Góc nhỏ chia sẻ về Kháng cự - Hỗ trợ

Thảo luận trong 'Phân tích thanh khoản - volume' bắt đầu bởi freedom, 5/1/19.

Lượt xem : 3,894

  1. freedom

    freedom Moderator

    Tham gia ngày:
    31/12/18
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    127
    Giới tính:
    Nam
    goc-nho-chia-se-ve-khang-cu-ho-tro-kakata-1.jpg
    Chào các bằng hữu,

    Vào ngày cuối tuần thì các nhà giao dịch và đầu tư được nghỉ ngơi thư giản sau 1 tuần mưu sinh thường sẽ tìm 1 điều gì đó để đọc hoặc xem lại tổng kết sau 1 tuần của mình.


    Còn mình thì tản mạn vào cuối tuần chợt nhớ ra và muốn chia sẻ với các bằng hữu về Hỗ trợ - Kháng cự kết hợp với Khối lượng để ta có thể lọc được các cơ hội tốt hơn cho mình, văn mở đầu cũng đã dài thôi thì mình vào chủ đề chính.

    Thường thì khi nói về Kháng cự - Hỗ trợ thì ai cũng biết nhưng để làm sao biết được đâu là cái chính và đâu là cái phụ thì có lẽ anh em mới vào thị trường sẽ còn bỡ ngỡ và bối rối.

    Mình nói lại khái quát về Kháng cự - Hỗ trợ (KC-HT) hay còn gọi là Cung-Cầu và Khối lượng (Thanh Khoản), mình thích dùng từ Cung - Cầu và Thanh Khoản hơn nên trong bài viết mình sẽ dùng từ Cung - Cầu, Thanh Khoản. Mình bắt đầu nhé:

    Vùng cung (Supply zone) là gì ?

    -Khi cung vượt quá cầu, thì có sự dịch chuyển trong giá. Giá đi xuống do số lượng hàng hoá sản xuất quá nhiều và thị trường không có nhu cầu đối với số lượng hàng hóa này.

    -Giá di chuyển xuống do các lệnh bán nhiều hơn lệnh mua (mất cân bằng giữa người bán và người mua). Giá sẽ gằng co trước khi giảm hẳn, hình thành nên một khu vực gọi là vùng cung (supply).

    Vùng cầu (Demand zone) là gì ?

    -Khi cầu vượt quá cung, thì có sự dịch chuyển trong giá cả. Giá được đẩy lên cao do nhu cầu hàng hóa tăng và thiếu nguồn cung cấp.

    - Giá tăng cao do người mua nhiều hơn người bán (mất cân bằng)

    Thanh Khoản là gì? là biểu hiện cho số lượng giao dịch. Nếu số lượng giao dịch càng cao thì tính thanh khoản càng cao và ngược lại.

    Vậy là xong phần khái quát cho những anh em nào còn bỡ ngỡ.

    Tiếp theo để vẽ được đường Cung-Cầu ( KC-HT) ta sẽ xác định 1 con sóng lấy giá cao nhất và thấp nhất của con sóng đó để làm Cung - Cầu ( KC-HT) và kẻ qua giá Cao nhất - Thấp nhất con sóng kế tiếp.

    Thuật ngữ ngắn gọn trong phân tích kĩ thuật là nối 2 đỉnh lại với nhau và 2 đáy với nhau là ta có đường đường Cung - Cầu (KC-HT) nhưng do mình thích dùng từ như thế ( sẽ gây khó hiểu) nên thông cảm.

    CÁCH XÁC ĐỊNH KHÁNG CỰ - HỖ TRỢ BẰNG VÙNG CUNG - CẦU VÀ THANH KHOẢN

    Cơ bản là thế nhưng để xác định được trong một rừng Cung - Cầu (KC-HT) đâu là mạnh đâu là yếu thì không phải đơn giản, nên mình dựa vào Thanh Khoản (Khối lượng) để xác định.

