Lý thuyết dòng dẫn sóng và phương pháp bán cổ phiếu

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi tinychau, 9/3/19.

Lượt xem : 3,323

  1. tinychau

    tinychau Cọp săn bò

    Tham gia ngày:
    22/10/18
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    70
    Giới tính:
    Nam
    ly-thuyet-dong-dan-song-va-phuong-phap-ban-co-phieu-kakata.JPG

    Thị trường đi lên luôn luôn có dòng dẫn sóng. Dòng dẫn sóng là dòng thuộc cùng một ngành, thường dòng đó có những lợi thế so sánh về cơ bản, hưởng lợi từ chính sách, …


    Dòng dẫn sóng luôn có mức ảnh hưởng lớn lên thị trường chung mỗi khi nó biến động, và là nhân tố chính cho thị trường chung đi lên

    LÝ THUYẾT DÒNG DẪN SÓNG

    Đối với dòng dẫn sóng thì phải chú đến việc độ tích lũy của cả dòng. Hầu hết các mã thuộc dòng dẫn sóng sẽ có các mô hình của 3 mô hình phía trên. Thông thường là tích lũy nền phẳng. Việc phân tích kỹ độ tích lũy của dòng giúp chúng ta có thể dự đoán được dòng nào sẽ dẫn dắt thị trường.

    Các dòng dẫn: Thép 2013 ( HSG dẫn sóng ), Chứng khoán đầu năm 2014 (HCM dẫn sóng ), Dầu khí cuối năm 2014 ( GAS dẫn sóng ), Ngân hàng 2015 ( VCB dẫn sóng ), thép 2016 ( HSG dẫn sóng ) …….

    Ngoài việc có độ tích lũy lớn của dòng dẫn thì khi đi lên dòng này sẽ có một mã đi lên trước bạo hiệu cho cả dòng đi lên. Và cổ phiếu đi lên đầu tiên đó chính là cổ phiếu dẫn sóng.

    ly-thuyet-dong-dan-song-va-phuong-phap-ban-co-phieu-kakata-1.JPG

    HCM là cổ phiếu dẫn sóng đầu năm 2014 khi cổ phiếu này bứt phá 20% từ nền tảng giá thì các cổ phiếu khác cùng dòng mới bắt đầu bứt phá.

    ly-thuyet-dong-dan-song-va-phuong-phap-ban-co-phieu-kakata-2.JPG ly-thuyet-dong-dan-song-va-phuong-phap-ban-co-phieu-kakata-3.JPG ly-thuyet-dong-dan-song-va-phuong-phap-ban-co-phieu-kakata-4.JPG

    Bạn có thể mua vào cổ phiếu dẫn đầu hoặc các cổ phiếu chạy phía sau cổ phiếu dẫn sóng nếu có tích lũy tốt.

    CHIẾN LƯỢC BÁN CỔ PHIẾU HIỆU QUẢ BẰNG LÝ THUYẾT DÒNG DẪN SÓNG

    Chiến lược 1: Bán để giảm thiệt hại

    Dù là nhà phân tích giỏi như thế nào thì việc thua lỗ trong một số lần mua là không tránh khỏi.

    Việc phải bán cắt lỗ có nhiều lý do. Thường thì cắt lỗ là do mua không đúng điểm và phân bổ vốn không hợp lý, ngoài ra cắt lỗ là do yếu tố thị trƣờng chung xấu khi mua.

    Khi nào bạn thực sự thua lỗ ?

    Nhiều người nói rằng : ‘’tôi không thể bán cổ phiếu đó vì tôi đang lỗ ‘’ hay là ‘’ tôi chưa bán cổ phiếu đó thì làm sao lỗ được ‘’

    Nếu bạn nghĩ rằng bạn chưa bán cổ phiếu đó ra thì bạn chưa lỗ thì bạn đang tự lừa dối mình. Mất mát trên giấy tờ bao nhiêu thì mất mát trên thực tế cũng lớn bây nhiêu.

    Ví dụ:

    Bạn mua 100.000 VNM giá 120 , nó rơi về 100 thì bạn đã lỗ 2 tỷ, dù bạn có bán ra hay không thì bạn vẫn đang lỗ 2 tỷ.

