XU HƯỚNG LÀ GÌ? GIAO DỊCH THEO XU HƯỚNG NHƯ THẾ NÀO?

Thảo luận trong 'Chuyên mục phương pháp Wyckoff và VSA' bắt đầu bởi Tuấn Thành, 20/10/22.

Lượt xem : 1,292

  1. Tuấn Thành

    Tuấn Thành Moderator

    Tham gia ngày:
    2/3/22
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    29
    Giới tính:
    Nam
    Xin chào anh em. Hôm nay, em sẽ chia sẻ thêm cho anh em về một số kiến thức về giao dịch theo xu hướng cho anh em có thể dùng kiến thức này để hỗ trợ thêm phương pháp Wyckoff trong việc xác định các giai đoạn của thị trường và điểm vào lệnh và thoát lệnh.

    Đầu tiên, anh em cần tìm hiểu về giao dịch theo xu hướng là gì?

    Xu hướng thị trường ( thường gọi là Trend) là một cấu trúc của thị trường (Market Structure) nhằm biểu thị hướng đi của hành động giá sau giai đoạn tích lũy hoặc phân phối. Nó thường xuất hiện khi giá đã Breakout ra khỏi vùng giá đi ngang (Trading range).

    CÓ 3 LOẠI XU HƯỚNG CHÍNH TRONG THỊ TRƯỜNG


    [​IMG]

    XU HƯỚNG TĂNG UPTREND


    Trong một khung thời gian nhất định. Xu hướng tăng (uptrend) là khi trong hướng di chuyển của giá đã để lại tạo nên ít nhất 2 cặp đỉnh và đáy cao dần lên (Đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước).


    XU HƯỚNG GIẢM DOWNTREND

    Trong một khung thời gian nhất định. Xu hướng giảm (Downtrend) là khi trong hướng di chuyển của giá đã để lại tạo nên ít nhất 2 cặp đỉnh và đáy thấp dần lên (Đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước).


    XU HƯỚNG ĐI NGANG SIDEWAY


    Trong một khung thời gian nhất định. Xu hướng đi ngang là giai đoạn thị trường mà giá di chuyển quanh một vùng giá và tại nơi đó có sự cân bằng giữa cung và cầu, các đỉnh và các đáy đang cân bằng nhau.


    ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỮNG XU HƯỚNG MẠNH



    [​IMG]
    Trong một xu hướng tăng thì sẽ xuất hiện các đỉnh và các đáy hình thành nên các con sóng tăng và sóng điều chỉnh. Theo hình minh họa thì từ AB, CD, EF là sóng tăng và BC, DE là sóng điều chỉnh. Và khu vực tại đỉnh B đến C, D đến E là các khu vực điều chỉnh của một xu hướng trong phương pháp Wyckoff có thể là tái tích lũy, LPS. Bên trong khu vực điều chỉnh thì bao gồm nhiều con sóng khác nhau hình thành nên 5 Phase và 9 sự kiện để hình thành nên một giai đoạn tái tích lũy.



    Khi nào thì xu hướng tăng bị phá vỡ?

    Sơ đồ trên minh hoạt cho việc xu hướng tăng bị phá vỡ bằng việc lực tăng từ F và H yếu dần đi làm cho đỉnh H không tăng lên cao tạo một đỉnh mới cao hơn nhiều. Và HK giảm giá xuyên qua đường hỗ trợ do đỉnh D và đáy G tạo nên và xuyên tới đường hỗ trợ do đáy E tạo nên. Tuy nhiên, những điểm này chỉ cho thấy rằng xu hướng này đã bị suy yếu đi nhưng chưa đảo chiều thành một xu hướng giảm được. Lúc này, nhà đầu tư nên đứng ngoài thị trường để quan sát chờ thêm dấu hiệu.
    [​IMG]



    Sự đảo chiều và tiếp diễn của xu hướng tăng hiện tại.


    [​IMG]
    Thuật ngữ đảo chiều ( Ngược) là thuật ngữ dùng ám chỉ cho một xu hướng đối nghịch lại với xu hướng hiện tại. Hình vẽ minh họa trên cho thấy một sự đảo chiều của con sóng giảm HG trước đó bằng con sóng tăng GK khi chạm tới đường hỗ trợ EG tạo từ đáy E thì lập tức xu hướng có sự đảo chiều và tiếp tục một xu hướng tăng trước đó.

    Nhờ vào những một hình mẫu và các dạng có thể xảy ra trong xu hướng thì nhà đầu tư sẽ có những chuẩn bị kế hoạch cho những cách đánh khác nhau.





    [​IMG]
    Ví dụ minh họa xu hướng Uptrend. Chỉ số VNINDEX.



    [​IMG]
    [​IMG]
    Ví dụ minh họa xu hướng Downtrend. Chỉ số VNINDEX.



    Khối lượng giao dịch theo xu hướng tăng trưởng và theo xu hướng suy thoái là gì ?


    Có 2 khái niệm cơ bản về khối lượng giao dịch theo xu hướng tăng và khối lượng giao dịch theo xu hướng giảm:

    1. Khối lượng giao dịch theo xu hướng tăng là sự gia tăng về khối lượng khi giá tăng và giảm khối lượng khi giá giảm.

    2. Khối lượng giao dịch theo xu hướng giảm là sự gia tăng về khối lượng khi giá giảm và gia tăng khối lượng khi giá tăng.


