Gian lận trong vốn hóa chi phí

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Lo Lo, 25/6/19.

Lượt xem : 3,414

  1. Lo Lo

    Lo Lo Guest

    gian-lan-trong-von-hoa-chi-phi.1.jpg
    Để làm đẹp báo cáo tài chính, ngoài việc làm đẹp các con số về doanh thu, tồn kho, gian lận trong vốn hóa các chi phí là một trong những gian lận phổ biến nhất trong làm đẹp các con số trong báo cáo tài chính.
    Việc vốn hóa các chi phí không được phép vào vốn hóa là một cách trì hoãn hoặc làm lòng vòng việc ghi nhận chi phí.
    Thông thường,các khoản chi phí sẽ được ghi vào mục chi phí, giá vốn hàng bán ở bảng báo cáo hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên với thủ thuật này, các chi phí được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán. . Các dự án triển khai không thành công chưa đủ điều kiện ghi nhận là tài sản vì không đem lại lợi ích ở tương lai. Từ đó khiến cho chi phí giảm, lợi nhuận tăng, nguồn vốn và tài sản tăng do chuyển đổi chi phí thành tài sản.

    Một số dạng gian lận trong vốn hóa chi phí điển hình

    1. Gian lận trong vốn hóa chi phí phát triển tài sản cố định vô hình

    Khoản chi phí phải đáp ứng tất cả các điều kiện sau để đủ điều kiện vốn hóa chi phí phát triển tài sản cố định vô hình

    Chắc chắn mang lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp;
    Doanh nghiệp có dự định hoàn thành để sử dụng hoặc bán nó;
    Doanh nghiệp có đủ nguồn lực để hoàn thành;
    Doanh nghiệp có năng lực để hoàn thành và sử dụng hoặc bán nó;
    Doanh nghiệp có đủ tính khả thi về mặt kỹ thuật để hoàn thành;
    Chi phí bỏ ra có được đo lường chính xác và đáng tin cậy.

    Thông thường các doanh nghiệp rất dễ nhập nhằng trong việc ghi nhận các chi phí nghiên cứu và phát triển. Các chi phí nghiên cứu trong kỳ phải được tính là chi phí hoạt động trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chi phí phát triển phải có đủ cả 6 điều kiện vốn hóa như trên mới được phép vốn hóa và ghi nhận là tài sản trên bảng cân đối kế toán.

    Ví dụ: Mapple đang phát triển hệ điều hành mới JOS với tổng giá trị 10 triệu USD, khoản đầu tư 10 triệu USD này được tính toán một cách chính xác và đáng tin cậy. Doanh nghiệp có dự định hoàn thành nó để sử dụng chạy trong các thiết bị điện tử mới của mình.
    Mapple có đội ngũ lập trình viên đủ năng lực, đủ tính khả thi về mặt kỹ thuật và có đủ nguồn lực (trang thiết bị, nhân lực, tài chính ...) để hoàn thành và sử dụng nó. Sau khi hoàn thành phát triển hệ điều JOS, Mapple dự kiến nó sẽ chắc chắn mang lại doanh thu cho doanh nghiệp trị giá khoảng 2 tỷ USD.
    Với đủ các điều kiện như trên, Mapple được phép vốn hóa khoản chi phí 10 triệu USD này vào chi phí vốn hóa được ghi nhận trên bảng cân đối và sẽ khấu hao chi phí này trong khoảng thời gian sử dụng hữu ích của JOS. Tuy nhiên, nếu Mapple đủ các điều kiện về vốn hóa khác trừ việc doanh nghiệp không có đủ nguồn lực (không đủ nhân lực) để hoàn thành phát triển JOS thì Mapple phải ghi nhận khoản 10 triệu USD này là chi phí giảm trừ vào doanh thu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
    Hiện tại lợi nhuận trước thuế của Mapple (chưa tính đến khoản đầu tư trên) là 8 triệu USD, vì không đủ điều kiện vốn hóa khoản chi phí phát triển JOS 10 triệu USD nên lợi nhuận trước thuế của Mapple sau khi trừ khoản này là âm 2 triệu USD. Trong trường hợp này,để làm đẹp báo cáo thu nhập, Mapple sẽ không ghi nhận khoản chi phí phát triển này vào đây mà sẽ ghi nhận khoản đó là tài sản cố định vô hình trên bảng cân đối kế toán nhằm giữ lợi nhuận cao nhằm làm đẹp Báo cáo Tài chính và giữ giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

