Mô hình chữ V - mô hình của chu kỳ kinh tế và chu kỳ chuyển động giá

Thảo luận trong 'Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 23/4/19.

Lượt xem : 6,307

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    mo-hinh-chu-v-mo-hinh-cua-chu-ky-kinh-te-va-chu-ky-chuyen-dong-gia-kakata.jpg

    Mô hình chữ V hay còn gọi là V-Sharp là một mô hình cầu nối giữa hai giai đoạn trong chu kỳ kinh tế. Do đó nó rất có hiểu quả khi sử dụng để xác định xu hướng tiếp theo của thị trường. Ngoài ra, về phương diện phân tích kỹ thuật, nó cũng là điểm kết thúc xu hướng giảm hiện tại và mở ra một xu hướng tăng mới cho thị trường. Lý do mà người ta gọi là mô hình chữ V - V sharp là vì chuyển động giá của nó tạo thành hình giống như chữ V.


    Mô hình này có ý nghĩa như thế nào và ứng dụng ra sao, thì bây giờ chúng ta sẽ cùng vào nội dung chính nhé.

    MÔ HÌNH CHỮ V - V SHARP LÀ GÌ?

    Mô hình chữ V tên đầy đủ là mô hình phục hồi hình chữ V (V-Shaped Recovery) là một mô hình hình thành ở cuối giai đoạn suy thoái trong chu kỳ kinh tế. Giai đoạn đầu của mô hình chữ V chính là sự suy thoái của nền kinh tế, và các nhà chính sách sẽ đưa ra các biện pháp để cải thiện tình hình, sau đó sẽ hình thành được giai đoạn sau của chữ V tức là tăng lên từ đáy để đạt được cái đỉnh trước đó.

    Mô hình này có thể ứng dụng cho phân tích các chỉ số kinh tế như tăng trưởng GDP, sản lượng công nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp,...

    Trong phân tích kỹ thuật, mô hình này xuất hiện rất nhiều khi có một giai đoạn giá giảm mạnh, thanh khoản đạt cực đại và sau đó là giá phục hồi lại rất nhanh khiến. Không loại trừ khả năng các nhà tạo lập thị trường tạo ra mô hình này để làm cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ bán tháo trong hoảng sợ để họ mua vào. Do đó mà tạo nên những đợt giảm giá nhanh mạnh sau đó lại tăng nhanh và mạnh.

    mo-hinh-chu-v-mo-hinh-cua-chu-ky-kinh-te-va-chu-ky-chuyen-dong-gia-kakata-1.png

    Mô hình chữ V trong giai đoạn gần đây xuất hiện khá nhiều. Cụ thể là ở ví dụ trên, VNINDEX đã xuất hiện mô hình chữ V vào tháng 7 năm 2018 và gần nhất là vào đầu năm 2019.

    Vậy giá của các mã cổ phiếu có tạo mô hình chữ V không? Đây là câu trả lời:

    mo-hinh-chu-v-mo-hinh-cua-chu-ky-kinh-te-va-chu-ky-chuyen-dong-gia-kakata-2.png

    Đây là mô hình chữ V khá rõ với mã cổ phiếu PNJ.

    Làm sao để có thể đầu tư với mô hình chữ V?

    Mô hình chữ V khá là dễ phát hiện. Đơn giản khi bạn thấy một mã cổ phiếu nào giảm quá thê thảm thì cũng nên đạt câu hỏi nó có sẽ phục hồi lại hay giảm luôn?

    Câu trả lời nằm ở bản thân doanh nghiệp đó. Ví dụ một doanh nghiệp không tốt, yếu tố cơ bản không hỗ trợ giá, lại thêm những tin tức tiêu cực liên quan thì khả năng tạo V-Sharp là gần như không có sau 1 đợt giảm mạnh. Do đó, những loại cổ phiếu này chúng ta không quan tâm.

    Tuy nhiên, nhưng mã cổ phiếu của doanh nghiệp tốt, có thương hiệu nhưng vì một tin tức nào đó liên quan đến sự cố hoặc kết quả kinh doanh không tốt như kỳ vọng. Những yếu tố đó chỉ là tạm thời nhưng lại làm cho giá cổ phiếu bị bán mạnh. Nhà đầu tư lúc này sẽ hoảng loạn bán tháo (mặc dù doanh nghiệp không đến nỗi tệ như vậy) khiến cho giá càng thê thảm hơn. Đó là giai đoạn đầu của chữ V.

