Cơ bản về công cụ chỉ báo sức mạnh RSI

Thảo luận trong 'Lớp học phân tích kỹ thuật' bắt đầu bởi Orion, 20/11/18.

Lượt xem : 3,942

  1. Orion

    Orion Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    90
    Giới tính:
    Nam
    co-ban-ve-cong-cu-chi-bao-suc-manh-rsi-1.jpg
    Xin chào anh em. Trong những bài viết trước tôi đã giới thiệu đến cho anh em những công cụ cơ bản nhất trong phân tích kỹ thuật đó là hỗ trợ, kháng cự, trendline, kênh giá...Bài viết hôm nay tôi tiếp tục giới thiệu đến anh em một công cụ chỉ báo được sử dụng rộng rãi và rất hiệu quả đó là RSI.

    1. RSI LÀ GÌ? CÁCH MỞ CÔNG CỤ RSI TRÊN PHẦN MỀM AMIBROKER

    Relative Strength Index - chỉ số sức mạnh tương đối là một công cụ chỉ báo được sử dụng rất nhiều trong phân tích kỹ thuật nhằm giúp nhà đầu tư đo lường tốc độ và biết được sự thay đổi của biến động giá. Thị trường đang ở trong tình trạng quá mua khi RSI trên 70 và quá bán khi RSI dưới 30, khi đó thị trường có thể sẽ đảo chiều.

    Hầu hết mọi phần mềm giao dịch chứng khoán đều có RSI. Ở đây tôi sẽ hướng dẫn những anh em mới vào nghề cách mở RSI trong phần mềm Amibroker. Anh em xem hình bên dưới:

    co-ban-ve-cong-cu-chi-bao-suc-manh-rsi-2.png

    2. CÁCH SỬ DỤNG RSI TRONG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

    Tôi sẽ nói những điều cơ bản, ngắn gọn và cần thiết nhất về cách sử dụng RSI sao cho hiệu quả:

    + Khi RSI vượt qua vùng 70 và có xu hướng giảm thì ta chốt lời

    + Ngược lại RSI vượt xuống vùng 30 và có xu hướng tăng thì ta mua

    + Tôi vẽ thêm đường RSI 50 để anh em xác định được xu hướng hiện tại của giá. Nếu RSI trên 50 là xu hướng tăng, còn dưới 50 được gọi là xu hướng giảm. Ví dụ:

    co-ban-ve-cong-cu-chi-bao-suc-manh-rsi-3.png
    Biểu đồ giá của Công ty Cổ phần FPT (FPT)

    Thêm một ví dụ khác:


    co-ban-ve-cong-cu-chi-bao-suc-manh-rsi-4.png
    Biểu đồ giá Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN)

    Anh em có thể thấy ta có thể mua vào khi RSI dưới vùng 30 và RSI cắt lên trên và nên chốt lời khi thấy RSI trên vùng 70 và cắt xuống dưới.

    4. HIỆN TƯỢNG RSI PHÂN KỲ

    Nếu như giá được thể hiện bên ngoài bằng những cây nến thì RSI như là "nội lực" bên trong của những cây nến đó. Dù cho giá lên cao nhưng RSI đã yếu thì giá khó có thể tăng tiếp được. RSI phân kỳ là hiện tượng cho ta dự báo trước được xu hướng trong tương lai sẽ như thế nào. Tôi sẽ nói tóm gọn lại cho anh em như sau:

    + Khi cây nến mới tạo đỉnh cao hơn cây nến cũ nhưng RSI của cây nến mới lại thấp hơn RSI của cây nến cũ thì đây dự báo là tín hiệu giá sẽ đảo chiều giảm trong tương lai. Anh em xem ví dụ bên dưới để hiểu hơn:

    co-ban-ve-cong-cu-chi-bao-suc-manh-rsi-5.png
    Biểu đồ giá Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB)

    + Khi cây nến mới tạo đáy thấp hơn cây nến cũ nhưng RSI lại tạo đáy cao hơn so với RSI của cây nến cũ đây là tín hiệu dự báo giá sẽ đảo chiều tăng trong tương lai.

    co-ban-ve-cong-cu-chi-bao-suc-manh-rsi-6.png
    Biểu đồ giá Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN)

    Tôi vừa trình bày xong những kiến thức cơ bản về RSI và cách sử dụng nó sao cho hiệu quả. Anh em cần chú ý kết hợp nhiều yếu tố như hỗ trợ, kháng cự, bollinger bands, RSI...chứ không chỉ riêng một công cụ nào để xác định rõ về thời điểm đảo chiều và vào lệnh sao cho hiệu quả. Anh em nhớ đăng kí thành viên của Kakata.vn để được học thêm nhiều kiến thức bổ ích trong đầu tư chứng khoán nhé!

    Xem thêm:

    ->> Bollinger Bands và Vùng hợp lưu : Chiến lược bật nắp cổ chai thần thánh
     
    Bảo Khánh thích bài này.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Cơ bản về đường xu hướng (trendline) Lớp học phân tích kỹ thuật 16/11/18
    Cơ bản về hỗ trợ và kháng cự (Phần 1) Lớp học phân tích kỹ thuật 15/11/18
    Bài 1: Ngũ nến Sakata - Sự thật phũ phàng về mô hình nến nhật Lớp học phân tích kỹ thuật 12/2/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này