Mô hình sóng Harmonic - cách giao dịch với mô hình Gartley huyền thoại

Thảo luận trong 'Chuyên mục mô hình sóng Harmonic' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 26/9/19.

Lượt xem : 3,153

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,452
    mo-hinh-song-harmonic-cach-giao-dich-voi-mo-hinh-garley-huyen-thoai-kakata.png

    Trong quyển sách nổi tiếng về Harmonic có tên là Profits in Stock Market của Mr. H.M. Gartley, tác giả có giới thiệu với chúng ta một mô hình sóng Harmonic được lấy từ tên của chính ông - mô hình Gartley.


    Đây là một trong những mô hình Harmonic nổi tiếng và phổ biến nhất trong phương pháp sóng Harmonic. Trong bài viết ngày hôm nay, tôi sẽ giới thiệu với anh em mô hình này cũng như cách giao dịch liên quan đến mô hình này như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất nhé.

    MÔ HÌNH GARTLEY LÀ GÌ?

    Mô hình Gartley về cơ bản chính là mô hình Harmonic ABCD thường xuất hiện trong xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm. Và nó chỉ ra được khả năng kết thúc sự điều chỉnh và chuẩn bị bắt đầu vào giai đoạn tiếp diễn xu hướng chính.

    Nói theo cách đơn giản, mô hình Gartley được hiểu như sau:

    Mô hình Gartley tăng = một con sóng tăng + mô hình ABCD tăng giá.

    Mô hình Gartley giảm = một con sóng giảm + mô hình ABCD giảm giá.

    Một mô hình ABCD chuẩn là phải có con sóng hồi BC bằng 61.8%, con sóng đẩy kế tiếp bằng 127.2%, trong khi mô hình Gartley.

    Xem thêm bài viết về mô hình ABCD:

    >> Mô hình sóng Harmonic - sự vi diệu của mô hình ABCD và cách phát hiện ra nó


    Chúng ta cùng xem hình ảnh về mô hình sóng Gartley chuẩn như sau:

    mo-hinh-song-harmonic-cach-giao-dich-voi-mo-hinh-garley-huyen-thoai-kakata-3.png

    Như vậy, để nhận diện được sóng Gartley thì:

    + Sóng AB = 61.8% sóng OA.

    + Sóng BC = hoặc 38.2% hoặc 88.6% sóng AB.

    + Sóng CD = 127.2% sóng BC, nếu sóng BC chỉ bằng 38.2% sóng AB.

    + Sóng CD = 161.8% sóng BC, nếu sóng BC chỉ bằng 88.6% sóng AB.

    + Sóng CD = 78.6% sóng OA

    CÁC BIẾN THỂ CỦA MÔ HÌNH SÓNG GARTLEY

    Sẽ không có một mô hình Harmonic nào đúng hết 100%. Và dĩ nhiên, cũng sẽ có lúc nó tạo ra những biến thể khác, tuy nhiên nó vẫn hiệu quả.

    Đối với mô hình Gartley, chúng ta có ba biến thể khá quen thuộc, chắc hẳn các bạn đều biết, đó là mô hình con bướm (Butterfly pattern), mô hình con cua (Crab pattern) và mô hình con dơi (Bat pattern).

    Và tỷ lệ của các mô hình này sẽ có đôi chút khác biệt so với mô hình Gartley.

    mo-hinh-song-harmonic-cach-giao-dich-voi-mo-hinh-garley-huyen-thoai-kakata-5.png

    Ở bài sau, tôi sẽ nói cụ thể hơn về 3 biến thể này nhé. Còn bây giờ chúng ta xem một số ví dụ về mô hình Gartley của phương pháp Harmonic:

    mo-hinh-song-harmonic-cach-giao-dich-voi-mo-hinh-garley-huyen-thoai-kakata-1.png

    Thêm một trường hợp nữa

    mo-hinh-song-harmonic-cach-giao-dich-voi-mo-hinh-garley-huyen-thoai-kakata-2.png

    Anh em dự đoán xem kịch bản sắp tới của HNG là như thế nào:

    mo-hinh-song-harmonic-cach-giao-dich-voi-mo-hinh-garley-huyen-thoai-kakata-4.png

    Tôi vừa chia sẻ xong một trong những mô hình kinh điển và nổi tiếng nhất của phương pháp sóng Harmonic. Anh em từ từ nghiên cứu nhé. Happy learning!

    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34
    Xem thêm:

    >> Chuyên mục mô hình sóng Harmonic
     
    dong thích bài này.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Mô hình sóng Harmonic - Three Drive và sự tương đồng với Nguyên lý sóng Elliott Chuyên mục mô hình sóng Harmonic 30/9/19
    Mô hình sóng Harmonic - sự vi diệu của mô hình ABCD và cách phát hiện ra nó Chuyên mục mô hình sóng Harmonic 27/9/19
    Mô hình sóng Harmonic - phương pháp giao dịch hiệu quả Chuyên mục mô hình sóng Harmonic 25/9/19
    Giới thiệu và tặng sách giao dịch chuyên sâu mô hình Harmonic cực hay Chuyên mục mô hình sóng Harmonic 18/2/19
    Bắt đỉnh đáy với mẫu hình Harmonic căn bản: Mô hình con Dơi Chuyên mục mô hình sóng Harmonic 19/11/18

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này