Lớp học mô hình giá: Mô hình Vai Đầu Vai và khi nào giá đảo chiều

Thảo luận trong 'Lớp học phân tích kỹ thuật' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 26/7/19.

Lượt xem : 2,932

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    mo-hinh-vai-dau-vai-va-khi-nao-gia-dao-chieu-kakata.png

    Như nhiều nhà phân tích kỹ thuật đã từng nói, thị trường không hoàn toàn di chuyển ngẫu nhiên mà nó sẽ lặp lại những gì nó đã từng làm trong quá khứ theo những mô hình xác định. Và một trong những mô hình xác định thường thấy nhất khi giá có dấu hiệu đảo chiều xu hướng đó chính là Vai - Đầu - Vai.


    MÔ HÌNH VAI ĐẦU VAI - DẤU HIỆU CỦA SỰ SỤP ĐỔ

    Nói sụp đổ thì nghe có vẻ hơi tiêu cực nhưng thực sự là vậy, khi thị trường xuất hiện mô hình này thường sẽ báo trước sự đảo chiều giảm cực mạnh của giá.

    Mô hình Vai Đầu Vai - tên gốc là Head and Shoulders pattern. Giá ban đầu đang trong xu hướng tăng thì tạo một đỉnh (vai trái) nhưng sau đó lại tăng lên tạo một đỉnh thứ hai (đầu) cao hơn đỉnh thứ nhất với thời gian lâu hơn sau đó giá tiếp tục tạo thêm một đỉnh thứ ba (vai phải) nhưng thấp hơn đỉnh thứ hai. Nếu gặp phải mô hình này, thì đó là lúc bạn nên thoát hàng vì có khả năng giá sẽ đảo chiều giảm rớt mạnh.

    Đây là hình mình họa cho mô hình Vai - Đầu - Vai:

    mo-hinh-vai-dau-vai-va-khi-nao-gia-dao-chieu-kakata-2.jpg

    Còn đây là thực tế mô hình Vai - Đầu - Vai trên mã VCB:

    mo-hinh-vai-dau-vai-va-khi-nao-gia-dao-chieu-kakata-3.png

    Trên thực tế, không phải lúc nào mô hình Vai - Đầu - Vai cũng đẹp và chuẩn như vậy, vì nếu mà dễ nhìn quá thì ai cũng thấy được rồi đúng không. Do đó, nó sẽ có những biến thể khiến cho nhà đầu tư tham gia trên thị trường cảm thấy nghi ngờ không biết đó là mô hình Vai Đầu Vai, và nó có đảo chiều hay không, đây là một số mô hình biến thể của nó:

    mo-hinh-vai-dau-vai-va-khi-nao-gia-dao-chieu-kakata-4.png

    Như vậy, chúng ta có ba trường hợp biến thể của mô hình Vai - Đầu - Vai mà Martin Pring đã đề cập. Ở biến thể thứ nhất, Mr Martin Pring gọi nó là "vai phải rung lắc", tức là dòng tiền lớn sẽ làm cho mô hình này méo mó, nhất là lúc sắp giảm khiến cho trader tự vỗ ngực rằng mình quá rành mô hình vai đầu vai cũng cảm thấy hoang mang. Rõ ràng vai phải méo mó như vậy thì Buy cũng chết mà Sell cũng chết (bị false breakout ngay đỉnh vai phải).

    Sau đây là mô hình thực tế:

    mo-hinh-vai-dau-vai-va-khi-nao-gia-dao-chieu-kakata-5.png

    Ngoài ra, hai biến thể còn lại là rung lắc cả hai vai hoặc biến thể mô hình tam giác ở vai phải. Cả ba biến thể này khá là khó nhận biết nhưng nếu giao dịch đủ lâu trên thị trường, anh em hoàn toàn có thể nhận ra nó ngay.

    MÔ HÌNH VAI - ĐẦU - VAI NGƯỢC THÌ NHƯ THẾ NÀO?

    Ở phần trên tôi chỉ mới đề cập đến vai đầu vai xuôi, chúng ta còn mô hình Vai - Đầu - Vai ngược để nhận biết giá đảo chiều tăng.

    Cũng có tính chất như mô hình trên, chỉ khác ở chỗ là nó ngược lại:

    mo-hinh-vai-dau-vai-va-khi-nao-gia-dao-chieu-kakata-6.png

    Và đây là hình ảnh thực tế, cũng là cơ hội để anh em chuẩn bị mua những mã cổ phiếu tăng mạnh:

    mo-hinh-vai-dau-vai-va-khi-nao-gia-dao-chieu-kakata-7.png

    Dĩ nhiên, mô hình Vai - Đầu - Vai ngược cũng sẽ có những biến thể tương tự như rung lắc vai phải, rung lắc cả hai vai,... Vấn đề này tôi đã chia sẻ ở phần trên, anh em áp dụng tương tự ở phần dưới nhé.

    Trên đây là tất cả những gì tôi muốn nói về mô hình Vai - Đầu - Vai. Anh em nếu thấy bài viết hay, thì cho một like nhé. Happy trading!

    Bảo Khánh - Kakata
    Xem thêm:

    >> Lớp học phân tích kỹ thuật
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Lớp học mô hình giá: Mô hình hai đỉnh - hai đáy và cách tìm mua cổ phiếu xu hướng tăng Lớp học phân tích kỹ thuật 24/7/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này