Bí Quyết Phù Thuỷ Mark Minervini – Hành Trình Đến Tỉ Suất Sinh Lợi Vượt Thời Đại Cùng Mẫu Hình VCP

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi AnPham213, 26/5/24.

Lượt xem : 1,306

  1. AnPham213

    AnPham213 Active Member

    Tham gia ngày:
    20/10/22
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    22
    Giới tính:
    Nam
    Xin chào anh chị em hôm này mình xin giới thiệu về một mẫu hình mà Phù thuỷ chứng khoán Mark Minervini xem như “chén thánh” và là bản chất cốt lõi của các mẫu hình từ đó đã giúp ông có được tỉ suất lợi nhuận vượt trội cho đến ngày nay – Đó chính là mẫu hình VCP. Nếu nó đã giúp ông thành công đến như vậy thì không có lí do để anh em chúng ta không đứng trên vai người khổng lồ - Kế thừa những thành quả này để có được thắng lớn như ông đúng không anh em, tuy nhiên trước tiên chúng ta phải tìm hiểu xem rằng mẫu hình VCP là gì? Bản chất của mẫu hình là gì mà lại đem tới thắng lợi không tưởng trong sự nghiệp của Mark Minervini đến như vậy? Anh chị em hãy cùng mình đi vào tìm hiểu nhé!

    Mẫu hình VCP là gì?

    [​IMG]
    Mẫu hình VCP là Volatility Contraction Pattern nghĩa là thu hẹp độ biến động, riêng cái tên của mẫu hình thôi anh em cũng có thể hiểu được phần nào ý nghĩa của mẫu hình này. Mẫu hình giá này chính là giai đoạn để củng cố lại nền giá sau một giai đoạn tăng giá, tức nó sẽ là nơi để Smart money (dòng tiền thông minh) hấp thụ lại những nhà đầu tư yếu không có niềm tin vào cổ phiếu (đây thường là những nhà đầu tư ngắn hạn) sẵn sàng bán ra khi giá giảm giúp giảm đáng kể nguồn cung. Tất cả những việc mà Smart Money đang làm là họ dựa trên quy luật cung - cầu và đây cũng là quy luật cốt lõi của mẫu hình chúng ta đang tìm hiểu, anh chị em biết rằng theo quy luật cung cầu thì để giá tăng điều kiện là cầu nhiều và cung phải ít, vì thế sau khi smart money đã ra sức hấp thụ thì lượng cung đã sụt giảm đáng kể do đó chỉ cần một lực cầu nhỏ cũng đủ làm giá tăng lên.

    Thành phần của mẫu hình là gì?

    Trong mẫu hình anh chị em chúng ta cần chú trọng những yếu tố sau đây:

    (1) Xu hướng: Trước khi hình thành mẫu hình xu hướng là xu hướng tăng, thầy Mark có khuyến nghĩ là nền giá nên hình hình khi giá đã tăng ~30%-50%, hoặc có thể 100-300%, mục đích là ông muốn chúng ta mua cổ phiếu ở vùng tái tích luỹ để tận dụng đà tăng sẵn có của cổ phiếu.

    (2) T: số lần thu hẹp, thường sẽ từ 2-4 lần, thỉnh thoảng sẽ có trường hợp 5-6 lần (xem hình ảnh bên dưới để hiểu rõ hơn)​
    [​IMG]
    (3) Giá và khối lượng: Giá và khối lượng cần có sự thu hẹp nhanh chóng sau mỗi T (lần thu hẹp), lý tưởng nhất là giá và khối lượng sẽ thu hẹp đi 50% sau mỗi T. Trong ngôn ngữ giới underground chúng ta thường nghe từ “siết nền – cạn cung” đó anh chị.

    Cách áp dụng mẫu hình như thế nào?
    Để cho cách diễn giải đơn giản thì mình có một cách để anh chị em dễ hình dung, cũng giống như số đó 3 vòng của một người để chúng ta có thể biết được tỉ lệ cơ thể của một người đàn ông hay phụ nữ có hấp dẫn, quyến rũ hay không thì khi nhìn vào cổ phiếu mẫu hình VCP cũng phản ánh cho chúng ta số đo 3 vòng để biết được rằng cổ phiếu này có “ngon” không mà chưa phải nhìn vào chart của cổ phiếu quá nhiều. Số đo ba vòng lần lượt như sau:

    Vòng 1: Số tuần hình thành cổ phiếu
    Vòng 2: Lần điều chỉnh lớn nhất và lần điều chỉnh cuối cùng
    Vòng 3: Số lần điều chỉnh (T)​
    Như hình ảnh minh hoạ bên dưới chúng ta có số đo ba vòng như sau: 4W 31/3 4T, có nghĩa là nền giá hình thành trong 4 tuần, lần điều chỉnh sâu nhất là 31%, lần điều chỉnh hiện tại có thể là cuối cùng là 3% (vì khi giá điều chỉnh 3% làm sao chúng ta biết là cuối cùng, chúng ta chỉ kì vọng là cuối cùng) và nền giá bao gồm 4 lần điều chỉnh.​

    [​IMG]
    Nhận xét mẫu hình: Đây là mẫu hình mình dùng để phân tích cho anh em dễ dàng hiểu và áp dụng được mẫu hình, nền mình sẽ giải thích kĩ, các ví dụ thực tế phía sau sẽ tương tự.

