment vượt xuống dưới 100 khi Ratio đang hình thành đỉnh và bắt đầu di chuyển xuống.

    2. Ví dụ với Ngành tiện ích Mỹ (XLU)

    Biểu đồ bên dưới hiển thị Ngành tiện ích (XLU) với Momentum màu xanh lá cây và Ratio màu đỏ. Momentum đã vượt qua mức 100 vào giữa tháng 12 và hầu như giữ ở mức trên 100 trong bốn tuần. Lưu ý cái cách Ratio chạm đáy khi Momentum di chuyển trên 100 và Ratio vượt trên 100 vào cuối tháng 1.

    [​IMG]


    Nhớ kỹ Moment là chỉ báo của Ratio, tức là nó là chỉ báo của chỉ báo.

    Moment thay đổi => Báo trước Ratio thay đổi => Báo trước Dòng tiền thay đổi => Báo trước xu hướng thay đổi.

    Đây chính là tinh túy của cái hệ RS này.
    Với bản chất là một chỉ báo động lượng, nó sẽ thường xuyên di chuyển lên xuống quanh mức 100 (dao động con lắc). Cần tập trung vào động lượng bền vững của Moment ở các mức 100 và các điểm giao cắt của nó.

    3. Ví dụ với Ngành Sinh Học Mỹ (XBI)

    Biểu đồ bên dưới hiển thị Ngành công nghệ sinh học (XBI) với hai ví dụ nêu bật mối quan hệ của động lượng của Rs và Ratio. Màu xám hiển thị động lượng dưới 100 bốn trong sáu tuần từ tháng 2 đến tháng 3. Mặc dù chỉ báo này nhanh chóng vượt lên trên 100 nhưng đợt tăng này không tồn tại lâu và nhanh chóng quay trở lại dưới 100. Đây là dấu hiệu cho thấy động lượng đang chuyển sang tiêu cực đối với Ratio và cuối cùng đã vượt qua mức 100 vào nửa cuối tháng 3.

    [​IMG]

    Màu xanh lam hiển thị Moment trên 100 từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5. Ratio chạm đáy khi Moment di chuyển trên 100, nhưng không vượt quá 100 cho đến cuối tháng 5. Ngoài ra, hãy lưu ý rằng sự vượt qua trên 100 trong Ratio xuất hiện ngay trước đợt tăng đột biến vào đầu tháng 6 của XBI.

    Bài viết hôm nay kết thúc ở đây nhé, bài này chủ yếu nói về cách mà chúng ta có thể quan sát và “tiên đoán hướng đi của giá”cảm nhận được khi nào giá đảo chiều dựa vào Rs-Ratio và động lượng của nó Rs-Momentum. Bài sau mình sẽ giải thích cấu trúc và cách xây dựng RRG nhé. Xin cảm ơn.

    [​IMG]


    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Chính Luận
    Zalo : 0356.357.260
    Group cộng đồng : https://zalo.me/g/uxiizs694
    Youtube: http://www.youtube.com/@LuanVsa
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/6/24
    Thạc Sơn and Xuka like this.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Phân tích dòng tiền qua các chỉ số cơ bản có thể giúp nhà đầu tư chọn cổ phiếu tốt Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 8/10/19
    Muốn giữ được tiền trên thị trường chứng khoán hãy làm theo cách dưới đây Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 27/9/19
    [Học phân tích cơ bản] 7 chỉ số về dòng tiền mà nhà đầu tư cần phải biết khi phân tích doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 16/5/19
    [Phân tích cơ bản nâng cao] Dòng tiền tự do của doanh nghiệp - Khái niệm và cách sử dụng Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 27/12/18
    Học phân tích cơ bản: Những loại cổ phiếu nên tránh xa ngay từ cái nhìn đầu tiên - Phần 2 Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 25/12/18

  3. Thạc Sơn

    Thạc Sơn New Member

    Tham gia ngày:
    2/7/22
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Bác cho hỏi RRG là biểu đồ gì vậy?
     
  4. C.Luận

    C.Luận Moderator

    Tham gia ngày:
    8/5/24
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    115
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Tư vấn VPS
    Là biểu đồ xoay chuyển dòng tiền của các lớp tài sản anh. Ví dụ anh muốn xem dòng tiền chảy từ Vàng qua Dầu hay Đô la hay các loại tài sản khác thì dùng Biểu đồ RRG để trực quan hóa là tốt nhất. Nó cũng được ứng dụng trong chứng khoán - ngành - các mã cổ phiếu.
     
    Thạc Sơn thích bài này.

Lượt bình luận : 2

Tags:

Chia sẻ trang này