Học CFA: Loạt bài vĩ mô - Thêm một chút về đường LM (P3)

Thảo luận trong 'Môn Economics' bắt đầu bởi Erikvan, 20/3/19.

Lượt xem : 2,242

  1. Erikvan

    Erikvan The Auror

    Tham gia ngày:
    31/12/18
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    hoc-cfa-chuoi-bai-vi-mo-them-mot-chut-ve-duong-lm-p3.jpeg

    Cố làm cho mọi thứ trở nên đơn giản nhất có thể, thông tin càng đơn giản sẽ có thể dễ dàng đi vào lòng người, dễ dung nạp hơn. Thì đường LM (đọc là đường eo em) là đường nối tất cả những điểm trên đồ thị mà ở đó lãi suất và thu nhập thể hiện được sự cân bằng của cung và cầu tiền trên thị trường tiền.

    Trên đồ thị của thị trường tiền, money market thì suppy of money (cung tiền được giả định là một biến cố định , M (cung tiền danh nghĩa) is fixed), tức đường cung tiền sẽ được biểu diễn bằng một đường thẳng song song với trục r (lãi suất) và vuông góc với trục M/P (cung tiền thực) trong nền kinh tế.

    hoc-cfa-chuoi-bai-vi-mo-them-mot-chut-ve-duong-lm-p3-1.jpg

    Vấn đề tiếp theo cần giải quyết chính là đường cầu tiên (Money Demand), nói về nhu cầu về tiền trong nền kinh tế bao gồm 3 nhu cầu:


    (1) Giao dịch (Transactional);

    (2) Tích trữ dự phòng (Precautionary);

    (3) Đầu cơ (Speculative).

    Mô hình LM (Liquidity Money)

    Điểm đáng chú ý là khi lãi suất thực r tăng lên, thì cầu tiền sẽ suy giảm. Kết hợp cả money supply và money demand ta sẽ có được 1 điểm giao (intersection) mà tại đó (cung tiền thực bằng cầu tiền thực).

    hoc-cfa-chuoi-bai-vi-mo-them-mot-chut-ve-duong-lm-p3-2.jpg
    Nguồn: Mark Meldrum

    Ok, vậy là tạm xong khái niệm về cung cầu tiền cân bằng trong nền kinh tế, bước tiếp theo sẽ là đưa những điểm cân bằng đó lên đồ thị lãi suất và thu nhập như thế nào.

    Đầu tiên kẻ hai bảng ra nào, một bảng là cân bằng giữa cung tiền và cầu tiền với trục dọc là lãi suất thực và trục ngang là cung tiền thực tế M/P. Câu chuyện ban đầu vẫn được viết tiếp, khi cung tiền giao cắt với cầu tiền tại điểm cân bằng nhất định có giá trị lãi suất r và cung tiền M/P. Gióng ngang điểm cân bằng qua đồ thị bên phải cũng có trục tung r giống nhau và trục ngang đường thu nhập Y, ta được điểm Y1 (red) đầu tiên.

    hoc-cfa-chuoi-bai-vi-mo-them-mot-chut-ve-duong-lm-p3-3.jpg
    Nguồn: Mark Meldrum
    Khi thu nhập Y tăng lên, con người ta sẽ cần dành nhiều tiền hơn để cho mục đích tiêu dùng transaction, sẽ trích ra một phần tiền để để dành (precausionary) và 1 phần để đầu tư (speculative), theo đó đường cầu tiền tăng lên và dịch chuyển về bên phải. Cũng với giả định cung tiền không đổi, cầu tiền tăng lên dẫn đến hệ quả lãi suất r tăng lên với điểm cân bằng mới, tương tự như trước, gióng đường song song qua và có được một điểm cân bằng mới r2 và Y2 màu cam. Và quá trình cứ lập lại cho đến khi tất cả các điểm cân bằng với r và Y mới được thành lập. Lúc này kết quả cuối cùng là đường LM nối liền tất cả các điểm cân bằng ở đồ thị Supply-Demand và biểu diễn chúng trên đồ thị r và Y. Hay nói cách khác đường LM biểu diễn tất cả những điểm tổng hợp của r và Y mà trong đó thị trường tiền tệ được cân bằng - LM curve represents all combinations of "r" and "Y" in which the money market is in equilibrium. Trong hình mình họa nối 3 điểm xanh, vàng , đỏ lại thành đường LM.

    Tổng hợp cân bằng IS - LM (Goods market - Money market)

    hoc-cfa-chuoi-bai-vi-mo-them-mot-chut-ve-duong-lm-p3-4.JPG
    Nguồn: CFA Schweser 2019

    Và cuối cùng, một đường IS được lôi ra từ thị trường hàng hóa (goods market) đặt vào trong mô hình, chung hệ trục tọa độ lãi suất r và thu nhập Y. Nhắc lại một chút, IS là tập hợp tất cả những điểm cân bằng trong thị trường hàng hóa cho một mức giá nhất định. Với đường IS đại diện cho chính sách tài khóa và đường LM đại diện cho chính sách tiền tệ, những vấn đề cơ bản nhất của điều hành chính sách kinh tế vĩ mô sẽ được tóm lược trên một mô hình nho nhỏ.

    Phần tiếp theo Kakata sẽ giới thiệu về phân tích vĩ mô trong chuỗi bài CFA Economics này nhé.

    Thanks and hope the Luck be with you!!!

    *** Nguồn trích dẫn trong bài:
    (1) CFA Schweser 2019 Notes, Kaplan
    (2) Dr. Mark Meldrum,
    https://www.youtube.com/channel/UCAHr-sT0AjrD3sBwr1eRUNg

     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này