    (1) Xu hướng trước khi hình thành nền giá là 1 xu hướng tăng thường >30% nha anh em.

    (2) 4T chính là số lần thu hẹp của nền giá, thông thường đến lần thứ 2 là anh em phải để ý kĩ nền giá rồi và khi giao dịch một kinh nghiệm của mình thường áp dụng là khi nền giá điều chỉnh trong khoảng bằng hoặc dưới 5% là lúc mà anh em nên xem xét để có những vị thế thăm dò nho nhỏ, vì khi này nguồn cung đã giảm đáng kể dẫn đến giá chẳng thể bị bán xuống sâu hơn nữa. (Mặc dù Mark ông thường khuyết nghị chúng ta mua ở trên đỉnh nền giá – tức mua breakout tuy nhiên cách này thì R/R không ngon lắm, nên thăm dò trước, có lời thì mua thêm ở điểm breakout).

    (3) Biên độ điều chỉnh của giá sụt giảm loanh quanh 50% hoặc hơn là dấu hiệu cực kì tích cực nha anh em vì khi này cho thấy Smart money họ đang ra sức thu gom cổ phiếu dẫn tới nguồn cung sụt giảm nhanh do đó biên độ chỉnh giảm của cổ phiếu suy giảm đi đáng kể, ở đây sau lần đầu là gần 50% từ 31% xuống 17%, 17% xuống 8% rồi xuống 3%, cùng với kôis lượng anh em thấy nó cũng giảm nhanh chóng và lần cuối cùng khối lượng có thể là thấp nhất trong nền giá.​
    Các siêu cổ phiếu - Bức tranh đáng giá hàng triệu đô
    Tiếp theo anh chị em chúng ta hãy cùng đi vào bức tranh của những siêu cổ phiếu nhé. Tinh tuý mình để trong hết trong hình nha, anh chị em không hiểu gì cứ để lại comment, đừng ngại, mình sẽ giải đáp, mình bị nghiên mấy thứ này mà, có nghiện như mình thì đừng có giấu nha =))​

    [​IMG]

    Cổ phiếu BMP
    Dấu hiệu shakeout được giải thích ở mục (1) cuối trang nha anh chị em, shakeout nó là một dấu hiệu cho thấy Smart money (dòng tiền thông minh) họ đang ra sức dũ bỏ người mua cuối cùng ra khỏi vị thế, cái này là dấu hiệu của sức mạnh nhé, vì anh chị em thấy giá từ sau đoạn shakeout này nó đi khác biết đúng không, thanh giá tăng mạnh, vol của thanh giá tăng cũng lớn, giá giảm thì nhẹ nhàng cùng vol nhỏ nhịp nhàng.

    [​IMG]

    Cổ phiếu GVR

    [​IMG]

    Cổ phiếu ACB

    [​IMG]

    Cổ phiếu CTD


    Ngoài những yếu tố trên thì ta cần chú trọng thêm một số yếu tốt nhằm nhận biết được những dẫu hiệu của lực cầu ngay bên trong nền giá, nhắm xác định được rằng phe cung hay cầu đang có xu hướng kiểm soát vùng nền giá hiện tại để mà nương theo nhé anh chị em, có các dấu hiệu sau:

    (1) Có thanh giá rũ bỏ ngay bên trong nền giá, có thể hiểu là đây là giai đoạn giá shakeout.

    (2) Spike up – giá bắn vọt từ nền, nghĩa là giá cứ quay về cạnh dưới của Trading range (nền giá) thì lại bật lên cho thấy SM đang thu gom cổ phiếu rất mạnh và đang ra sức bảo vệ vùng giá này

    (3) Giá tăng vọt trước vùng củng cố cùng volume khổng lồ

    (4) Tư thế squat

    (5) Những nền giá gần đỉnh cũ

    (6) Giá đạp vol lớn nhưng không thể thủng nền + spike up sau đó

    (7) Những nền giá dưới 15% thì không cần phải yêu cầu về thu hẹp (tức không bắt buộc, có thì càng tốt), vì bản chất đây là dạng nền giá phẳng nó đã hẹp sẵn rồi.

    [​IMG]

    [​IMG]


    Bài viết tới đây cũng dài rồi, hi vọng anh chị em hiểu hết được ý mình diễn giải về mẫu hình này, đây cũng là mẫu hình mình rất tâm đắc vì nó có thể diễn giải được quy luật ẩn dấu phía sau của hầu hết các mẫu hình mà chúng ta có thể đã nghe thấy đâu đó như cốc tay cầm, mầu hình 2 đáy, 3 đáy, vai đầu vai ngược,… . Chúc anh chị em sức khoẻ và mong rằng bài viết này có thể giúp anh chị em trong quá trình đầu tư cũng như cải thiện được tỉ suất đầu tư trong tương lai. Thân mến!

    ---------------------------------------------------------------------
    Thông tin liên hệ
    An Pham|Trend Following
    0326.017.170
    Group zalo cộng đồng: https://zalo.me/g/edmigk069
    ---------------------------------------------------------------------
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/6/24
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này