Cơ bản về hỗ trợ và kháng cự (Phần 1)

Thảo luận trong 'Lớp học phân tích kỹ thuật' bắt đầu bởi Orion, 15/11/18.

Lượt xem : 3,745

  1. Orion

    Orion Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    90
    Giới tính:
    Nam
    co-ban-ve-ho-tro-va-khang-cu-phan-1-1.png

    Hỗ trợ và kháng cự là 2 điều cơ bản nhất trong phân tích kỹ thuật. Hôm nay, tôi xin trình bày lại những gì cơ bản, dễ hiểu nhất để những anh em mới bắt đầu có thể nắm vững được 2 khái niệm này và cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả. Vì là hướng dẫn những người mới nên tôi sẽ viết theo ngôn ngữ "nghĩ sao, nói vậy" để anh em dễ hiểu nhất có thể.

    1. HỖ TRỢ, KHÁNG CỰ LÀ GÌ?

    Sẽ có những người chỉ vẽ đường hỗ trợ và kháng cự nhưng theo tôi tốt nhất anh em nên vẽ nó thành một vùng. Như vậy độ chính xác sẽ cao hơn so với khi ta chỉ vẽ một đường.

    + Vùng hỗ trợ: Nói đúng theo lý thuyết trong sách vở thì dài dòng lắm nên thôi tôi tóm gọn lại cho anh em hỗ trợ là đúng theo cái tên của nó tức là khi giá chạm vào vùng này sẽ được hỗ trợ và có thể bật lên lại. Anh em xem ví dụ dưới đây:

    co-ban-ve-ho-tro-va-khang-cu-phan-1-3.png
    Biểu đồ giá của Công ty Cổ phần FPT (FPT)

    + Vùng kháng cự: Ngược lại với hỗ trợ là kháng cự, giá chạm vào vùng này có thể bị chặn lại và bật xuống.

    co-ban-ve-ho-tro-va-khang-cu-phan-1-2.png
    Biểu đồ giá Công ty Cổ phần FPT (FPT)

    Thêm một số ví dụ nữa cho anh em dễ hiểu:

    co-ban-ve-ho-tro-va-khang-cu-phan-1-4.png
    Biểu đồ giá của Tập đoàn Hòa Phát (HPG)

    2. CÁCH VẼ HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ

    Mỗi người có một cách vẽ khác nhau. Tuy nhiên, theo tôi anh em nên linh hoạt trong việc chọn lựa những mức giá để vẽ, không nên quá chính xác bởi trong phân tích kỹ thuật cái gì cũng có tính tương đối của nó.

    co-ban-ve-ho-tro-va-khang-cu-phan-1-6.png
    Biểu đồ giá công ty Cổ phần FPT (FPT)

    3. HỖ TRỢ THÀNH KHÁNG CỰ VÀ NGƯỢC LẠI


    Vùng hỗ trợ và kháng cự không phải lúc nào cũng đúng. Sẽ có trường hợp nó bị phá vỡ và trong phân tích kỹ thuật ta gọi đó là breakout. Khi đó vùng hỗ trợ có thể biến thành kháng cự hoặc vùng kháng cự có thể trở thành hỗ trợ. Dưới đây là ví dụ cụ thể:

    co-ban-ve-ho-tro-va-khang-cu-phan-1-5.png
    Biểu đố giá Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN)

    4. MỘT SỐ CHÚ Ý KHÁC VỀ HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ

    + Thanh khoản càng cao thì hỗ trợ và kháng cự đó càng cứng và ngược lại

    + Anh em nên chú ý hiện tượng retest giả. Tức là tưởng như giá đã breakout qua vùng hỗ trợ hoặc kháng cự nhưng thực ra không phải. (Cái này tôi sẽ nói cụ thể ở bài viết sau)

    + Khi giá chạm vùng hỗ trợ, anh em có thể buy nhưng phải kết hợp nhiều yếu tố để chắc chắn hơn và ngược lại.

    Tôi vừa trình bày xong cách về những điều cơ bản nhất trong phân tích kỹ thuật là hỗ trợ và kháng cự. Tuy là điều cơ bản nhưng đây là 2 công cụ không thể thiếu và rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Hy vọng qua bài viết tôi chia sẻ anh em có thể hiểu và sử dụng thành thạo kháng cự và hỗ trợ giúp ích anh em trong quá trình giao dịch được thuận lợi hơn nhé!

    Xem thêm:

    ->> Fibonacci cơ bản [phần 1]: Fibonacci là gì ?
     

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này