    Thường khi lỗ bạn sẽ thiếu khách quan khi phân tích, bạn sẽ nghĩ rằng ‘’ nó không thể xuống thêm được nữa, đây là đáy rồi ‘’.Suy nghĩ này kéo dài sẽ ám ảnh vào tiềm thức và khi đi kèm vào niềm tin nó sẽ làm bạn không bán được cổ phiếu. Việc suy nghĩ thiếu đúng đắn mỗi khi thua lỗ sẽ làm bạn nối tiếp các sai lầm, tốt nhất là bán ra và chọn một thương vụ đầu tư khác. Bạn nên nhớ rằng là cổ phiếu của bạn sau rất lâu có thể phục hồi nhưng khi bạn chuyển sang mua một cổ phiếu khác thì nó có thể tăng giá tốt hơn bù khoản lỗ cũ và sinh lãi mới.

    Một lời khuyên dành cho bạn là mỗi khi lỗ, bạn nên bán bớt một phần cổ phiếu đó, việc giải phóng độ gằn tâm lý ( hoang mang không biết sau khi bán CP có phục hồi ngay không)khi nắm giữ sẽ giúp bạn cân bằng và sáng suốt hơn. Nó tương tự như việc khi cơ thể bị tăng huyết áp, việc dùng kim chích vào đầu ngón tay để nhỏra một vài giọt máu nhằm giảm áp lực từ lượng máu tuần hoàn quá nhanh trong cơ thể có thể giúp cho bạn sống sót . Đây là một mẹo tâm lý mà sẽ rất có ích khi CP mà bạn nắm giữ đang rơi quá nhanh và bạn hoàn toàn bối rối không biết nên bán hay giữ . Việc bán ra một phần nhỏ như thế, nếu CP rơi tiếp thì tâm lý bạn vẫn cảm thấy thoải mái hơn vì đã có cảm giác bán ra, nếu CP phục hồi trở lại thì mình không mất quá nhiều lượng CP đang có.

    Giới hạn tỉ lệ cắt lỗ 7% hoặc 8% so với giá mua vào.

    Tỷ lệ vàng 3 /1: nếu bạn mua 3 lần lỗ 7% thì mua 1 lần lãi 25% bạn vẫn có lãi .

    Ví dụ.

    1) 3 lần lỗ 7% và lãi 1 lần 25%

    Bạn có 10k VNM giá 100 là 1 tỷ.

    Lỗ 7% bạn còn 930 triệu

    Lỗ tiếp 7% bạn còn 864,9 triệu

    Lỗ tiếp 7% bạn còn 804,357 triệu

    Bạn lãi 25% bạn được 1 tỷ 5 triệu.

    Trừ đi chi phí giao dịch bạn vẫn còn 1 tỷ.

    2) 2 lần lỗ 1 lần lãi và 1 lần lỗ

    Bạn có 10k vnm giá 100 là bạn có 1 tỷ

    Lỗ 7% bạn còn 930 triệu

    Lỗ tiếp 7% bạn còn 864,9 triệu

    Lãi 25% bạn có 1 tỷ 84 triệu

    Lỗ tiếp 7% bạn còn 1 tỷ 05 triệu.

    Trừ đi chi phí giao dịch bạn vẫn còn 1 tỷ.

    3) 1 lần lỗ - 1 lần lãi – 1 lần lỗ - 1 lần lỗ :

    Bạn có 10k vnm giá 100 là bạn có 1 tỷ

    Lỗ 7% bạn còn 930 triệu

    Lãi 25% bạn sẽ có 1 tỷ 162,5 triệu

    Lỗ 7% bạn còn 1 tỷ 81,125 triệu

    Lỗ tiếp 7% bạn còn 1 tỷ 5,44 triệu

    Trừ chi phi bạn vẫn còn 1 tỷ

    4) 1 lãi và 3 lỗ

    Bạn có 10k vnm giá 100 là bạn có 1 tỷ

    Lãi 25% bạn có 1 tỷ 250 triệu

    Lỗ 7% bạn còn 1 tỷ 162,5%

    Lỗ tiếp 7% còn 1 tỷ 81,125 triệu

    Lỗ tiếp 7% bạn còn 1 tỷ 5,44 triệu

    Trừ đi chi phí thì bạn vẫn hòa vốn.