    Ta bắt đầu từ: Thanh Khoản. Ở đây ta thấy rất hiếm khi trong thị trường chứng khoán có những Thanh Khoản tăng đột biến nhưng khi có ta hãy đánh dấu và xem giá đỉnh và đáy của cây nến đó để ta vẽ 1 đường Kháng cự hoặc Hỗ trợ, đơn giản như thế thôi là ta đã có thể lọc được cho mình những cơ hội tốt cho bản thân.

    Do quá đơn giản nên mình minh họa bằng biểu đồ giá PNJ cho các bằng hữu dễ thấy:

    goc-nho-chia-se-ve-khang-cu-ho-tro-kakata-2.png
    Các bằng hữu cũng có thể thấy được rằng là vào ngày 05-02-2018 có khối lượng tăng đột biến trong phiên nến. Nếu ta phóng to 1 chút nữa sẽ thấy như sau:

    goc-nho-chia-se-ve-khang-cu-ho-tro-kakata-3.png
    Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đây, ta cần phải xác định trong phiến nến ngày 05-02-2018 có giá Mở cửa, đóng cửa, cao, thấp, ở giữa nến (OHLC). Tiếp tục ta chọn giá Cao nhất và Thấp nhất để làm 1 vùng hỗ trợ, trong khoảng này ta lại lấy tiếp giá Mở cửa và giá ở Giữa để làm tiếp các điểm Cung-Cầu và kết quả như sau:

    goc-nho-chia-se-ve-khang-cu-ho-tro-kakata-4.png
    Ở đây ta có thể luận các điểm gom lại thành 1 vùng và ngược lại. Giờ ta sẽ xem điều gì xảy ra khi đường giá chạm đường Cung-Cầu này nhé:

    goc-nho-chia-se-ve-khang-cu-ho-tro-kakata-5.png
    Thật bất ngờ đúng không các bằng hữu ? Trên đà giá giảm mạnh của PNJ từ trên xuống thì ngỡ như không có gì cản nổi vậy mà khi chạm vùng Cung-Cầu này thì liền rút chân lên và giá bật ngược lên rồi cần tiếp vài ngày sau đó để có thể xuyên phá được vùng này, khi xuyên phá dc thì giá đi 1 đoạn khá xa và hồi trở lại, ta xem tiếp chuyện gì xảy ra khi chạm vùng cung cầu này nhé:

    goc-nho-chia-se-ve-khang-cu-ho-tro-kakata-6.png

    Vừa chạm vào vùng Cung-Cầu này thì ta thấy lại giảm xuống và mất gần 1 tháng sau ta mới thấy bứt phá được khỏi vùng này, vậy giờ ta sẽ xem giá sẽ phản ứng ra sao khi bám quanh vùng này nhé:

    goc-nho-chia-se-ve-khang-cu-ho-tro-kakata-7.png
    Khi PNJ lên trên vùng Cung-Cầu thì liền quay lại và chạm bật lên, cứ thế mà bám quanh vùng này và va chạm liên tục. Các bằng hữu chắc cũng đã nhận ra được sức mạnh của nó rồi phải không nào ?

    Bài viết cũng đã dài và để tránh sự miên man thì các bằng hữu cứ comment ở bên dưới để phản hồi và hàn huyên giải đáp.

    Mong các bằng hữu tìm thấy cho mình 1 lối đi trên thị trường. Cuối tuần vui vẻ.

    Thân ái !!!!

    P/S: Do sự phản hồi lại của 1 số bằng hữu về bài viết chưa được rõ nên mình cố gắng hoàn thiện cho rõ ý để có thể chia sẻ 1 cách rõ nét hơn. Trong kiến thức hạn hẹp của mình có điều chi thiếu xót các bằng hữu cứ phản biện để ta cùng nhau tiến bộ và trên hết là tinh thần chia sẻ - đóng góp tới cho cộng động quê hương Việt Nam ngày càng vững mạnh.

    Xem thêm:

    >> PNJ đi tới nơi ngã 3 đường
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Phương pháp xác định đỉnh đáy giá cổ phiếu nhờ phân tích thanh khoản giao dịch Phân tích thanh khoản - volume 25/11/18

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này