Hệ thống giao dịch kết hợp Bollinger Bands và MACD dành riêng cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'Phân tích theo indicator và các phương pháp khác' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 4/11/18.

Lượt xem : 5,419

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    he-thong-giao-dich-ket-hop-bollinger-bands-va-macd-1.png
    Bollinger Bands và MACD là hai trong số các công cụ chỉ báo được giới trader và investor ở Việt Nam cũng như trên thế giớ ưa thích nhất bởi tính hiệu quả và dễ sử dụng.

    Riêng đối với Bollinger Bands, chỉ với hai biên trên dưới và 1 đường biên giữa, chúng ta có 101 cách sử dụng với nó, mỗi cách sẽ mang một thế mạnh khác nhau. Chungkhoanso sẽ chia sẻ nhiều về Bollinger Bands về cách sử dụng trong thực chiến cũng như cách kết hợp với công cụ khác như RSI, Stochastic hay Volume,... Nhưng hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với anh em một sự kết hợp tuyệt vời giữa Bollinger Bands và MACD.

    Nhắc về MACD, chúng ta nhắc đến sức mạnh và sự đa dụng của nó. MACD phải nói là cực kỳ mạnh mẽ nếu nhà đầu tư theo phân tích kỹ thuật biết cách sử dụng đúng nơi và đúng lúc.

    MACD có thể đo lường được sức mạnh của xu hướng cũng như báo hiệu sự đảo chiều rất tuyệt vời. Sau này tôi cũng sẽ có một vài bài về MACD để anh em tham khảo.

    HỆ THỐNG BOLLINGER BANDS VÀ MACD

    Chúng ta sẽ dựa vào hệ thống này để tìm mua mã cổ phiếu thích hợp hoặc để ra quyết định Long / Short chứng khoán phái sinh.

    Trong hệ thống, vai trò của Bollinger Bands và MACD khác nhau và bổ sung cho nhau. Cụ thể:

    + Bollinger Bands sẽ là công cụ đo lường độ biến động của xu hướng (Volatility), thay vì bạn dùng ATR thì bây giờ dùng hai biên Bollinger Bands để đo cho trực quan.

    + Bollinger Bands còn dùng để chỉ hướng, làm kháng cự / hỗ trợ cho giá rất tốt.

    + MACD chúng ta sẽ dùng để đo động lượng thị trường (Momentum) và là một công cụ để dự báo đảo chiều xu hướng.

    Ý TƯỞNG CỦA HỆ THỐNG BOLLINGER BANDS VÀ MACD

    Ý tưởng của hệ thống này là chúng ta sẽ tìm những mã cổ phiếu có độ dao động thấp, nhưng lực đi (động lượng) của xu hướng lại mạnh.

    Một logic rất đơn giản, nếu độ biến động mạnh, tức là thị trường không có xu hướng cụ thể, nhà đầu tư có mua thì cũng không có lời nhiều, thậm chí còn lỗ. Chúng ta cần cổ phiếu có giá biến động thấp.

    Còn xu hướng có động lượng mạnh tức là xu hướng đang tăng rất tốt, bền vững và không có dấu hiệu đảo chiều. Nếu đảo chiều đã có MACD dự báo.

    SỬ DỤNG CHIẾN LƯỢC BOLLINGER BANDS VÀ MACD NHƯ THẾ NÀO?

    Bước đầu tiên, chúng cần chờ cho hai biên Bollinger Bands thu hẹp lại để cho thấy giá hiện tại biến động thấp, không bất ngờ, không úp sọt nhà đầu tư.

    Bước thứ hai, giá phải bung lên biên trên Bollinger Bands cho thấy lực tăng mạnh, cùng lúc đó, MACD tăng dần và lớn hơn 0 thể hiện rằng, lực tăng đó là thực, giá tăng có tồn tại nội lực.

    Khi thỏa hai bước này, anh em có thể gom mua cổ phiếu dần và để giá tăng theo xu hướng.

    Tôi ví dụ cho cổ phiếu HPG nhé:

    he-thong-giao-dich-ket-hop-bollinger-bands-va-macd-2.png

    Còn đây là ví dụ cho các trader giao dịch trên thị trường phái sinh. Thị trường phái sinh sử dụng Bollinger Bands và MACD là hết ý.

    he-thong-giao-dich-ket-hop-bollinger-bands-va-macd-3.png

    Trên đây là những gì về chiến lược sử dụng Bollinger Bands và MACD sử dụng cho cả chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh. Anh em nhà đầu tư có thắc mắc gì về chiến lược thì comment bên dưới nhé. Tôi sẽ giải đáp.

    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34

    Xem thêm:

    >> [Phân tích kỹ thuật] Các mô hình giá chứng khoán phổ biến và hiệu quả
     
    cuongctd and (deleted user) like this.

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này