Mô hình cái cốc và tay cầm - làm sao để giao dịch thành công với mô hình này ?

Thảo luận trong 'Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng' bắt đầu bởi tinychau, 10/7/19.

Lượt xem : 4,914

  1. tinychau

    tinychau Cọp săn bò

    Tham gia ngày:
    22/10/18
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    70
    Giới tính:
    Nam
    mo-hinh-cai-coc-va-tay-cam-kakata.png

    Mẫu hình cái cốc và tay cầm từ trước đến nay vẫn luôn là mẫu hình giúp trader ăn đậm nhất, nhưng hầu như rất khó để phát hiện ra nó. Trong bài viết hôm nay, tôi muốn chia sẻ cho các bạn những cách để tìm được một cái cốc cafe cho mình, hy vọng kiếm được cốc cafe starbuck chứ đừng uống nhầm cafe hiệu con ó.


    Mẫu hình cái cốc và tay cầm là tên gọi chuẩn nhất trong cộng đồng ở Việt Nam (tên tiếng Anh là "Cup and Handle" hoặc "Saucer and Handle". Trong một số sách chứng khoán của Việt Nam được dịch lại từ nước ngoài thì mẫu hình được đặt theo một tên mới như " khuôn mẫu cái tách và cái quai", tôi đọc đi đọc lại vài lần nhưng vẫn không nhớ ra đây là mẫu hình gì, hay có khi nào tôi chưa học đến, đúng là biển học mênh mông. Nhìn hình thì mới vỡ lẽ thì ra "khuôn mẫu cái tách và cái quai" chính là mẫu hình cái cốc và tay cầm kinh điển đây mà.

    Nói vui vậy thôi. Mẫu hình cái cốc và tay cầm xuất hiện khá ít và hình thành khá lâu. Lâu đến nỗi khi mẫu hình chạy hết rồi tôi mới nhớ ra bấy lâu nay mình đã quên đi mất các cốc của mình ở đâu. Đó là tôi đang nói ở thị trường chứng khoán. Nhưng thị trường Forex cũng vậy, có chăng là nhanh hơn một chút thôi, chứ vẫn lâu lắm. Nhưng bù lại, mỗi lần cái cốc hình thành, giá sẽ chạy rất mạnh và rất dài.

    Mẫu hình này rất thích hợp cho những trader theo tôn chỉ "kiên nhẫn là sự giàu có" và "thời gian là lợi nhuận". Quả thực, nếu bạn xác định đúng một cái cốc, và đặc biệt cái cốc đó có tay cầm thì xem như bạn đã kiếm được một khoản lợi nhuận bằng chục lần giao dịch cộng lại. Đó là điểm ưu việt của mẫu hình này.

    Tuy nhiên, do sự khan hiếm và thời gian hình thành lâu, nên các trader thích làm giàu nhanh ít ưa chuộng mẫu hình này dẫn đến các trường lớp và thầy dạy thường nói rất ít về mẫu hình cái cốc và tay cầm. Dĩ nhiên bạn sẽ không được học một cách bài bản về cách xác định như thế nào là một cái cốc, và làm sao để giao dịch khi thấy cái cốc đó.

    Hôm nay tôi sẽ chia sẻ về một chủ đề tôi nghĩ là thật sự hữu ích cho anh em trader những người nghiêm túc với Forex và nghiêm túc với các mẫu hình.

    Mẫu hình cái cốc và tay cầm sẽ trông như thế này. Sợ bạn chưa nhìn ra nó giống cái cốc nên tôi sẽ vẽ luôn cái cốc:

    mo-hinh-cai-coc-va-tay-cam-kakata-1.gif

    LÀM SAO ĐỂ NHÌN RA CÁI CỐC, VÍ DỤ NÓ HÌNH GIỐNG CÁI LY THÌ CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

    Trước khi tôi nói về phương pháp giao dịch với cái cốc và tay cầm, tôi sẽ trình bày về cách xác định một mẫu hình cái cốc là như thế nào cho các bạn chưa biết.

    Xem hình rồi nhìn chữ nhé:

    mo-hinh-cai-coc-va-tay-cam-kakata-2.gif

    1. Đoạn từ A đến B (thành cốc): Bên trái cái cốc là thời gian giá giảm rất mạnh và rất dốc.

    2. Đoạn từ B đến C (đáy cốc): Sau khi giá giảm dài thì bắt đầu chậm dần lại và đi ngang.
    Đoạn đi ngang này có thể sẽ rất ngắn hoặc sẽ rất dài. Đây là giai đoạn có khả năng kéo dài nhất trong 4 giai đoạn hình thành cốc.

    3. Đoạn từ C đến D (thành cốc): Sau đoạn sideways, giá sẽ tăng lên khá mạnh mẽ. Lúc trước giá giảm xuống bao nhiêu, mấy ngày, thì bây giờ giá sẽ tăng trả lại bấy nhiêu, khoảng thời gian cũng tương đương vậy.

    4. Đoạn từ D đến E (tay cầm) Sau một thời gian tăng mạnh, giá bắt đầu chững lại, hoặc hồi nhẹ sau đó lại tăng lại, giá sẽ choppy hoặc sideways vùng này. Chỗ này người ta ví như tay cầm của cái cốc. Vùng giá tại đây rất quan trọng, vì nó sẽ dự đoán được hướng tiếp theo mà giá sẽ đi. Cái này tôi nói sau.

    CẦM ĐƯỢC CỐC RỒI, UỐNG NHƯ THẾ NÀO ?

    Có hai cách để vào lệnh, Buy cũng được mà Sell cũng ổn, tùy vào cách giá di chuyển như tôi nói lúc nãy.

