Chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh. Đâu mới là điều chúng ta nên theo đuổi?

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Orion, 17/12/18.

Lượt xem : 2,169

  1. Orion

    Orion Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    90
    Giới tính:
    Nam
    chung-khoan-co-so-va-chung-khoan-phai-sinh-dau-moi-la-dieu-chung-ta-nen-theo-duoi-1.jpg

    Bất kể ai khi đến với chứng khoán đều phân vân giữa việc nên đầu tư chứng khoán cơ sở hay chứng khoán phái sinh. Đây đều là con đường hợp pháp, là cơ hội để mọi người tìm kiếm cơ hội và tăng thêm thu nhập cho gia đình. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là chúng ta nên theo đuổi loại hình nào để tỉ lệ thành công cao hơn? Hôm nay Kakata sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm và kiến thức của mình giúp anh em có thể lựa chọn một cách dễ dàng hơn.


    1. THAM GIA CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ

    Chứng khoán cơ sở là loại hình ra đời từ rất lâu về trước và hầu hết mọi quốc gia đều coi chứng khoán cơ sở như một cách huy động vốn, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế. Nói đơn giản việc nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán cơ sở bằng việc mua cổ phiếu và nếu giá tăng thì bạn lời, nếu giá giảm thì bạn lỗ.

    Chứng khoán được coi như một hình thức đầu tư được rất nhiều người tham gia và tạo nên sự hấp dẫn bởi tâm lý của mỗi người là thứ quyết định sự tăng giảm của thị trường. Tại Việt Nam chứng khoán cơ sở ra đời và bước vào phiên giao dịch đầu tiên vào năm 2000 và số lượng người tham gia không ngừng tăng lên trong những năm gần đây.

    chung-khoan-co-so-va-chung-khoan-phai-sinh-dau-moi-la-dieu-chung-ta-nen-theo-duoi-2.png
    Chứng khoán cơ sở đã ra đời từ rất lâu và được nhiều nhà đầu tư quan tâm

    Chứng khoán cơ sở theo tôi là một kênh đầu tư hấp dẫn có thể kiếm được lợi nhuận bằng việc đặt lệnh ngay tại nhà tăng thu nhập cho cá nhân. Ngoài ra, chứng khoán cơ sở tiềm ẩn ít rủi ro hơn so với chứng khoán phái sinh và rất nhiều người đã thành công nhờ tham gia đầu tư chứng khoán.

    Tuy nhiên tôi nói vậy không phải ai đầu tư cũng sinh lời, thực tế thì rất nhiều người thua lỗ khi tham gia. Theo tôi, anh em phải có kiến thức về thị trường và tâm lý vững vàng trước khó khăn thì nên tham gia còn những ai đầu tư theo kiểu nghe đâu đánh đó hoặc những người bảo thủ, không chịu tiếp thu và thay đổi thì rất khó để có thể thành công trên thị trường.
    2. THAM GIA CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

    Đây là kênh đầu tư mới khi phải đến giữa năm 2017 nó mới chính thức đi vào hoạt động. Tuy nhiên, sức hút mà chứng khoán phái sinh mang lại không hề nhỏ chút nào. Việc được Short sell (bán khống) và có thể mua đi bán lại ngay sau khi giao dịch là ưu thế của chứng khoán phái sinh so với chứng khoán cơ sở.

    Ngoài ra, đòn bẩy từ 7 - 10 lần giúp nhà đầu tư chỉ cần số vốn nhỏ là có thể tham gia thị trường. Tuy nhiên, vì lợi nhuận là cao hơn so với chứng khoán cơ sở nên rủi ro đi kèm cũng cao hơn nhiều lần. Nếu như trong chứng khoán cơ sở, anh em sẽ khó mà cháy tài khoản được nếu không chơi margin thì trong chứng khoán phái sinh, cháy tài khoản là chuyện bình thường và rất dễ xảy ra.

