10 nguyên nhân thất bại hàng đầu trong đầu tư chứng khoán

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 4/12/18.

Lượt xem : 2,627

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    10-nguyen-nhan-that-bai-hang-dau-trong-dau-tu-chung-khoan-1.jpg

    Khi đầu tư chứng khoán, câu chuyện thành công và thất bại luôn là câu chuyện muôn thuở của những ngườ trong ngành như chúng ta. Thành công là khi mua một cổ phiếu thì giá cổ phiếu đó lên. Ngược lại, thất bại là mua cổ phiếu nhưng nó lại cắm đầu đi xuống. Những chuyện đó xảy ra như cơm bữa, nhưng điều quan trọng để chúng ta có thể tồn tại trên thị trường này 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa là phải thành công nhiều hơn thất bại.


    Do đó, thành công thì phải biết phát huy, thất bại phải biết khắc phục. Mà muốn khắc phục được thì việc làm đầu tiên cũng như quan trọng nhất chính là TÌM RA NGUYÊN NHÂN. Hôm nay, tôi sẽ cùng anh em tìm hiểu 10 nguyên nhân thất bại hàng đầu và chủ yếu trong đầu tư chứng khoán. Hiểu được 10 nguyên nhân này, tôi chắc chắc anh em sẽ biết cách khắc phục và cải thiện được tình hình đầu tư của mình.

    10 nguyên nhân dưới đây dựa trên nghiên cứu về lĩnh vực tài chính hành vi (behavioral finance), do đó, áp dụng nó rất hiệu quả nhé anh em.

    NGUYÊN NHÂN THỨ NHẤT: QUÁ TỰ TIN

    Tự tin là tốt, nhưng quá tự tin lại vô cùng không tốt chút nào. Nguyên nhân tự tin có thể là:

    + Chúng ta chưa biết nhiều về thị trường. Mới vào thị trường nên chưa lường hết được rủi ro.

    + Nghĩ rằng mình biết quá nhiều, không còn sợ gì nữa. Nhưng thực tế thì hiểu biết của 1 cá nhân so với thị trường chưa bao giờ là nhiều cả.

    + Chiến thắng quá nhiều (nhưng toàn ăn nhỏ), lúc tất tay chính là lúc quá tự tin vào quá khứ hào hùng của mình

    + Vẫn tin rằng bản thân hơn người. Ví dụ, theo ông Lê Hải Trà: “95% nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường phái sinh” (Nguồn: cafef). Đa số chúng ta sẽ có xu hướng nghĩ rằng mình nằm trong 5% còn lại cho đến khi thua lỗ.

    10-nguyen-nhan-that-bai-hang-dau-trong-dau-tu-chung-khoan-2.jpg
    Quá tự tin sẽ dẫn đến thất bại

    Việc quá tự tin sẽ dẫn đến chủ quan, thiếu cẩn thận trong việc phân tích. Lẽ ra chúng ta có thể nhìn thấy rủi ro từ trong doanh nghiệp hoặc các tín hiệu phân tích kỹ thuật, nhưng vì tin vào bản thân của mình có con mắt tin tường, nhìn sơ đã biết mà không thèm xem xét kỹ nữa. Kết quả cuối cùng là chính những lần chủ quan đó là những lần thất bại thảm hại nhất.


    NGUYÊN NHÂN THỨ HAI: TRÁNH NÉ THẤT BẠI

    Người ta thường không thích nhắc hoặc nghĩ đến những thất bại trong quá khứ vì mỗi khi nhớ lại thì cảm thấy đau đớn. Do đó, họ sẽ có xu hướng nghĩ đến những chiến thắng vẻ vang và tự mãn với bản thân mà quên đi thất bại và vì sao lại thất bại.

    Rốt cuộc, chúng ta không có 1 chút kinh nghiệm gì khi thất bại cả. Và dĩ nhiên, nếu lần sau, gặp trường hợp tương tự như vậy, chúng ta lại vấp phải thất bại do chẳng rút được tí kinh nghiệm nào.

