Dùng MACD để tìm điểm mua cổ phiếu - Một chiến lược hiệu quả !

Thảo luận trong 'Phân tích theo indicator và các phương pháp khác' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 9/11/18.

Lượt xem : 4,787

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    dung-macd-de-tim-diem-mua-co-phieu-mot-chien-luoc-hieu-qua-1.jpeg

    MACD là một công cụ đa năng mà bất kỳ nhà giao dịch hay nhà đầu tư nào khi sử dụng cũng cảm thấy hữu ích. Nó không đơn thuần chỉ là công cụ báo tín hiệu mua / bán thông thường. MACD còn mang một sức mạnh khác, sức mạnh vị thị trường và nội lực của nó.


    Bên cạnh một số nhà đầu tư không dùng phân tích kỹ thuật thì có rất nhiều người khác vận dụng phân tích kỹ thuật vào câu chuyện đầu tư cổ phiếu. Mà đa phần trong số đó sử dụng MACD để lựa chọn điểm giá để mua vào.

    Vậy MACD có những công dụng gì, sử dụng như thế nào, có hiệu quả không, đơn giản ra sao? Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết này. Tôi dành riêng bài viết này cho những nhà đầu tư theo phân tích kỹ thuật và những anh em tin yêu MACD.

    Đối với những nhà đầu tư trước giờ chưa quen với phân tích kỹ thuật, tôi khuyến nghị anh em nên tìm hiểu thêm phương pháp này thay vì ngồi xem thông tin từ người khác rồi mua bán theo. Phân tích kỹ thuật sẽ cho các bạn có cái nhìn khách quan hơn những lời hô hào như vậy. Nó dễ học, dễ hiểu, dễ áp dụng và không làm mất nhiều thời gian của anh em.

    Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về MACD nhé.

    MACD LÀ GÌ?

    Cơ bản về MACD thì tôi không nói nhiều ở đây, tôi chỉ có thể giới thiệu với anh em sơ qua về công cụ này trước khi nói đến tác dụng của nó.

    Một MACD chuẩn sẽ như thế này:

    dung-macd-de-tim-diem-mua-co-phieu-mot-chien-luoc-hieu-qua-2.gif

    Đường màu xanh là hiệu 2 đường trung bình EMA 26 và 12.

    Đường màu đỏ là EMA 9

    Đồ thị màu xám gọi là Histogram, nó là hiệu giữa đường màu xanh và màu đỏ. Do đó, chỉ cần đồ thị màu xám là có thể phản ánh được toàn bộ hai đường màu xanh và màu đỏ rồi. Chúng ta sẽ chỉ sử dụng Histogram màu xám để phân tích nhé.

    MACD PHẢN ÁNH ĐƯỢC SỨC MẠNH NỘI TẠI CỦA XU HƯỚNG

    Một xu hướng bền vững, có khả năng sẽ tiếp tục trong tương lai là một xu hướng có sức mạnh nội tại tốt. Nếu yếu đi, xu hướng sẽ mau chóng kết thúc và đảo chiều. Nhưng làm sao để biết một xu hướng yếu đi. Câu trả lời là: XEM MACD.

    dung-macd-de-tim-diem-mua-co-phieu-mot-chien-luoc-hieu-qua-3.png

    Ví dụ với giá cổ phiếu VND, vào độ tháng 7 năm 2018, giá tạo một đợt sóng giảm tương đương với đợt sóng giảm vào tháng 5-6.

    Thoạt nhìn có vẻ hai con sóng này giống nhau, độ dài gần bằng nhau, độ dốc cũng vậy. Nhưng khác nhau ở chỗ, chỉ khi ta thêm đường MACD vào mới có thể biết được. Lực giảm giá cổ phiếu ở tháng 7 đã yếu đi rất nhiều (trong nội tại) so với tháng 5-6.

    Vậy thì lý do gì để giá cổ phiếu giảm tiếp. Chỉ có 1 kịch bản xảy ra: xu hướng giảm sắp kết thúc, nhường chỗ cho xu hướng tăng. Vào thời điểm này, nhà đầu tư có thể chọn điểm mua cổ phiếu VND được rồi đấy.

    Chúng ta thêm một ví dụ nữa với cổ phiếu REE nhé.

    dung-macd-de-tim-diem-mua-co-phieu-mot-chien-luoc-hieu-qua-4.png

    NHƯNG LÀM SAO ĐỂ BIẾT MUA CỔ PHIẾU Ở MỨC GIÁ NÀO?

    Bước tiếp theo, là tìm điểm vào lệnh sau khi biết xu hướng giảm sắp nhường chỗ cho xu hướng tăng. Tuy nhiên, việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là chờ cho xu hướng tăng chính thức xuất hiện.

    Một xu hướng tăng chính thức xuất hiện khi:

    + Bẻ gãy trendline trung hoặc dài hạn của xu hướng giảm trước đó

    + MACD trước đó có phân kỳ và bây giờ thì có giá trị lớn hơn 0.

    Tôi lấy lại ví dụ trên để minh họa cho xu hướng tăng xuất hiện:

    dung-macd-de-tim-diem-mua-co-phieu-mot-chien-luoc-hieu-qua-5.png

    Như vậy, xu hướng tăng đã xuất hiện, bây giờ công việc của nhà đầu tư là tìm điểm mua cổ phiếu sao cho tối ưu nhất.

    Quy tắc chọn 1 mức giá mua cổ phiếu tốt:

    1. Đang trong xu hướng tăng

    2. Giá hồi về (giảm về) với thanh khoản thấp, nhưng khi tăng lại thì thanh khoản cao hơn giai đoạn trước rất nhiều.

    3. MACD cũng giảm, nhưng không giảm quá 0 và sau đó tăng lại.

    dung-macd-de-tim-diem-mua-co-phieu-mot-chien-luoc-hieu-qua-6.png

    Tôi vẫn lấy ví dụ cũ để minh họa cho các bạn xuyên suốt từ giai đoạn giảm giá tới lúc giai đoạn mua cổ phiếu trong xu hướng tăng.

    Ở đây, chúng ta sẽ mua tại cây nến tăng phá ngưỡng kháng cự ngắn hạn vì:

    1. Giá breakout kháng cự ngắn hạn với volume mua rất cao thể hiện bên mua quyết tâm đẩy giá lên.

    2. MACD đang giảm thì tăng trở lại thể hiện sức mạnh của lực tăng vẫn tốt.

    Đó là cách mà tôi sử dụng MACD để lựa chọn và tìm điểm mua một mã cổ phiếu. Với phân tích kỹ thuật, còn rất nhiều phương pháp và chiến lược khác, tôi sẽ từ từ chia sẻ hết với các bạn. Member nào có nhu cầu muốn viết về kiến thức nào thì comment bên dưới để tôi viết nhé.

    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34
    Xem thêm:

    >> Phương pháp xác định xu hướng và mua - bán cổ phiếu bằng công cụ RSI
     
    mrtai and Orion like this.
  2. Chia sẻ về RSI, ADX nữa đi ad
     
  3. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    Ok bạn từ từ sẽ có hết
     
    Duong Vu, Thuat and chungkhoan2018 like this.

Lượt bình luận : 2

Chia sẻ trang này