Một trong khái niệm nền tảng của Quantitative Quant là nền tảng trong CFA, bên cạnh trụ cột Economic và Ethic, Quant cấp một cái nhìn thuần khiết (pure) nhất trong thế giới tài chính. Không có Quant sẽ không có Corporate Finance, không có quant sẽ không có chiết khấu dòng tiền trong Equity và Fixed Income, không có quant cũng sẽ không có Portfolio management. Định nghĩa Định nghĩa của Quant chính là định lượng, lượng hóa tất cả những con số bằng những đại lượng và giá trị được gán. Góc nhìn của Quant là góc nhìn trung thực của vấn đề. Đưa đến cho ta những điều khách quan nhất. Đối với dân ngoại đạo tài chính, thì Quant cũng thực sự là một thử thách khó khăn không dễ để vượt qua. Khái niệm đơn giản nhất trong Quant là TVM (xem lại đầu đề ý nghĩa là gì nhé ace) hay còn gọi là thời giá của dòng tiền hay đơn giản gọi là chiết khấu dòng tiền. Tức dòng tiền được chiết khấu về hiện tại từ tương lai. Câu chuyện bắt đầu bởi việc 100 đồng của của ngày hôm nay là 100 đồng nhưng 1 năm sau nữa với 10% chiết khấu, giá trị của 100 đồng chỉ là 100/(1+10%) xấp xỉ khoảng gần 90.909 đồng thôi. Bài toán giá trị trung bình Thứ 2, điểm cần chú ý nhất trong chương chính là cách tính những giá trị trung bình, tuy anh chị em đã quen tay hay mắt với mean=average hay trung bình cộng giản đơn. Nói thêm một chút về vấn đề này, xung quanh tài chính đầu tư thì khái niệm cân bằng là một điều rất đáng để chú ý. Giá trị vận động quanh giá cả và giá cả vận động quanh giá trị là những đại lượng gần như vĩnh hằng, không phải như không mà khi định giá kéo assumptions, dân analyst kéo thẳng average excel từ trái sang phải như vậy. Look on the left, tư duy được suy ra từ quá khứ, những assumptions được giả định để hợp lý, để smooth hơn. Chính mean là yếu tố làm điều đó được thực hiện hóa. Tuy nhiên, ngoài hàm average giản đơn (geometric mean) tức giá trị tb=(x1+x2+...xn)/n thì hàm harmonic mean rất được cộng đồng analyst ưa chuộng với giá trị trung bình = n/ (1/x1 + 1/x2 +...1/xn). Chính Harmonic sẽ làm bài toán trung bình trở nên hiệu quả hơn khi tính đến yếu tố thời gian. Giá trị cho tương lai Thứ 3, TVM còn có ứng dụng khá đáng chú ý nhất là Funding a future obligation hay giá trị của một khoản tiền nhận được trong tương lai liên tục sẽ bằng khoản chúng ta bỏ ra định kỳ như thế nào. Đây là nguyên lý nền tảng của bảo hiểm nhân thọ và các loại hình đầu tư khác, ở đây không phải Kakata bảo vệ hay PR cho bảo hiểm nhưng thật sụ, bảo hiểm là một hình thức đầu tư ích nước lợi nhà và có lợi cho đôi bên. Ví dụ bạn đang ở tuổi 25 hào sảng, bạn muốn 1 khoản tiền sau khi nghỉ hưu nhận đều 10 triệu 1 tháng bên cạnh tiền lương hưu lúc đó. Ok, 10 triệu 1 tháng từ lúc 60 tuổi đến khi die ở khoảng 80 tuổi. vậy số tiền cần có ở năm 60 tuổi sẽ là bao nhiêu nếu giả sử lãi suất chiết khấu là 10% nhé. Bắt đầu với tương lai tại thời điểm năm 60 tuổi, 20 năm tiếp theo vs 10 triệu mỗi tháng vị chi là 240 dòng tiền, suất chiết khấu 10% suy ra thời điểm 60 tuổi cần xấp xỉ 1100 triệu để sống tiếp hạnh phúc đến năm 80 tuổi. 1100 tại thời điểm cuối năm 60 tuổi sẽ là 1100/x1.1=1210 tỷ tại thời điểm đầu năm 60, quào lớn nhỉ. Để có con số này, đem chiết khấu tiếp về thời điểm tuổi 25 với 35x12=420 dòng CF, suất chiết khấu 10% thì con số hiện tại cần có là đóng khoảng 300 nghìn mỗi tháng cho một tương lai vững bền. Một số nội dung đáng chú ý của chương Quant đã đi qua. Mến mong ace có thể bổ sung thêm kiến thức cho mình.