    Trong mọi trường hợp nếu 3 lần sai lỗ 7% và 1 lần đúng lãi 25% thì bạn đã có lãi. Nguyên tắc là khi sai thì phải giảm thiểu khoản lỗ xuống, và khi lãi sẽ bù lại khoản lỗ đó một cách nhanh chóng.

    Chúng ta đang bàn về trường hợp một NĐT còn rất thiếu kinh nghiệm trong lựa chọn CP , 3 lần làm sai mới chọn dc một lần đúng, tỉ lệ chọn đúng là 25% . Quá thấp đúng không ? Nhưng không sao cả vì chung quy là vẫn có lãi. Việc áp dụng cách đọc biểu đồ giúp bạn cải thiện khả năng chọn mã CP . Khi tỉ lệ chọn đúng của bạn tăng lên 50% . Tức là bạn đã có khoản lợi nhuận khá lớn . Tỉ lệ 50/50 thì tôi chắc chắn rằng một người bình thường hoàn toàn có thể làm được.

    Tất nhiên chúng ta không phải mua tùy tiện rồi hi vọng nó sẽ lãi 25%, và lúc nào khoản mua của bạn cũng cắt lỗ ở mức 7%.Bí quyết nằm ở việc bạn sử dụng biểu đồ để xác định điểm mua và xác định thời điểm mua vào chính xác tại điểm mua vừa vươn lên từ một nền tảng biểu đồ ổn định, cổ phiếu của bạn sẽ hiếm khi rơi xuống tới 8% so với điểm mua đúng. Theo thống kê thì 99% trường hợp T3 không lỗ chứ đừng nói đến 8% nếu chọn đúng phiên bùng nổ thoát nền!

    Bạn cũng không nhất thiết phải đợi cho cổ phiếu mình rơi 7% hoặc 8% rồi mới cắt lỗ. Một số trường hợp bạn thấy thị trường chung chịu áp lực phân phối hoặc cổ phiếu của bạn vận động không tốt thì có thể cắt lỗ sớm hơn. Còn 7%-8% nó là con số cuối cùng mà bạn có thể chấp nhận.

    Ngoài ra khi bạn có khởi đầu không mấy suôn sẽ thì nên giới hạn rủi ro xuống mức thấp nhất. Còn khi bạn đã sinh ra một khoản lãi thì có thể chấp nhận rủi ro cao hơn. Nhưng nên nhớ, 7% đến 8% là giới hạn thua lỗ tối đa của bạn.

    Tất cả cổ phiếu đều mang tính đầu cơ và tiềm ẩn rủi ro.

    Cổ phiếu dù có cơ bản tốt hay cơ bản xấu đều mang tính đầu cơ và biến động. Và không phải cổ phiếu nào cũng có thể quay lại giá mà trước đó nó xác lập.

    Việc chần chừ để khoản thua lỗ gia tăng có thể làm việc thu hồi vốn trở nên khó khẳn hơn.

    Ví dụ:

    Bạn có 10k VNM giá 100.000 -> Nếu bạn lỗ 20% thì bạn giá về 80.000

    Từ 80 để lên lại 100 thì cổ phiếu phải tăng 25% -> Nếu bạn lỗ 25% thì giá về 75

    Từ 75 để lên lại 100 thì cổ phiếu phải tăng 33.3% -> Nếu lỗ 50% thi giá về 50

    Từ 50 lên 100 thì cổ phiếu phải tăng 100% ->Để tăng tạo ra mức tăng 100% của một cổ phiếu là việc không phải cổ phiếu nào cũng làm được.

    Bài viết cũng đã dài, qua phần sau, tôi sẽ chia sẻ với anh em các chiến lược bán cổ phiếu hiệu quả khác. Happy Investing!

    Xem thêm:

    >> Nguyên lý 80/20 và sự thành công trong thị trường chứng khoán
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Phân tích dòng tiền qua các chỉ số cơ bản có thể giúp nhà đầu tư chọn cổ phiếu tốt Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 8/10/19
    [Học phân tích cơ bản] 7 chỉ số về dòng tiền mà nhà đầu tư cần phải biết khi phân tích doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 16/5/19
    [Phân tích cơ bản nâng cao] Dòng tiền tự do của doanh nghiệp - Khái niệm và cách sử dụng Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 27/12/18

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này