    Để ý vào thanh khoản khi giá giảm càng về sau, thanh khoản càng dày, bạn phải tự hỏi rằng nếu chúng ta là những nhà đầu tư nhỏ lẻ bán trong hoảng loạn thì ai sẽ là người mua ?

    Bạn sẽ trả lời thì ai bình tĩnh họ sẽ mua, thiếu gì người bình tĩnh nhận định được vấn đề. Nhưng con số đó chỉ là thiểu số khi mà ai ai cũng đang bán. Câu trả lời chỉ có thể là người mua chính là các nhà đầu tư tổ chức.

    Khi lượng cung được đẩy ra được hấp thụ hết thì tất yếu giá sẽ tăng do thị trường chỉ còn lực cầu hay lực cầu chuẩn bị vượt trội hơn lực cung. Đó là lúc giai đoạn thứ hai của mô hình chữ V xuất hiện cũng là cơ hội để nhà đầu tư mua vào.

    mo-hinh-chu-v-mo-hinh-cua-chu-ky-kinh-te-va-chu-ky-chuyen-dong-gia-kakata-2.png

    Như hình bên dưới đây, rõ ràng PNJ không phải là doanh nghiệp quá tệ đến nỗi bị bán tháo từ 120.000 xuống còn 75.000 như vậy, PNJ đang gặp sự cố nào đó hoặc là kết quả kinh doanh không được như kỳ vọng hoặc định giá trong thời gian qua quá cao chẳng hạn. Nhưng do tâm lý hoảng loạn của thị trường đã khiến cho giá giảm gần 40% chỉ trong vòng nửa tháng!

    Chúng ta để ý thanh khoản tăng dần và đạt cực tại tại đáy chữ V cho thấy có 1 lượng bắt đáy cực lớn từ dòng tiền bên ngoài. Và dĩ nhiên sau đó giá sẽ tăng.

    Đó là cách giao dịch với mô hình chữ V phục hồi.

    Vậy giá sẽ tăng lên tới đâu, thông thường, mức độ phục hồi của giai đoạn sau đó sẽ gần tương đương với mức giảm trước đó, và khi chúng ta sử dụng Fibonancci thì mức phục hồi sẽ đạt từ 61.8%-90%. Tuy nhiên, trong thực tế do giai đoạn giảm thường chi từng đợt và sẽ tạo thành các chữ v nhỏ bên trong chữ V, do đó các đợt phục hồi cũng sẽ tương tự, đôi khi sẽ là sự kết hợp với các mô hình khác.

    mo-hinh-chu-v-mo-hinh-cua-chu-ky-kinh-te-va-chu-ky-chuyen-dong-gia-kakata-3.png

    Ngoài mô hình chữ V, chúng ta còn có mô hình chữ W, chữ U, chữ L và chữ J. Nếu anh em có nhu cầu muốn nghiên cứu thì tôi sẽ viết tiếp nhé.

    Tôi đã chia sẻ xong một mô hình khá quen thuộc cũng như ứng dụng của nó vào trong giao dịch. Anh em thấy hay thì like và comment ủng hộ tinh thần tác giả nhé. Happy trading!

    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34

    Xem thêm:

    >> Góc nhỏ chia sẻ - Cách xác định Xu Hướng kết thúc
     
    minh quang and chungkhoan2018 like this.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Thêm một phương pháp xác định chu kỳ tương đối chính xác của Mr Larry Williams Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng 7/3/19
    Mô hình cái cốc và tay cầm - làm sao để giao dịch thành công với mô hình này ? Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng 10/7/19
    Ba mô hình bắt đỉnh đáy của phù thuỷ tài chính Linda B. Raschke (phần 2) - mô hình spike and ledge Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng 21/3/19
    Ba mô hình bắt đỉnh đáy của phù thủy tài chính Linda B. Raschke (phần 1) - mô hình fakeout-shakeout Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng 20/3/19
    Góc nhỏ chia sẻ - Nhận diện đảo chiều bằng mô hình Thất bại kép Phân tích xu hướng - đảo chiều xu hướng 6/3/19

  3. Hay quá kakata. Bác cho thêm các thông tin về những mô hình chữ cái khác với.
     
    Trương Thị Kim Anh thích bài này.
  4. Vui lòng viết thêm về các mô hình chữ U, L, J nhé bác Bảo Khánh. Thanks ah.
     
    Tran thuy huong, via a mobile device, 22/10/19
    #3
  5. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    Ok bác, từ từ sẽ có hết.
     

Lượt bình luận : 3

Chia sẻ trang này