    NGUYÊN NHÂN THỨ BA: QUÁ CẨN THẬN VÀ ĐA NGHI

    Ngược với nguyên nhân thứ nhất, nguyên nhân thứ ba lại xảy ra với những người hay sợ sệt và đa nghi quá độ. Họ nhìn đâu cũng thấy rủi ro, nhìn đâu cũng là thất bại. Do đó, khi cơ hội đến họ hết sức đắn đo, khi họ quyết định xong rồi, chắc chắn 100% rồi thì cơ hội đã vụt mất.

    Đa nghi nhiều như vậy, nhưng thông thường mỗi khi quyết định đều là vào những lệnh sai. Cứ mua là giá quay đầu đi xuống, bán thì lại đi lên. Rốt cuộc, quá cẩn thận và đa nghi vẫn đầu tư chứng khoán thua lỗ.

    NGUYÊN NHÂN THỨ TƯ: ÁM ẢNH VỚI THẤT BẠI

    Nguyên nhân này lại trái ngược với nguyên nhân thứ 2 tức là họ luôn nghĩ về thất bại. Nhưng thay vì đào sâu nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và rút kinh nghiệm thì họ lại ám ảnh và cảm giác sợ hãi. Để rồi sau này gặp tình huống tương tự, họ lại không dám vào lệnh và đánh mất rất nhiều cơ hội.

    Ví dụ: một nhà đầu tư được dạy rằng khi giá breakout đỉnh thì sẽ tăng nên mua lúc đó là tốt. Nhưng anh ta bị dính bulltrap. Và kể từ đó, bất cứ khi nào giá tăng, anh ta đều cho là bulltrap, và cứ thế giá cứ tăng, anh ta bỏ mất rất nhiều cơ hội.

    NGUYÊN NHÂN THỨ NĂM: HIỆU ỨNG MỎ NEO

    10-nguyen-nhan-that-bai-hang-dau-trong-dau-tu-chung-khoan-3.png

    Nói cho dễ hiểu là tâm lý nhà đầu tư thường tin vào 1 điều gì đó và quyết tâm bám lấy lập luận đó kể cả khi thua lỗ. Ví dụ, trong quá khứ chúng ta mua cổ phiếu HSG chẳng hạn vì nó từng là doanh nghiệp danh tiếng, lợi nhuận doanh thu đều tăng trưởng,... và bây giờ giá đã giảm sâu, nhưng HSG không còn giữ được phong độ như xưa, nhưng trong tư duy của chúng ta, phần nào HSG vẫn là một cổ phiếu tốt. Và chúng ta lấy đó làm biện minh cũng như thuyết phục bản thân rằng HSG với một doanh nghiệp lớn như vậy thì không dễ dàng sụp đổ được đâu, rồi cũng phải lên thôi.

    Hiệu ứng mỏ neo làm cho ta không thể bỏ đi những suy nghĩ lỗi thời dẫn đến thất bại.

    Trên đây là 5 nguyên nhân khiến nhà đầu tư chứng khoán thất bại trong tư duy lẫn thực tế. Còn 5 nguyên nhân nữa, tôi sẽ chia sẻ ở phần sau nhé.

    Xem thêm:

    >> Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    10 nguyên nhân thất bại hàng đầu trong đầu tư chứng khoán - Phần 2 Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 24/12/18
    Phương pháp đầu tư cổ phiếu tăng trưởng theo nguyên tắc Zulu - Phân tích sức mạnh tài chính Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 20/8/19
    Phương pháp đầu tư cổ phiếu tăng trưởng theo nguyên tắc Zulu - phân tích một công ty tăng trưởng Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 16/8/19
    Phương pháp đầu tư cổ phiếu tăng trưởng theo nguyên tắc Zulu - Những tiêu chí là cổ phiếu tăng Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 14/8/19
    Nguyên lý 80/20 và sự thành công trong thị trường chứng khoán Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 30/12/18

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này