Top 10 doanh nghiệp có EPS cao nhất thị trường

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 23/3/19.

Lượt xem : 2,185

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    top-10-doanh-nghiep-co-eps-cao-nhat-thi-truong.jpg
    Trong giới tài chính, EPS cao đồng nghĩa với việc nhà đầu tư thu về dòng tiền thường niên khả quan từ khoản đầu tư chứng khoán.

    Thống kê từ Finnpro, 10 doanh nghiệp có EPS (thu nhập mỗi cổ phiếu) cao nhất 2018 đã có sự các gương mặt mới như Sara, FPT online bên cạnh những cái tên quen thuộc như Coteccons, Đường Sơn La, Rạng Đông, Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên, Vinacafé... Theo đó, “tân binh” và “lão làng” đều ghi dấu ấn riêng với EPS. Tính trung bình, mức sàn EPS năm 2018 dao động quanh mức 13.000 đồng/CP. Trong giới tài chính, EPS cao đồng nghĩa với việc nhà đầu tư thu về dòng tiền thường niên khả quan từ khoản đầu tư chứng khoán.

    Top 3 doanh nghiệp giữ mức EPS đứng đầu

    “Giảm chi phí, tăng doanh thu” có lẽ là phương thức chung ở những tân binh mới niêm yết trên sàn. Việc mở rộng hệ thống kinh doanh có vẻ là điều không khó với những công ty này khi mà dư địa thị trường còn rộng mở. Theo khảo sát ở 672 doanh nghiệp, có mức EPS đứng đầu trên TTCK trong năm vừa qua là Sara Việt Nam (SRA), đạt 51.851 đồng/CP.

    top-10-doanh-nghiep-co-eps-cao-nhat-thi-truong-1.png

    SRA đã có mức tăng trưởng EPS khá ấn tượng 819,33% nhờ vào hơn 34 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ, tương đương tăng 333,9% so với cùng kỳ. Đạt được kết quả này là do SRA đẩy mạnh bán hàng, chủ yếu từ bán máy móc, thiết bị y tế. Bên cạnh đó, SRA thực hiện cắt giảm chi phí, mang lại hiệu quả cao. Nhờ vậy, doanh thu tăng lên 683,4%, chi phí bán hàng giảm 47,2%, chi phí doanh nghiệp tăng 16,4%, công ty gần như không có chi phí bán hàng, mặt khác hoạt động tài chính cũng ghi nhận doanh thu hay chi phí rất ít. Vì vậy cũng dễ hiểu, khi SRA đạt được mức lợi nhuận khủng, đẩy EPS dẫn đầu TTCK.

    Đứng thứ hai là Công ty Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) cũng có mức tăng trưởng EPS ấn tượng 225,75% so với năm 2017. Theo các chuyên gia phân tích, sự tăng trưởng EPS này là nhờ vào hoạt động chuyển nhượng các khu dân cư thuộc sở hữu của công ty và thành quả này đòi hỏi sự chuẩn bị hạ tầng và tích lũy quỹ đất qua thời gian. Trên cơ sở đó, hoạt động chuyển nhượng khó mà lặp lại liên tục trong chu kỳ kinh doanh ngắn hạn.

    Trong năm 2018, doanh nghiệp đạt 570 tỷ đồng doanh thu, trong đó 363 tỷ đồng là từ chuyển nhượng bất động sản. Song song đó cũng nhờ vào sự biến động không lớn ở các khoản mục chi phí như chi phí tài chính, chi phí mua tài sản cố định, chi phí lãi vay... đã giúp NTC có kết quả kinh doanh tích cực.
    top-10-doanh-nghiep-co-eps-cao-nhat-thi-truong-2.png
    Đứng thứ 3 là Công ty CP Bến xe Miền Tây (WCS) có mức tăng trưởng không quá đột biến 33,48%. WCS đã giữ phong độ khá tốt với lợi nhuận sau thuế quý IV/2018 tăng 16,67% so với cùng kỳ năm 2017. Cùng với hoạt động kinh doanh ổn định, yếu tố quan trọng khác là lượng cổ phiếu WCS lưu hành trên thị trường không lớn. Theo báo cáo tài chính, công ty chỉ có 2,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành.