    Với hai khái niệm trên thì đã giúp bạn trong rất nhiều trường hợp. Tuy nhiên, khái niệm trên không đúng trong tất cả các trường hợp, bạn phải biết nhiều yếu tố khác nữa hơn là chỉ dừng ở quan sat cơ bản. Việc áp dụng xem biến động giá cùng với khối lượng giao dịch giúp bạn tăng tỉ lệ thành công trong giao dịch. Việc chỉ tập trung phân tích vào biểu đồ nến thường được dùng nhiều hơn trong phân tích kỹ thuật thì sẽ làm bạn dễ dàng bị điều khiển, hỗn loạn khi tham gia đầu tư vào thị trường. Tuy việc tổng hợp lại tất cả các thông tin, dữ liệu đầu vào. Sau đó tìm mối tương quan của giá và khối lượng giao dịch sẽ giúp bạn loại bỏ được những thông tin bị nhiễu.


    Thế thì nhà đầu tư nên chọn những xu hướng tăng để thực hiện giao dịch đối với chứng khoán Việt Nam. Thế là sao xác định được xu hướng đang tăng?

    Để trả lời cho câu hỏi này thì nhà đầu tư phải phân biệt được phía trước vùng giá đi ngang (Trading range) là Vùng giá đi ngang của tích lũy hay phân phối. Về phần này, em cũng đã có bài viết khá cụ thể để anh em tham khảo nha.

    DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÙNG GIÁ ĐI NGANG CHÍNH LÀ GIAI ĐOẠN TÍCH LŨY. | Diễn đàn phân tích kỹ thuật Việt Nam (kakata.vn)

    NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÙNG GIÁ ĐI NGANG CHÍNH LÀ GIAI ĐOẠN PHÂN PHỐI. | Diễn đàn phân tích kỹ thuật Việt Nam (kakata.vn)


    Vì sau khi thoát ra khỏi vùng tích lũy thì giá bắt đầu tăng lên tức là vào Phase D, E theo phương pháp Wyckoff. Lúc này, mức giá tăng trưởng lên được bao nhiêu thì lại tùy thuộc vào vùng tích lũy đã tích lũy trong thời gian bao lâu. Nếu thời gian càng lâu thì xu hướng tăng ngày càng lâu dần.

    Thế nhà đầu tư nên thực hiện vào chọn điểm nào để vào thị trường trong xu hướng tăng?

    Thì trong phase E có xuất hiện những điểm tái tích lũy (Re- accumulation) để thực hiện kiểm tra lại nguồn cung trôi nổi trên thị trường và hấp thụ hết nguồn cung đó để SM (Smart Money) có thể giá lên nữa.

    Thế dấu hiệu nhận biết giai đoạn tái tích lũy trong xu hướng tăng?

    Đây là bài viết của em để giúp anh em có thêm những dấu hiệu để kiểm tra.

    GIAI ĐOẠN TÁI TÍCH LŨY (RE- ACCUMULATION) - CƠ HỘI CHO NHỮNG NHÀ ĐẦU TƯ VÀO SAU. | Diễn đàn phân tích kỹ thuật Việt Nam (kakata.vn)

    [​IMG]
    Ví dụ minh họa. Mã: FPT - Khung Day.

    Thế tại sao lại chọn xu hướng tăng sau tích lũy để thực hiện nắm giữ?

    1. Tăng tỉ lệ thắng và mang về lợi nhuận cao. Tỉ lệ R: R cao
    2. An toàn hơn cho nhà đầu tư.
    3. Tránh được các TRAP trên thị trường.


    Ngoài ra, nhà đầu tư còn có thể sử dụng những Indicator để hỗ trợ trong việc xác định xu hướng hiện tại như:

    Đường trung bình động (MA): Thông thường nhà đầu tư thường sử dụng MA 20 để xác định các xu hướng ngắn hạn, MA50 để xác định hướng dài hạn, MA100 để xác định xu hướng dài hạn,....

    Chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI): để xác định biến động giá và các tín hiệu quá mua hoặc quá bán.

    Chỉ báo định hướng trung bình (ADX): Được các nhà đầu tư sử dụng để xác định sức mạnh của xu hướng, cho dù xu hướng này tăng hay giảm.


    CẢM ƠN ANH CHỊ EM ĐÃ ĐỌC HẾT BÀI VIẾT CỦA EM. NẾU THẤY BÀI VIẾT HAY VÀ THÚ VI CÓ THỂ CHO EM MỘT LIKE, CHIA SẼ VÀ THEO DÕI EM ĐỂ EM CÓ ĐỘNG LỰC TẠO RA NHỮNG VIẾT MANG NHIỀU KIẾN THỨC MỚI VỀ WYCKOFF VÀ VSA CŨNG NHƯ LÀ CẢ BÀI VIẾT VỀ PTKT CHO MỌI NGƯỜI.

    Cảm ơn ACE nhà đầu tư đã theo dõi. Nếu Anh Chị cần tìm kiếm những mã cổ phiếu tiềm năng thì có thể liên hệ:
    Thông tin liên hệ: 0387.748.089
    Tuấn Thành
    Group kiến thức: https://zalo.me/g/jwjzom018
    Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/ftsminvest/

    #tuanthanhwyckoff

    #FTSMInvest

    #phuongphapwyckoff

    #Followthesmartmoney
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này