Types of Return Snapshot lần này mà Kakata muốn giới thiệu với quý anh chị em là về các cách tính lãi suất thường gặp trong CFA. Lãi suất là khái niệm đơn giản nhưng lại gắn bó khá mật thiết qua các chương sau như Corporate Finance và cả Portfolio Management. Bởi vậy, nắm rõ khái niệm các loại lãi suất hết sức quan trọng. Money-weighted return và Time-weighted return Nói về khái niệm đơn giản có thể hiểu Money-weighted return chính là IRR của dòng tiền, mà IRR chính là lãi suất nội tại làm cho tổng số tiền vào (Inflow) bằng tổng số tiền ra (Outflow). Đối với money-weighted rate of return bị ảnh hưởng bởi số lượng tiền đầu tư thêm hay rút ra khỏi quỹ trong khi đó time-weighted rate of return không bị ảnh hưởng bởi vấn đề này. Ví dụ, một dòng tiền có CF0=-100, CF1= -118, CF3=264 (năm 1 mua cổ phiếu 100, năm 2 mua cổ phiếu 120 nhưng nhận được 2 cổ tức cấn qua cấn lại được 118, năm 3 bán cả 2 cổ phiếu thu được 264). Kê số vào CF0+CF1/(1+r)=CF3/(1+r)^2 suy ra r là money-weighted rate of return. Time-weighted return không bị ảnh hưởng bởi tiền ra và tiền vào, cách tính của time-weighted rate of return có thể đơn giản hóa bằng cách tính compound rate qua từng mốc thời gian. Mỗi mốc thời gian tương ứng với một HPR: Holding period return - lãi suất nắm giữ từ đầu mốc đến cuối mốc. Ví dụ: mua 100$ ở mốc To, tại cuối năm t1 mua thêm 120$ và nhận được 2$ cổ tức, cuối năm t2 bán cả hai đi và nhận được 260$ kèm 4$ cổ tức là 264$. HPR1=(120+2)/100-1=22% HPR2=264/240-1=105 Kê số vào tính time-weighted return=[(1+22%)(1+10%)]^(1/2)=15.84% Holding period yield (HPR) và một số các công thức lãi suất khác Bank discount yield: rBD=D/F*360/t (D bằng F-P: F là mệnh giá par value, P là mức giá market) Money market yield (CD equivalent yield): rMM=HPYx360/t hay (F-P)/Px360/t rMM=(360 x rBD)/(360-(t x rBD)). Cuối cùng Bond equivalent yield: BEY=HPYx365/t.