Chứng khoán trong nước tuần 03/09-06/09/2019: Rủi ro chực chờ

Thảo luận trong 'Nhận định thị trường chung' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 6/9/19.

Lượt xem : 1,441

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    nhan-dinh-thi-truong.JPG

    Trong giai đoạn này, do lực cầu không đủ mạnh trước áp lực từ bên bán cho nên khả năng bứt phá của VN-Index là không cao. Rủi ro vẫn đang chực chờ, nhà đầu tư nên xem xét hạ tỷ trọng cổ phiếu xuống mức an toàn

    nhan-dinh-thi-truong-1.png nhan-dinh-thi-truong-2.png

    1. Giao dịch

    Trong tuần qua, cả 2 chỉ số đều biến động giảm:

    - Trên sàn HOSE: kết thúc tuần VN-Index đạt 974,08 điểm, giảm 1,01% so với tuần trước.
    - Trên sàn HNX: kết thúc tuần HNX-Index đạt 100,92 điểm, giảm 1,37% so với tuần trước.

    Thanh khoản trung bình trên cả 2 sàn cũng có biến động giảm:

    - HOSE: khối lượng khớp lệnh trung bình giảm 11,66% so với tuần trước, đạt hơn 118 triệu CP/phiên.
    - HNX: khối lượng khớp lệnh trung bình giảm 8,3% so với tuần trước, đạt hơn 19 triệu CP/phiên.

    Ngay phiên đầu tuần sau lễ 2/9, VN-Index bị đánh sụp mạnh và kéo dài tình trạng sụt giảm cho đến phiên giao dịch cuối tuần. Xu hướng thị trường trong giai đoạn tới trở nên kém lạc quan bởi do thanh khoản suy yếu và tiếp tục nằm ở mức thấp.

    Hoạt động đảo trụ vẫn diễn ra thường xuyên ở nhóm Large Cap. Các mã VHM, TCB thay phiên nhau làm trụ đỡ thị trường. Trong khi đó, VIC là cổ phiếu tác động đáng kể nhất lên VN-Index khi mã này sụt giảm gần 2% trong tuần qua.

    Đối với nhóm thực phẩm - đồ uống cũng đã có một tuần giao dịch kém khả quan. Cả 3 Large Cap đại diện VNM, SAB, MSN đều đồng loạt giảm điểm. Riêng hai cổ phiếu MSN và SAB đã nối dài đà giảm sâu của tuần trước và tiếp tục đều nằm trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số.

    Đồng thời, nhóm ngân hàng cũng giao dịch khá tiêu cực. Các mã đại diện như VCB, BID, CTG, MBB, ACB đều sụt giảm khiến ngành lao dốc. Điểm sáng duy nhất của nhóm ở tuần này là cổ phiếu TCB có mức tăng ấn tượng hơn 3%.

    Ở nhóm dầu khí thì xảy ra sự phân hóa. Trong khi các bluechip PVS, PVD, PVC đều giảm điểm thì GAS, PVB lại tăng điểm. Đáng chú ý, cổ phiếu PVD đã giảm đến hơn 4% trong tuần.

    Trong giai đoạn này, do lực cầu không đủ mạnh trước áp lực từ bên bán cho nên khả năng bứt phá của VN-Index là không cao. Rủi ro vẫn đang chực chờ, nhà đầu tư nên xem xét hạ tỷ trọng cổ phiếu xuống mức an toàn

    nhan-dinh-thi-truong-3.png

    2. Khối ngoại

    Trên cả 2 sàn, khối ngoại đã bán ròng hơn 80 tỷ đồng. Trên sàn HOSE, khối ngoại đã bán ròng hơn 139 tỷ đồng, và trên sàn HNX khối ngoại đã mua ròng gần 59 tỷ đồng.

    nhan-dinh-thi-truong-4.png

    3. Cổ phiếu đáng chú ý
    • Trên sàn HOSE:
    Cổ phiếu tăng mạnh:

    Cổ phiếu LDG tăng 8,68%: Xu hướng tăng vẫn đang khá mạnh khi đã liên tục bứt phá khỏi các đường SMA trung hạn. Tuy nhiên, với ngưỡng cản mạnh là đường SMA 200 ngày thì nhiều khả năng đà tăng của giá sẽ chững lại vào tuần sau.

    Cổ phiếu giảm mạnh:

    Cổ phiếu PHR giảm 13,66%: Giá đã rơi khỏi đường trendline tăng dài hạn cho thấy xu hướng giảm đã trở lại. Hiện tại, nếu tính nhịp tăng từ đầu tháng 07/2018, hội tụ của ngưỡng Fibonacci Retracement 50% với đường SMA 200 ngày (tương đương vùng 48,000-50,000) sẽ là hỗ trợ mạnh của giá trong thời gian tới. Dự kiến giá sẽ có hồi phục mạnh mẽ khi rơi về vùng này.
    • Trên sàn HNX
    Cổ phiếu tăng mạnh:

    Cổ phiếu C69 tăng 45,51%: Sau một khoảng thời gian tích lũy, cổ phiếu này đã bật tăng trở lại với mức thanh khoản lớn.

    Xem thêm:

    >> Nhận định thị trường chung
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này