    Nó như con dao hai lưỡi, nếu thị trường đi lên thì tài khoản của anh em sẽ tăng lên rất nhanh nhưng chỉ với một biến động nhỏ làm giá giảm cũng khiến anh em phải đau đầu khi thua lỗ nghiêm trọng.

    chung-khoan-co-so-va-chung-khoan-phai-sinh-dau-moi-la-dieu-chung-ta-nen-theo-duoi-3.jpg
    Lợi thế lớn nhất của chứng khoán phái sinh là chúng ta có thể bán khống. Ngoài ra việc cho phép giao dịch T+0 cũng là điểm cộng thu hút nhà đầu tư

    Theo quan điểm cá nhân, tôi thấy việc đầu tư chứng khoán phái sinh là rất rủi ro và đầy rẫy cạm bẫy nhưng đa số anh em lại thích giao dịch chứng khoán phái sinh hơn bởi tốc độ khớp lệnh nhanh và đặc biệt nhiều người thích giao dịch trong những phiên đầu giờ đầy may rủi đó là ATO và ATC khi mà giá thường tăng, giảm không biết đường nào mà lần. Tôi biết rất nhiều người thua lỗ khi tham gia đầu tư chứng khoán phái sinh nhưng vẫn tiếp tục vì cho rằng một ngày nào đó mình sẽ lấy lại tất cả nhưng thực tế thì đời không như mơ.
    3. VẬY CHÚNG TA NÊN THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG NÀO?

    Trước hết, anh em phải hiểu được sự khác nhau giữa hai thị trường này để lựa chọn sao cho phù hợp. Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh, những anh em mới vào nghề và đang phân vân có thể so sánh và đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân.

    chung-khoan-co-so-va-chung-khoan-phai-sinh-dau-moi-la-dieu-chung-ta-nen-theo-duoi-4.png
    Anh em có thể thấy sự khác biệt rõ ràng giữa chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh, chúng đều có ưu điểm và hạn chế nhất định

    Nhưng như vậy thì chung chung quá và tôi thì không bao giờ thích những cái gì mơ hồ vì vậy nếu được đưa ra lời khuyên thì tôi sẽ nói nếu những ai không muốn thay đổi, yêu thích sự truyền thống và muốn đánh giá những rủi ro bằng kiến thức mình có được khi phân tích doanh nghiệp, định giá cổ phiếu hay phân tích kỹ thuật thì theo tôi nên lựa chọn chứng khoán cơ sở là nền móng để phát triển sau này.

    Nói gì thì nói, khi tham gia chứng khoán cơ sở anh em vẫn có khả năng thành công cao hơn so với chứng khoán phái sinh. Còn những anh em thích trải nghiệm mới mẻ, yêu thích sự mạo hiểm và có những chiến lược tận dụng tối đa ưu thế từ việc được bán khống và giao dịch T+0 thì hãy lựa chọn chứng khoán phái sinh để làm con đường phát triển.

    Tôi không phải dìm hàng chứng khoán phái sinh hay gì hết nhưng tôi vẫn thích những điều truyền thống và quan trọng hơn chứng khoán cơ sở phù hợp với tính cách của tôi hơn chứng khoán phái sinh.

    Dù anh em chọn con đường nào thì tôi vẫn ủng hộ hết mình, chỉ cần có cho mình khát khao, nghiêm túc với con đường đã chọn và trên hết là tính kiên trì, kỷ luật được rèn dũa qua những lần thất bại thì tôi tin anh em vẫn sẽ thành công trên thị trường đầy rẫy cạm bẫy này. Anh em đang đầu tư vào loại chứng khoán nào và có thành viên nào trong Kakata có quan điểm trái ngược với tôi không? Hãy comment bên dưới để chúng ta thảo luận và học hỏi thêm nhiều điều nữa nhé.

    Xem thêm:

    ->> Cùng Kakata nhìn lại chiến thắng của Đội tuyển tại AFF Cup và bài học dành cho nhà đầu tư
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này