Học phân tích cơ bản: câu chuyện tăng vốn khủng - tốt nhưng chưa chắc đã tốt

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 13/12/18.

Lượt xem : 2,909

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    cau-chuyen-tang-von-khung-tot-nhung-chua-chac-da-tot-phan-1-1.jpg
    Không thể phủ nhận rằng, việc tăng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp mở rộng quy mô, phát triển sản phẩm mới, tạo nhiều lợi thế cạnh tranh để có thể tồn tại khi làn sóng đầu tư nước ngoài ngày càng mở rộng như hiện nay. Nhưng bên cạnh những ưu điểm của việc tăng vốn, thì nó còn ẩn chứa nhiều rủi ro mà nếu nhà đầu tư không cẩn thận, nó có thể là một cạm bẫy chết người khiến cho nhà đầu tư không những không lời mà còn lỗ nặng khi không lường hết được hậu quả của việc tăng vốn khủng.

    Bài học ngày hôm nay mang tính cảnh báo và giúp cho anh em có cái nhìn kỹ càng hơn khi xem xét mua một mã cổ phiếu. Điều đầu tiên trước khi mua cổ phiếu là phải xem xét doanh nghiệp chia tiền (cổ tức bằng tiền) cho cổ đông hay đang chia giấy (cổ tức bằng cổ phiếu) để tăng vốn.

    TĂNG VỐN KHỦNG ĐỂ THỰC HIỆN THƯƠNG VỤ NIÊM YẾT CỬA SAU

    Trong thị trường chứng khoán có một thuật ngữ gọi là niêm yết cửa sau. Nghiệp vụ này không mới, trên thế giới đã làm rất nhiều, nhưng hiện tại ở Việt Nam bắt đầu phát triển.

    Niêm yết cửa sau nghĩa là một doanh nghiệp không đủ điều kiện để được niêm yết trên sàn sẽ để cho doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết hoặc đã niêm yết rồi thâu tóm lại. Với cách gián tiếp như vậy, nghiễm nhiên doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn được niêm yết đã được nhảy vào thị trường.

    Và nhà đầu tư mua công ty mẹ (đủ điều kiện niêm yết) cũng chính là đang mua cổ phiếu của công ty con (không được niêm yết).

    Điều này cực kỳ nguy hiểm. Tôi sẽ cho nhà đầu tư một ví dụ: AMV vào năm 2017 tăng vốn khủng lên 13 lần trong một đợt phát hành riêng lẻ. AMV đã dùng toàn bộ số vốn này để mua "toàn bộ" bệnh viện Việt Mỹ với thời gian tồn tại chỉ mới ...3 tháng.

    Chúng ta sẽ có những điểm lưu ý sau đây:

    + 3 tháng đối với một doanh nghiệp mới thành lập thì làm gì đủ chứng minh về năng lực tài chính, năng lực kinh doanh, thị trường,... Do đó nên không được tham gia niêm yết là đúng. Nhưng điều đang nói là ai mua AMV cũng chính là đầu tư và kỳ vọng vào bệnh viện Việt Mỹ chỉ mới 3 tháng đó. Quá phiêu đúng không?

    + Và đây là hậu quả, khi đọc báo cáo tài chính quý 2/2017 của AMV, thực chất là không khác vì báo cáo tài chính của bệnh viện Việt Mỹ, vì số vốn phần lớn của AMV đều đầu tư cho Việt Mỹ cả.

    + Không có gì ngạc nhiên khi khoản phải thu bệnh viện Việt Mỹ chiếm 100% tổng tài sản của AMV. Khoản mục này không có trong phần thuyết minh và đơn vị kiểm toán là công ty TNHH kiểm toàn và thẩm định giá Việt Nam (AVA) cũng không có ý kiến gì? Theo lẽ thường khoản phải thu dù nhỏ hay lớn đều phải ghi rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

    cau-chuyen-tang-von-khung-tot-nhung-chua-chac-da-tot-phan-1-2.png
    Bảng cân đối kế toàn của AMV – Nguồn: FinaPro
    + Chưa hết, vào quý 1/2018, công ty huy động vốn đã được gần 1 năm để đầu tư vào hai dự án xây nhà nội trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Khê và huyện Đoan Hùng, Phú Thọ.

    Số vốn được huy động được đẩy vào hai dự án này gần 90% tổng tài sản với chiêu bài khá quen thuộc: ghi nhận vào mục TRẢ TRƯỚC CHO NGƯỜI BÁN.

    Tại sao lại đầu tư đến 90% tổng tài sản? Tại sao lại ghi hết vào trả trước cho người bán mà không trong mục xây dựng cơ bản dở dang hay tồn kho không có chút liên quan gì đến dự án?

    cau-chuyen-tang-von-khung-tot-nhung-chua-chac-da-tot-phan-1-3.png
    Các khoản trả trước của AMV tính đến cuối năm 2017 – Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất AMV 2017
    Chúng ta có thể thấy, phần lớn số tiền trả trước cho người bán đều ghi cho 2 công ty: công ty CP Đầu tư Lou và công ty CP Sara Phú Thọ. Hai công ty này đều thành lập vào quý 3/2016 (mới đây), đăng ký lĩnh vực là "buôn bán tổng hợp", có vẻ nhưng không hề liên quan gì đến hai dự án của AMV cả.
    Hay nhất là ở chỗ công ty Lou, Kanpeki và AMV đều cùng có 1 địa chỉ kinh doanh.

    cau-chuyen-tang-von-khung-tot-nhung-chua-chac-da-tot-phan-1-4.jpg
    Kanpeki, Lou và AMV có cùng một địa chỉ, cửa đóng vào lúc 15h30 chiều thứ 4 ngày 6/6/2018 - Nguồn: Như Nguyễn - Báo người tiêu dùng

    Với những thông tin đáng ngờ như vậy, chúng ta không khỏi thắc mắc rằng lượng vốn tăng khủng của AMV có thực sự được sử dụng hiệu quả hay dùng vào việc khác của ban lãnh đạo.

    Lợi nhuận ghi nhận thì ấn tượng, khi cho cổ phiếu tăng chóng mặt, nhưng liệu rằng bây giờ mua thì có tốt chăng. AMV có là có là cổ phiếu đáng để đầu tư không? Câu trả lời xin dành cho nhà đầu tư.

    Câu chuyện về tăng vốn khủng với ví dụ về AMV xin được dừng lại tại đây. Qua bài sau, tôi sẽ tiếp tục câu chuyện này với ví dụ về các công ty khác. Happy Investing!

    Tham khảo tranbau

    Xem thêm:

    >> Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    [Học phân tích cơ bản] 7 chỉ số về dòng tiền mà nhà đầu tư cần phải biết khi phân tích doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 16/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Tìm hiểu về vốn lưu động và vai trò khi phân tích doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 14/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động - Nền tảng của một công ty Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 11/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Làm thế nào để phân tích ngành nào phù hợp để đầu tư? Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 30/3/19
    [Học phân tích cơ bản] 1001 câu chuyện về chỉ số P/E và ứng dụng của nó Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 26/2/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này