Cao su Phước Hòa- Dòng tiền từ đền bù đất có là động lực phát triển?

Thảo luận trong 'Phân tích cổ phiếu' bắt đầu bởi Lo Lo, 4/11/19.

Lượt xem : 1,725

  1. Lo Lo

    Lo Lo Guest

    Mến chào anh em. Sau một thời gian tạm dừng mình quay lại với chuỗi các bài viết ngắn đánh giá sơ lược về mặt cơ bản của cổ phiếu. Mong rằng bài viết của mình sẽ hữu ích để anh em có thể chọn lựa được những cổ phiếu có cơ bản tốt, câu chuyện tăng trưởng và có thể lướt dựa trên những cố phiểu này nhằm hạn chế rủi ro.

    Quay lại một xíu vào giai đoạn 2016, khi giá cao su tự nhiên đang ở vùng đỉnh nhiều năm,nhiều doanh nghiệp cao su phấn khởi. Đến đầu năm 2017 thì giá lại rớt thảm hại, nhiều doanh nghiệp trong ngành điêu đứng. Điển hình là HNG thua lỗ nặng, phải dần cơ cấu sang các loại cây ăn trái khác và phải "bán đất" để trả nợ. Tình hình khó khăn của ngành cao su tự nhiên vẫn kéo dài đến giai đoạn hiện tại. Và các doanh nghiệp phải tìm cho mình một lối đi riêng. Một trong những doanh nghiệp có thể đánh giá tạm ổn trong hướng đi mới này công ty cổ phần cao su Phước Hòa.
    cao-su-phuoc-hoa-dong-tien-tu-den-bu-co-la-dong-luc-phat-trien.t3455..4.png

    Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, mã PHR, niêm yết trên HoSE vào 2009. Ngành nghề kinh doanh chính là trồng và chế biến mủ cao su, chế biến gỗ ván, gỗ ép. PHR có quỹ đất trồng cao su lớn ở Việt Nam (ở Bình Dương, DakLak) và Lào. Cũng từ quỹ đất lớn này, Phước Hòa có cơ hội chuyển từ cao su sang BĐS công nghiệp. Hiện tại, ngoài cao su, BĐS công nghiệp là động lực phát triển chính của PHR.

    Xét một tí về cơ cấu cổ đông, hiện tại Tập đoàn cao su Việt Nam(VRG) đang sở hữu 66.62% PHR, là cổ đông lớn nhất, chưa có kế hoạch thoái vốn. Nếu VRG thoái vốn thì PHR sẽ có một đợt tăng giá mạnh. Ngoài ra không có cổ đông tổ chức khác hay cá nhân khác đáng chú ý.

    Tỉ lệ làm giá mà mình tính được từ số Free Float hiện tại xấp xỉ 0.95%. Nếu tỉ lệ này vượt 1% hoặc 1.2% nghĩa là cổ phiếu đang bị làm giá, có sự tác động của đội lái.

    Lướt một tí về cổ tức, PHR có cổ tức tiền tạm ổn định, Riêng năm 2018 có chia thưởng cổ phiếu tỉ lệ 3:2 nên EPS bị pha loãng khá mạnh.

    Một chút về tình hình kinh doanh 3 quý đầu năm 2019, nhìn chung công ty đã có dự tính khá chắc và đặt kế hoạch doanh thu: tăng 40.75% so với 2018, tức KH doanh thu đạt 2192.4 tỷ, Đặt LNTT tăng 61.8%, ở mức 1246.3 tỷ. Đánh giá 3 quý, PHR có khả năng hoàn thành kế hoạch nhờ dòng tiền từ đền bù đất của dự án Nam Tân Uyên mở rộng.

    Lũy kế 9 tháng công ty đạt:
    Doanh thu: 1159.7 tỷ(+35.5%)
    Biên lãi gộp: 24.9%, cùng kì 20.6%
    LNST: 650 tỷ(+63.5%)
    Biên lãi ròng: 56%, cùng kì 44.8%
    LNST cty mẹ: 610.7 tỷ(+56.3%)
    EPS: 4505(+9.1%)

    Lại nhắc một chút về Nam Tân Uyên(NTC), hiện tại PHR nắm tỉ lệ 32.85% tại doanh nghiệp này. Có kế hoạch thoái trước đó nhưng cuối cùng lại không thoái. Đây là điều may mắn cho PHR bởi NTC 3 quý đầu năm 2019 có kết quả kinh doanh vượt bật. Dự kiến PHR được hưởng 67 tỷ đồng lợi nhuận/năm trong 2019, 2020 từ NTC.

