Lịch sử hình thành nến nhật.

Thảo luận trong 'Lớp học mô hình nến Nhật' bắt đầu bởi Tô Đình Văn, 9/11/18.

Lượt xem : 6,155

  1. Tô Đình Văn

    Tô Đình Văn Chứng Sỹ Đại Hiệp

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    402
    Giới tính:
    Nam

    lich-su-hinh-thanh-nen-nhat 1.png

    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH.

    Người nhật là người đầu tiên sử dụng phân tích kỹ thuật ứng dụng vào thị trường lúa gạo đầu tiên trên thế giới trong nhưng năm 1600s. Điều thú vị là sự ra đời của thị trường gạo future của nhật là hậu quả tất yếu của quân sự. Sau một thế kỷ nội chiến giữa các Daimyo (các lãnh chúa phong kiến), tướng Tokugawa Ieyasu(người cai trị Edo), chiến thắng trận chiến nổi tiếng ở Sekihara năm 1600 đã thống nhất toàn bộ Nhật Bản. Tokugawa sau đó đã trở thành Shogun, sau chiến thắng trước các lãnh chúa Daimyo, tướng Tokugawa đã khéo léo yêu cầu tất cả lãnh chúa sống trong Edo cùng với gia đình của họ. Nếu các lãnh chúa bỏ đi gia đình của họ sẽ bị bắt làm con tin. Nguồn thu nhập chính của các lãnh chúa là gạo và họ bị thu thuế như những người nông dân, vì gạo không thể vận chuyển từ tỉnh của các lãnh chúa lên tới Edo nên họ đã thành lập kho hàng ở Osaka để dự trữ gạo.

    Bởi hầu hết các lãnh chúa có thế lực đều tập trung ở Edo, nên họ luôn cạnh tranh và vượt mặt nhau bằng những trang phục xa hoa mắc tiền và những ngôi biệt thự. Vì thế thời điểm đó có một câu nói rất nổi tiếng " Những người Edo sẽ không giữ thu nhập của họ qua đêm". Để duy trì lối sống này, các lãnh chúa bán gạo từ kho hàng của họ ở Osaka, thậm chí họ còn bán cả gạo từ mùa tới, các nhà kho sẽ cấp biên nhận cho hợp đồng này. Chúng được gọi là hợp đồng gạo rỗng, từ khi gạo không phải là vật thể chất sở hữu của bất kỳ ai chúng được bán ở thị trường thứ cấp. Đây là tiền đề cho sự hình thành thị trường kỳ hạn đầu tiên trên thế giới.

    Kinh doanh gạo tương lai tạo ra nhiều lợi nhuận từ việc đầu cơ và phân tích kỹ thuật của Nhật ra đời. Nổi tiếng nhất là thương nhân Homma (ông tổ của phân tích kỹ thuật). Homma giao dịch thị trường gạo tương lai từ những năm 1700s, ông ta nhận ra rằng mặc dù có đường dây liên kết giữa cung và cầu của thị trường gạo nhưng thị trường lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cảm xúc của các thương nhân. Ông lý luận rằng nghiên cứu nghiên cứu tâm lý thị trường có thể dự đoán được hướng đi cho giá gạo. Nói cách khác rằng ông đã nhận ra sự khác biệt giữa giá trị và giá gạo. Sự khác biệt giữa giá trị và giá cả rất tương đồng với cố phiếu , trái phiếu, tiền tệ ngày nay.

    Nến nhật được ra đời, nó còn có tên khác là Sakata, Homma đã cẩn thận ghi chép lại giá gạo diễn biến ra từng ngày bằng nến, và ông nhận ra rằng có một sự lặp đi lặp lại đáng kinh ngạc khi nhìn vào lịch sử ghi chép của ông. Từ đó ông có thể dự đoán giá gạo trong tương lại để tích trữ hàng, nến nhật làm ông có lợi thế rất nhiều so với các thương nhân thời đó.

    NẾN NHẬT TRONG NHƯ THẾ NÀO.

    Tương tự như thanh Bar của phương tây nên nhật cũng có:

    +Giá đóng cửa

    +Giá mở cửa

    +Giá thấp nhất

    +Giá cao nhất

    Nhưng khác với Bar phương tây phần chính giữa giá mở cửa và đóng cửa sẽ phình ra, vì thế cấu tạo của nến nhật sẽ có thêm những thành phần sau:

    +Thân nến

    +Bóng nến

    Đây là một dạng nến chuẩn


    lich-su-hinh-thanh-nen-nhat 2.png


    THÂN NẾN BIỂU THỊ ĐIỀU GÌ ?

    Thân nến có nhiều kích cỡ khác nhau, thân nến càng to thì biểu thị lực mua/bán càng mạnh, ngược lại thân nến nhỏ thi biểu thị lực mua bán yếu.


    lich-su-hinh-thanh-nen-nhat 3.png


    BÓNG NẾN CHO TA THẤY ĐIỀU GÌ ?

    Nếu độ dài bóng nến đồng thuận với độ dài thân nến, đó là thị trường bình thường nghiêng về 1 phía

    Ngược lại bóng nến cực dài nhưng thân nến lại nhỏ chứng tỏ là Bear hoặc Bull đã mất kiểm soát đẩy giá đóng cửa gần với giá mở cửa.


    lich-su-hinh-thanh-nen-nhat 4.jpg

    Có rất nhiều loại nến nhưng mình xin gom lại những dạng nến chính để cho các bạn dễ phân biệt

    +Nến độc lập

    +Nến đôi

    +Window

    +Cụm nến

    Kết thúc phần giới thiệu về nến, nhưng bài học sau mình sẽ giới thiệu chi tiết từng bộ nến.

    Cám ơn đã theo dõi bài viết

    Tô Đình Văn
     

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này