    Kinh nghiệm của các “lão làng”

    Thị trường không còn nhiều dư địa để phát triển, các “lão làng” Vinacafé, Coteccons hay Vĩnh Hoàn chọn hướng đi mới. Hoặc sử dụng lợi ích cộng hưởng từ mạng lưới bán hàng của công ty mẹ, hoặc “mang chuông đi đánh xứ người”, hay như chuyển sang các mảng kinh doanh hoàn toàn mới so với hoạt động truyền thống.

    Từ vị trứ thứ 6 trong bảng xếp hạng năm 2017, Vinacafé (VCF) đã nhảy lên đứng thứ 4 với mức tăng trưởng EPS đạt 71,68%. Khác với những doanh nghiệp khác, nguyên nhân chính khiến VCF ghi nhận mức tăng trưởng EPS cao không đến từ những khoản đột biến về lợi nhuận mà đến từ việc giảm hơn 95% chi phí bán hàng khi từ 723 tỷ đồng xuống còn 33 tỷ đồng nhờ vào việc chuyển đổi mô hình kinh doanh từ bán hàng hóa sang xây dựng thương hiệu và phân phối tập trung thông qua hệ thống bán hàng của Công ty Masan. Việc giao đa số sản phẩm cho công ty mẹ và công ty thành viên giúp Vinacafé cắt phần lớn chi phí công ty mẹ.

    Trong số các doanh nghiệp có thâm niên niêm yết, Vĩnh Hoàn (VHC) có lẽ là doanh nghiệp hưởng lợi rõ ràng nhất từ bất ổn kinh tế thế giới. Cụ thể, năm 2018, EPS của VHC tiệm cận mức tăng trưởng 139,54%, đạt 15.569 đồng, đứng thứ 9. Nguyên nhân là do tác động vĩ mô của chiến tranh thương mại và việc áp dụng quy trình kiểm định chất lượng nghiêm ngặt, nhu cầu về sản lượng cá tra của VHC tăng đột biến, nhất là ở thị trường Bắc Mỹ. Giá bán cá tra của VHC trong năm qua vào các thị trường đều tăng trưởng 25-30%, con số ấn tượng trong các năm trở lại đây.

    Xếp vị trí thứ 5 là Coteccons (CTD) với EPS đạt 19.260 đồng/CP, giảm nhẹ 5,77% so với năm 2017. Vào quý III/2018, đóng góp doanh thu nhiều nhất cho CTD là mảng xây dựng (chiếm 99%), phân bổ với tỷ trọng khác nhau giữa các phân khúc: dân dụng (47%), xây dựng công nghiệp (28%) và khách sạn (12%).

    Theo Công ty Chứng khoán Phú Hưng, doanh thu thuần năm 2018 của CTD đạt hơn 28.561 tỷ đồng (tăng trưởng 5,2%), lợi nhuận sau thuế đạt 1.510 tỷ đồng. Bên cạnh việc xâm nhập vào lĩnh vực mới như bất động sản (Covestcons), đầu tư hạ tầng (FCC), câu chuyện M&A các công ty con của Coteccons cũng là điều đáng lưu ý trong thời gian tới.

    top-10-doanh-nghiep-co-eps-cao-nhat-thi-truong-3.png

    Trong bảng xếp hạng còn có các cổ phiếu khác như TV2, FOC, RAL và NSC với mức EPS bình quân từ 13.000 đồng/CP trở lên. Nhiều chuyên gia tài chính có nhận định khả quan về triển vọng TTCK trong giai đoạn tới. “Kỳ vọng VN-Index sẽ vượt đỉnh của năm 2018, tức vượt 1.204 điểm”, ông Lawrence Brader, đồng quản lý danh mục đầu tư của Quỹ PXP Vietnam Smaller Companies Fund nhận định.


    Xem thêm:

    >> Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 sẽ ra sao khi tăng trưởng quý I giảm?
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này