Mến chào quý anh chị em, hôm nay ta tiếp tục đi qua phần mới trong nội dung CFA liên quan đến Hàng tồn kho, đầu tiên cần cũng nắm rõ bản chất của hàng tồn kho ở các doanh nghiệp khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau, đối với những doanh nghiệp thương mại (đặc điểm bán sĩ, bán lẻ) - Merchandising, tồn kho của ngành này là những sản phẩm sẵn sàng để bán dưới dạng hoàn chỉnh và ít khi cần phải chế biến lại trước khi đến tay người tiêu dùng. Đối với những doanh nghiêp sản xuất - manufacturing, tồn kho của ngành sẽ được phân ra thành: nguyên vật liệu trực tiếp, sản phẩm dở dang và cuối cùng là thành phẩm. Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của tài khoản hàng tồn kho là cơ sở để xác định phần mua bán thêm (purchase) trong kỳ với sự hỗ trợ từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh với phần khoản mục COGS-Cost of goods sold (hay COS-Cost of sales). Công thức được khái quát từ việc xác định khoản Purchase=Inv ending - Inv begin + COGS. Chi phí - Costs là bộ phận quan trọng nhất trong việc định giá ước tính hàng tồn kho. Những chi phí được bao gồm trong khoản mục hàng tồn kho (được vốn hóa-capitalized) sẽ đáp ứng những khoản sau: Thứ nhất, Chi phí mua bán (Purchase cost) sẽ được trừ ra (không bao gồm) các khoản chiết khấu và hoàn trả lại. Thứ hai, những khoản chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động và chi phí sản xuất chung. Thứ ba, những chi phí cần thiết khác sẽ được đưa vào tồn kho (inventories) dựa trên location (vị trí) và condition (điều kiện) cấu thành nên chi phí ấy. Bằng việc vốn hóa hàng tồn kho như một loại tài sản, chi phí ghi nhận sẽ được trì hoãn đến khi hàng tốn kho được bán ra và doanh thu được ghi nhận. Trong trường hợp, có một số chi phí liên quan đến hàng tồn kho sẽ không được capitalized, một số khoản như: Những khoản lãng phí nguyên vật liệu trực tiếp, lao động trực tiếp hay chi phí sản xuất chung. Các khoản phí lưu trữ ở kho bãi cũng không được vốn hóa (trừ trường hợp việc lưu trữ là một phần của tiến trình sản xuất). Các khoản chi phí quản lý cũng như chi phí bán hàng cũng sẽ không được include trong phần vốn hóa hàng tồn kho. Về hệ thống hàng tồn kho - Inventory systems Hệ thống tài khoản kế toán cho sự thay đổi của hàng tồn kho thông dùng hai hệ thống song song của cả hình thức tồn kho định kỳ và hình thức tôn kho thường xuyên. Trong hệ thống hàng tồn kho định kỳ (Periodic inventory system), giá trị hàng tồn kho và COGS đều được xác định ở thời điểm cuối kỳ kế toán. Theo đó, ở thời điểm cuối kỳ, purchase được đưa vào beginning inventory để đính được phần COGS sẵn sàng để bán. Trong hệ thống kiểm kê thường xuyên (Perpeture inventory system), giá trị hàng tồn kho và COGS được update liieen tục, hàng tồn kho được mua và bán sẽ được recorded trực tiếp trên khoản mục hàng tồn kho khi giao dịch diễn ra, do đó tài khoản Purchase không còn quan trọng nữa. Tạm thời tồn kho đến đây nhé. Phần sau Kakata sẽ tiếp tục đồng hành về những khái niệm LIFO, FIFO và một số chú ý khác. Thanks and hope the Luck be with you!!