    2. Gian lận trong vốn hóa chi phí lãi vay
    gian-lan-trong-von-hoa-chi-phi.22.jpg

    Theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 16 (VAS 16) và chuẩn mực Kế toán Quốc tế số 23 (IAS 23) , chi phí lãi vay được vốn hoá khi có đủ các điều kiện quy định sau:

    - Chi phí lãi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang;
    - Chi phí lãi vay được vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó;
    - Chi phí lãi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy.


    Chi phí lãi vay cũng là một loại chi phí rất dễ bị gian lận trong việc ghi nhận giữa chi phí thông thường và chi phí vốn hóa. Gian lận có thể được thực hiện bằng cách doanh nghiệp hoạch toán chi phí lãi vai sai với quy định.
    Thông thường, doanh nghiệp vay một khoản vay có giá trị lớn cho cả mục đích đầu tư xây dựng và hoạt động kinh doanh. Nhưng phần lớn giá trị khoản vay được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ( giả sử khoảng 90% giá trị hợp đồng) và một phần nhỏ được sử dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng ( 10% giá trị hợp đồng). Thay vì ghi nhận chi phí vốn hóa theo đúng tỷ lệ lãi vay dành cho hoạt động đầu tư xây dựng (10%), doanh nghiệp sẽ thực hiện vốn hóa toàn bộ chi phí lãi vay (100%) nhằm làm tăng lợi nhuận.

    Ví dụ: Wincom vay một khoản trị giá 20 triệu USD với lãi suất 8% năm để đầu tư xây dựng một nhà xưởng sản xuất A. Khoản vay này đáp ứng đầy đủ các điều kiện vốn hóa trên như liên quan trực tiếp đến đầu tư xây dựng nhà xưởng A, nhà xưởng A sau khi xây dựng được chuyên gia xác định chắc chắn mang lại lợi ích trong tương lai, chi phí lãi vay này được xác định một cách đáng tin cậy, khoản lãi vay 1,6 triệu USD một năm này sẽ được vốn hóa vào nguyên giá nhà xưởng A. Trường hợp khoản vay 20 triệu USD này, chỉ có 15 triệu USD là liên quan trực tiếp đến đầu tư xây dựng nhà xưởng A; 5 triệu USD còn lại liên quan đến hoạt động kinh doanh thông thường của Wincom thì doanh nghiệp chỉ được phép vốn hóa chi phí lãi vay 1,2 triệu USD (15 triệu USD x 8%), khoản chi phí lãi vay 0,4 triệu USD trên 5 triệu USD sẽ được tính là chi phí kinh doanh trong kỳ trên Báo cáo Thu nhập. Trường hợp gian lận làm tăng lợi nhuận, Wincom sẽ ghi nhận toàn bộ chi phí lãi vay 1,6 triệu USD là chi phí vốn hóa nhằm làm đẹp Báo cáo Tài chính, che mắt nhà đầu tư và ngân hàng.

    Kết luận: Gian lận trong vốn hóa chi phí thông thường khó bị phát hiện, phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của doanh nghiệp. Nhà đầu tư để phát hiện có gian lận trong chi phí để tăng lợi nhuận hay không cần so sánh doanh nghiệp với các chu kì kinh doanh liền trước theo quý, theo năm, bối cảnh của toàn ngành, các doanh nghiệp cùng ngành để có cái nhìn khách quan hơn.
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Phân tích đa khung thời gian với RRG và Code RRG trên Ami - Phần 6 (Hết) Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 20/6/24
    [Học phân tích cơ bản] Hướng dẫn định giá cổ phiếu nhanh và đơn giản bằng phương pháp P/B Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 10/1/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này