    Vào lệnh Buy khi giá còn ở đáy cốc

    Đây là lúc giá chưa chạy hết cốc, tức là cốc chưa hình thành hoàn toàn. Cách này dùng cho các trader có một chút kinh nghiệm, tức là họ đoán được, sau giai đoạn B-C, giá sẽ chạy lên tạo cốc, và họ đặt lệnh Buy. Nhưng chúng ta sẽ Buy có quy tắc:

    mo-hinh-cai-coc-va-tay-cam-kakata-3.gif

    Vào lệnh Buy hoặc Sell khi giá hình thành xong tay cầm

    Đây là chiến lược phổ biến nhất được học ở trường lớp, nhưng ở đây tôi sẽ nói rõ và sâu hơn.

    Sau khi hình thành xong tay cầm D-E, giá sẽ tạo ra một kháng cự và một hỗ trợ như hình dưới:

    mo-hinh-cai-coc-va-tay-cam-kakata-4.gif

    Từ kháng cự và hỗ trợ này, chúng ta sẽ chờ đợi xem giá breakout kháng cự hay là breakout hỗ trợ của tay cầm.

    Trường hợp nếu breakout kháng cự, bạn đặt lệnh Buy, dĩ nhiên giá sẽ chạy vô cùng mạnh, không cần đặt takeprofit chi cho mệt.

    Trường giá breakout hỗ trợ, bạn đặt lệnh Sell, và cũng khỏi đặt takeprofit. Giá sẽ chạy đến mức mà bạn không tưởng tượng ra đâu.

    Nhưng thường thì khi hình thành cái cốc, phe mua sẽ chiếm quyền kiểm soát, do đó giá thường đi lên nhiều hơn là đi xuống. Đó là lý do tại sao sách vở báo đài thường dạy bạn, khi gặp cái cốc thì cứ Buy là như vậy.

    Đây là một ví dụ về cách đặt lệnh Buy với mẫu hình cái cốc:

    mo-hinh-cai-coc-va-tay-cam-kakata-5.gif

    GIÁ SẼ ĐI BAO XA NẾU CHỤP ĐƯỢC MẪU HÌNH CÁI CỐC

    Như tôi đã nói, giá đi rất xa, nhưng bạn có thể đo lường được mục tiêu cho mình. Đây là cách xác định. Bạn tính giá từ đáy cốc lên chỗ bạn đặt lệnh, đó là mục tiêu của bạn:

    mo-hinh-cai-coc-va-tay-cam-kakata-6.gif

    Có vài cách khác nữa, như dùng Fibonacci project,... Nhưng thôi, nói ít sử dụng ít mà hiệu quả là được.

    TÔI GẶP CÁI CỐC ÚP NGƯỢC THÌ CÓ XÀI ĐƯỢC KHÔNG?

    Cốc úp ngược hay cốc úp xuôi thì cũng là cốc, miễn sao nó không phải hình cái ly là được. Đây là cái cốc up ngược:

    mo-hinh-cai-coc-va-tay-cam-kakata-7.gif

    Bạn có thấy không, giá vẫn breakout hỗ trợ ngay tay cầm D-E và đi xuống rất mạnh.
    Tôi có vẽ thêm 3 hỗ trợ nữa, 3 hỗ trợ này là cơ hội dành cho các trader kinh nghiệm vào lệnh khi chưa hình thành cốc. Các bạn mới đánh theo cốc cần tuân thủ, chỉ đánh khi thấy cốc rõ ràng.

    Thêm một ví dụ về cách đặt lệnh và đặt mục tiêu cho cốc nhé:

    mo-hinh-cai-coc-va-tay-cam-kakata-8.gif

    Bạn thấy không, giá chạy vượt qua mục tiêu rất dài. Xin nói thêm là mẫu hình này xác suất ăn rất cao, chỉ là bạn có chờ nổi và kiếm ra nổi cái cốc không thôi.

    ĐÂY CÓ PHẢI LÀ CÁI CỐC KHÔNG?

    mo-hinh-cai-coc-va-tay-cam-kakata-9.png

    Trên khung Monthly của USDCHF có vẻ như đã hình thành được một nửa cái cốc. Tôi vẫn không biết phải làm như thế nào, câu trả lời xin được nhường lại cho các bạn comment bên dưới. Thảo luận đi nào.

    Nguồn: luckscount
    Xem thêm:

    >> Chia sẻ bộ lọc Amibroker mô hình Cái cốc và Tay cầm trong phương pháp CANSLIM của William O'Neil

    >> Mô hình chữ V - mô hình của chu kỳ kinh tế và chu kỳ chuyển động giá
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Mô hình chữ V - mô hình của chu kỳ kinh tế và chu kỳ chuyển động giá Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng 23/4/19
    Ba mô hình bắt đỉnh đáy của phù thuỷ tài chính Linda B. Raschke (phần 2) - mô hình spike and ledge Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng 21/3/19
    Ba mô hình bắt đỉnh đáy của phù thủy tài chính Linda B. Raschke (phần 1) - mô hình fakeout-shakeout Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng 20/3/19
    Thêm một phương pháp xác định chu kỳ tương đối chính xác của Mr Larry Williams Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng 7/3/19
    Góc nhỏ chia sẻ - Nhận diện đảo chiều bằng mô hình Thất bại kép Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng 6/3/19

  3. hieubn

    hieubn Guest

    Bác ơi bác có thể cho em xin bộ code không ạ? E thank bác
     
  4. Pham Minh Vu

    Pham Minh Vu Guest

    bây giờ mình mới biết đến kĩ thuật này. Cho mình hỏi là kĩ thuật này áp dụng cho khi nào?
     

Lượt bình luận : 2

Chia sẻ trang này