    Tình hình tài chính của PHR cũng khá lành mạnh với khoản 509.3 tỷ tiền ngắn hạn và 1336.3 tỷ tiền gửi dài hạn, tổng cộng khoản 1845 tỷ tiền mặt. Nợ thấp, quỹ LN chưa phân phối nhiều
    cao-su-phuoc-hoa-dong-tien-tu-den-bu-co-la-dong-luc-phat-trien.t3455.1.png

    Và phần quan trọng nhất là dòng tiền về và các sự án trong tương lai của Phước Hòa:

    (1)Dự án Nam Tân Uyên (345 ha):
    PHR đã nâng thành công mức bồi thường đất lên 2,5 tỷ đồng mỗi ha. Công ty sẽ bàn giao đất cho NTC trong quý 3.
    Mới book 330.9 tỷ vào thu nhập khác, còn 531.6 tỷ chưa book.
    cao-su-phuoc-hoa-dong-tien-tu-den-bu-co-la-dong-luc-phat-trien.t3455..3.png
    (2) VSIP
    Phước Hòa sẽ giao cho VSIP 691 ha đất và nhận đền bù bình quân 1.3 tỷ/ha. Như vậy từ VSIP, PHR sẽ nhận được khoản 900 tỷ đồng tiền đền bù
    Ngoài ra PHR được nhận 20% lợi nhuận từ VSIP. Tức giả sử VSIP cho thuê đất lời được 10 đồng lợi nhuận thì Phước Hoà được hưởng 20 đồng. Tuy nhiên một cái hay là nếu mức 20% này quá thấp, tính ra nếu thấp hơn mức 1.2 tỷ/ha VSIP vẫn trả cho PHR 1.2 tỷ lợi nhuận/ha.Tức trong mọi trường hợp, PHR sẽ nhận tối thiểu 829.2 tỷ lợi nhuận từ VSIP
    cao-su-phuoc-hoa-dong-tien-tu-den-bu-co-la-dong-luc-phat-trien.t3455.2.png

    Như vậy còn 898 tỷ đền bù đất từ VSIP và 531.6 tỷ đền bù từ Nam Tân Uyên sẽ book từ quý IV/2019-quý IV/2020, tổng 1429 tỷ tiền về chắc chắn.

    (3) Dự án Tân Lập: Công ty gần đây đã ban hành Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc phát triển khu công nghiệp Tân Lập (giai đoạn I) với diện tích 200 ha. Đối với dự án này, Công ty sẽ thành lập công ty con với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. PHR sẽ nắm giữ 51% cổ phần, 49% cổ phần còn lại đóng góp bởi một đối tác Đài Loan chuyên sản xuất nội thất. Khách hàng mục tiêu của khu công nghiệp này là các nhà sản xuất gỗ, đối tượng này sẽ thuê diện tích lớn cho công xưởng sản xuất và showroom.

    PHR dự kiến Tân Lập sẽ bắt đầu hoạt động thương mại từ cuối năm 2020. Khu công nghiệp này đã nằm trong Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp 2016-2020, nên Công ty chỉ cần trình kế hoạch kinh doanh và một số thủ tục giấy tờ khác trước khi có thể bắt đầu thi công cơ sở hạ tầng.
    (4) KCN Tân Bình giai đoạn 2(giai đoạn mở rộng) với quy mô 1065 ha. Tuy nhiên KCN này có thể khá khó khăn trong việc lấp đầy vì vị trí không được thuận lợi nhiều.
    (5) Dự án khu dân cư Phước Hòa có tổng vốn đầu tư khoản 106 tỷ, diện tích 36.19ha, đã ghi nhận 77.2 tỷ người mua trả trước ngắn hạn.

    Trong dài hạn, giai đoạn 2021-2025 PHR cũng đặt kế hoạch chuyển đổi thêm 4.500 ha diện tích trồng cây cao su sang khu công nghiệp, trên tổng quỹ đất 15.000 ha, tuy nhiên Công ty chưa công bố thông tin cụ thể

    Dòng tiền về từ đền bù đất khoản 1429 tỷ là chắc chắn. Như vậy PHR có thể đạt mục tiêu LN ngàn tỷ như kế hoạch mà lãnh đạo Phước Hòa đề ra, rằng công ty sẽ bàn giao theo tiến độ, cân đối diện tích để đảm bảo lợi nhuận sau thuế bình quân giai đoạn 2019-2021 không dưới 1.000 tỷ đồng mỗi năm.
    Tuy nhiên hai khu công nghiệp chính của Phước Hòa là Tân Bình mở rộng và Tân Lập I chúng ta nên khách quan đánh giá lại mức khả thi. Vị trí của 2 KCN này chỉ ở mức trung bình. Ngoài ra 2019 chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, BĐS CN bùng nổ, nhưng nếu hết làn sóng chuyển dịch thì tỉ lệ lấp đầy của hai KCN này cũng là điều đáng lo ngại.

    Nếu đứng ở góc độ EPS, ước theo dòng tiền tương lại đơn giản, mình đánh giá giá trị hợp lí của PHR ở mức 45,000-47,000 VNĐ. Nếu về mức giá này là vùng an toàn để nắm giữ. Nhưng vấn đề là cổ phiếu tăng quá mạnh từ đầu năm đến giờ, có thể đây là giai đoạn phân phối, dòng tiền rút ra. Nên thận trọng quan sát.
    PHR nhìn chung có cơ bản ổn, có thể thể lướt được, cũng có câu chuyện để có động lực tăng giá. Tuy nhiên anh em cần có góc độ nhìn nhận của riêng mình nhé.

    Nếu anh em có thắc mắc nào cần trao đổi, có thể bình luận ở bài viết này hoặc nhắn tin cho mình qua Zalo 0971414598- Hoàng Chinh, mình sẽ giải đáp nhé!

    Lưu ý, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, học hỏi, chia sẻ và thảo luận, không nhằm mục đích khuyến nghị mua bán. Do đó, Kakata sẽ không chịu trách nhiệm với mọi thua lỗ của nhà đầu tư.
     
    hem thích bài này.

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này